Bệnh nhân thiếu m.áu não và đột quỵ nhẹ có nguy cơ rất cao bị đột quỵ, đặc biệt trong vài ngày đầu sau biến cố.
Đó là thông tin được GS Geoffrey Donnan, GS thần kinh học tại ĐH Melbourne, Chủ tịch của hội nghị Thần kinh Thế giới, Cựu chủ tịch của Hội Đột quỵ thế giới đưa ra tại hội thảo vệ tinh chuyên đề “Dự phòng sớm và tích cực thứ phát đột quỵ: Vai trò thuốc kháng kết tập tiểu cầu và kháng đông” do Sanofi phối hợp với Hội Đột quỵ TP.HCM tổ chức. Đây là phiên hội thảo nằm trong khuôn khổ hội nghị đột quỵ TP.HCM 2019 diễn ra trong hai ngày 12 và 13-10.
Theo GS Geoffrey Donnan, số liệu dịch tễ học toàn cầu của đột quỵ năm 2013, trên thế giới có khoảng 10.300.000 trường hợp đột quỵ mới, trong đó 67% do đột quỵ do thiếu m.áu não. Đột quỵ là nguyên nhân t.ử v.ong chính, cao hơn t.ử v.ong tim mạch tại Việt Nam. Bệnh nhân thiếu m.áu não và đột quỵ nhẹ có nguy cơ rất cao bị đột quỵ đặc biệt trong vài ngày đầu sau biến cố.
GS Geoffrey Donnan báo cáo tại hội thảo. Ảnh: HL
Thống kê có từ 15% đến 30% bệnh nhân đột quỵ có t.iền sử thiếu m.áu não thoáng qua. Do vậy, theo GS Geoffrey A Donnan, khởi đầu điều trị sớm rất quan trọng để phòng ngừa đột quỵ tái phát. Chứng cứ cho thấy liệu pháp kháng tiểu cầu kép gồm Clopidogrel và ASA có thể có hiệu quả trong việc dự phòng thứ phát đột quỵ ở bệnh nhân thiếu m.áu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ.
TS Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ TP, thông tin thêm tại hội thảo, hiện tại, điều kiện nhân lực vật lực điều trị đột quỵ ở Việt Nam chưa đồng bộ, nhận thức dấu hiệu đột quỵ sớm ở người dân còn thấp nên việc điều trị đột quỵ cấp còn hạn chế. Theo ghi nhận ở Trung tâm đột quỵ ở BV Nhân dân 115, số người dân đến điều trị trong giờ vàng chỉ khoảng 20% , trong khi đó ở các nước tiên tiến, tỉ lệ này là 60%-70%. Do đó, phòng ngừa đột quỵ cấp rất quan trọng và bền vững, đặc biệt là những đối tượng cao huyết áp, tiểu đường, cao t.uổi, hút t.huốc l.á.
“Hầu hết bệnh nhân trước khi bị đột quỵ đều không có thói quen uống thuốc và kiểm soát phòng ngừa bệnh tốt, khi xảy ra đột quỵ thì mới cuống cuồng lên, đây là nghịch lý. Nếu làm tốt được việc phòng ngừa, gánh nặng do bệnh đột quỵ cho gia đình, xã hội và ngành y tế sẽ giảm đáng kể”, TS Thắng nhìn nhận.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua – Cảnh báo các dấu hiệu nguy hiểm
Khoảng 30% bệnh nhân đột quỵ t.iền sử có các cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua (TIA). Điều trị thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua có ý nghĩa lớn trong dự phòng đột quỵ.
Nhận diện ngay các dấu hiệu nguy hiểm của cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua
Tuy tỷ lệ mắc đột quỵ không liên quan đến số lượng hoặc thời gian của các cơn TIA nhưng tỷ lệ sẽ cao hơn ở bệnh nhân thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua kèm theo tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Điều trị các cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua có ý nghĩa lớn trong việc dự phòng đột quỵ.
Cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua (TIA) là gì?
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua (TIA) là một dạng thiếu hụt m.áu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Tình trạng này còn được gọi là đột quỵ nhẹ, xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng m.áu cần thiết.
Cả đột quỵ và TIA đều thuộc chuỗi các biến cố nghiêm trọng liên quan đến thiếu m.áu cục bộ ở não. Cả hai đều là chỉ điểm quan trọng của tình trạng thiếu hụt lưu lượng dòng m.áu não và tăng nguy cơ tàn phế và t.ử v.ong. Tuy vậy, TIA cung cấp cơ hội để điều trị vốn có thể ngăn chặn được tổn thương tàn phế vĩnh viễn.
Hình ảnh đột quỵ và cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua
Biểu hiện của cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua
Triệu chứng lâm sàng của TIA có thể thay đổi ở các bệnh nhân. Tình trạng này thường khởi phát đột ngột, không báo trước và lại hồi phục rất nhanh chỉ trong vòng vài phút nên đôi khi chính bệnh nhân cũng không biết rằng mình vừa có cơn TIA. TIA thường được phân làm 2 loại với các biểu hiện khác nhau bao gồm:
1. TIA thuộc khu vực tưới m.áu của động mạch cảnh
Các triệu chứng hay gặp gồm:
Yếu và nặng tay chân, mặt bên đối diện có thể phối hợp hoặc riêng rẽ
Rối loạn cảm giác
Giảm vận động, nói khó, mất thị lực của bên đối diện với bên giảm vận động
Tăng phản xạ gân xương hoặc phản xạ duỗi bàn chân.
2. TIA thuộc khu vực động mạch đốt sống – thân nền
Các triệu chứng hay gặp gồm:
Chóng mặt, loạng choạng, nhìn đôi, khó nuốt
Dị cảm quanh miệng
Yếu và có rối loạn cảm giác ở 1 bên, 2 bên hoặc xen kẽ 2 bên
Các cơn yếu 2 chân đột ngột mà không đau đầu hoặc không mất ý thức có thể xảy ra liên quan với cử động của đầu.
Trong đó TIA thuộc khu vực tưới m.áu của động mạch cảnh có tỷ lệ tiến triển thành cơn đột quỵ cao hơn so với TIA thuộc khu vực đốt sống – thân nền.
Hình ảnh: Mảng xơ vữa ở động mạch cảnh rất dễ gây nên các cơn TIA
Nguyên nhân dẫn tới cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những cơn thiếu m.áu não thoáng qua, tỷ lệ tăng lên ở người cao t.uổi. Hầu hết các trường hợp vào viện vì cơn thiếu m.áu não thoáng qua đều do cục m.áu đông. Cục m.áu đông có thể là kết quả của xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim…
Cục m.áu đông có thể làm tắc nghẽn dòng m.áu tới một phần não bộ. Tế bào não bị ảnh hưởng chỉ trong vòng vài giây cũng gây ra các triệu chứng ở các phần của cơ thể được kiểm soát bởi các tế bào não này.
Sau khi cục m.áu tan ra các triệu chứng sẽ biến mất. Đôi khi, cơn thiếu m.áu não thoáng qua là do tụt huyết áp mạnh làm giảm lưu lượng m.áu lên não.
Có nhiều yếu tố tác động đến cơn thiếu m.áu não thoáng qua như: Chủng tộc, t.uổi, di truyền. Những người có nguy cơ bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua là: Người có cha mẹ bị bệnh tim mạch; người trên 55 t.uổi; nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới; người bị béo phì; người mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, suy tim, đái tháo đường, cholesterol trong m.áu cao, hút t.huốc l.á, sử dụng m.a t.úy…
Người cao t.uổi nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm
Không chủ quan và bỏ qua cơn thiếu m.áu não cục bộ
Thiếu m.áu não cục bộ thường kéo dài chỉ một vài phút nhưng có thể kéo dài trong vài giờ. Chúng thường biến mất một cách nhanh chóng và không may thường bị bỏ qua.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10-15% bệnh nhân có TIA sẽ có đột quỵ trong vòng 3 tháng, và một nửa nhóm đột quỵ này xảy ra trong 48 giờ sau TIA. Do vậy TIA là một dấu hiệu cảnh báo nhồi m.áu thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa và nên được điều trị như là đột quỵ. Những người bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua 1 lần có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần so với những người chưa bị lần nào.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao đặc biệt các bệnh nhân đã có những dấu hiệu của bệnh tai biến với những cơn thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của bản thân.
Để điều trị thiếu m.áu não cục bộ thoáng qua, dự phòng đột quỵ, người bệnh nên dùng thuốc Đông Y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch bí truyền, sản xuất theo dây chuyền hiện đại chuẩn GMP-WHO, đảm bảo độ an toàn, không nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi di chứng sau tai biến.
Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN