Xuất hiện tình trạng rối loạn tiết niệu như bí tiểu, tiểu nhiều lần, nhiều nam giới chủ quan. Khi các triệu chứng rầm rộ hơn, bệnh nhân đi khám tiết niệu lại được chuyển sang bệnh viện ung bướu.
Ths.BS CKII Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng khoa Nội 3, Bệnh viện K cho biết, thực tế điều trị tại bệnh viện cho thấy, hầu hết bệnh nhân ung thư t.iền liệt tuyến đến viện khi đã ở giai đoạn tiến triển hoặc đã di căn.
Theo BS Giang, đặc thù bệnh biểu hiện triệu chứng gián tiếp ở hệ tiết niệu. Hầu hết bệnh nhân sau một thời gian chịu đựng các triệu chứng ở hệ tiết niệu rồi mới đi khám. Sau đó, được chuyển sang bệnh viện chuyên về ung bướu khiến họ rất bất ngờ, bởi vốn dĩ chỉ nghĩ đến viêm tiết niệu thông thường.
Ứng dụng chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán ung thư t.iền liệt tuyến tại Bệnh viện K.
Bệnh ung thư t.iền liệt tuyến triển trong nhiều năm, nhưng cái khó là ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng lâm sàng, hoặc biểu hiện là những rối loạn tiết niệu ở nam giới và hầu hết mọi người chủ quan với các dấu hiệu này.
“Mọi người phải hết sức chú ý khi xuất hiện các rối loạn tiết niệu như bí tiểu, tiểu khó, rát, nhiều lần; x.uất t.inh ra m.áu, x.uất t.inh bất thường. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư t.iền liệt tuyến, nên đi khám sớm. Trong trường hợp không phải ung thư, bệnh nhân cũng được điều trị các bệnh tiết niệu gây ra triệu chứng đó để có chất lượng cuộc sống tốt hơn”, BS Giang khuyến cáo.
BS Giang thông tin thêm, với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nghi ngờ khi đi khám, ngoài khám lâm sàng, phương pháp kinh điển không đắt t.iền là thăm trực tràng, siêu âm nội trực tràng, sinh thiết tuyến t.iền liệt cần phải thực hiện để chẩn đoán bệnh.
Ung thư t.iền liệt tuyến có rất nhiều phương pháp điều trị, từ điều trị nội tiết, phẫu thuật cắt t.inh h.oàn, xạ trị… Càng phát hiện sớm, tiên lượng điều trị càng tốt. Tại Bệnh viện K nhiều phương pháp điều trị hiện đại được áp dụng, hầu hết bệnh nhân ung thư t.iền liệt tuyến sống thêm 5 năm, có nhiều người kéo dài cuộc sống tới 10-20 năm, được coi là khỏi hẳn, với chất lượng cuộc sống tốt.
Bác sĩ Chợ Rẫy chi viện Kiên Giang chống dịch
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức đưa 11 y bác sĩ đến hỗ trợ Kiên Giang chống dịch, tư vấn thiết lập đơn vị điều trị Covid-19.
Đoàn công tác ngày 23/9 đã khảo sát tại Trung tâm Thu dung, điều trị Covid-19 cũng như tư vấn về vấn đề phân luồng, thu dung và điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trung tâm này thiết lập trên cơ sở Bệnh viện Ung bướu và cơ sở cũ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, quy mô 1.800 giường bệnh, hoạt động từ hôm 12/9.
Sáng nay, đoàn họp cùng lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, thảo luận các phương án phòng chống dịch.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (áo sơ mi trắng, ở giữa) khảo sát tại Trung tâm Thu dung, điều trị Covid-19 Kiên Giang, chiều 23/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Thức cho biết từ cuối tuần trước, Chợ Rẫy đã điều động 5 y bác sĩ đến hỗ trợ chuyên môn về hồi sức cấp cứu F0 nặng và nguy kịch, theo đề nghị của Kiên Giang trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp ở tỉnh. Nhóm 5 người chi viện gồm bác sĩ Phạm Minh Huy (Khoa Hồi sức Cấp cứu), bác sĩ Nguyễn Văn Thuận (Khoa Bệnh Nhiệt đới), bác sĩ Nguyễn Xuân Nhật Duy (Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn), điều dưỡng Đồng Nguyễn Phương Uyển, điều dưỡng Lê Thị Hồng Thắm (Khoa Hồi sức cấp cứu).
Từ khi Covid-19 bùng phát, các y bác sĩ Chợ Rẫy thường xuyên chi viện cho những điểm nóng như Bắc Giang, Hải Dương, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Ninh… Đây là lần thứ ba Chợ Rẫy chi viện Kiên Giang chống dịch.
Tính đến ngày 23/9, Kiên Giang phát hiện 4.874 ca nhiễm. Hôm qua, Kiên Giang là một trong ba tỉnh ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày hôm trước (tăng 26 ca), bên cạnh Tây Ninh (tăng 38 ca) và Đăk Lăk (tăng 25 ca).
Ổ dịch tại Phú Quốc của Kiên Giang phát hiện ngày 21/9 khi vừa nới giãn cách, đến nay ghi nhận 73 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc ở thành phố lên 78 ca. Chùm lây nhiễm cộng đồng tại đây xuất phát từ 2 hai vợ chồng, trong đó người chồng là nhân công bốc vác tại cảng Vịnh Đầm, vợ bán bún riêu ở chợ An Thới. Địa phương đang triển khai tổng lực công tác dập dịch để truy vết hết F0 và F1.