Cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp giờ thứ 3

Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim cấp giờ thứ 3, đã nhanh chóng được kíp can thiệp liên khoa “giải cứu kịp thời”.

Vừa qua, kíp can thiệp tim Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tiến hành can thiệp tim mạch kịp thời cứu sống bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp giờ thứ 3.

Bệnh nhân N.Đ.C trú tại Cự Khối – Long Biên – Hà Nội, có t.iền sử hút t.huốc l.á nhiều năm, trước khi vào viện 2 giờ xuất hiện đau tức vùng thượng vị, kèm theo buồn nôn, đau lan xương ức, mệt mỏi. Bệnh nhân được chuyển vào theo dõi tại Khoa Nội Tổng hợp.

Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân.

Sau khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện đau ngực khó thở nhiều, đau ngực kèm theo vã mồ hôi, lan xuống thượng vị và sau lưng, mệt mỏi nhiều, bệnh nhân có biểu hiện kích thích nhẹ.

Các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ, bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp giờ thứ 2. Các bác sĩ xử trí nhanh bằng phương pháp tiến hành mắc monitoring theo dõi sát điện tâm đồ; làm các xét nghiệm về bệnh lý mạch vành cấp; sử dụng phác đồ điều trị bệnh mạch vành cấp; hội chẩn khẩn cấp với Khoa Nội Tim Mạch và đơn nguyên can thiệp.

Sau khi được nhận được tin có bệnh nhân nguy kịch, nhóm can thiệp tim mạch có mặt sau đề nghị hội chẩn tại giường của Khoa Nội Tim Mạch. Bệnh nhân được xác định nhồi m.áu cơ tim cấp giờ thứ 3 có biến chứng loạn nhịp thất. Lập tức bệnh nhân được đề nghị xóa rối loạn nhịp thất, đồng thời kết hợp với Khoa Nội tổng hợp giải thích với người nhà phương án can thiệp tim mạch cấp cứu.

Sau khi nghe giải thích về bệnh lý và phương pháp điều trị người nhà bệnh nhân đồng ý làm can thiệp cấp cứu. Nhóm can thiệp xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện đồng thời khởi động quy trình can thiệp cấp cứu. Sau khi phát động cấp cứu, đúng 10 phút sau đơn vị can thiệp đã sẵn sàng đón bệnh nhân.

Sau 20 phút bệnh nhân được chuyển từ Khoa Nội tổng hợp xuống đơn vị can thiệp. Kíp can thiệp tim mạch do bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng Khoa Nội tim mạch cùng các kĩ thuật viên, tiến hành các thủ tục cần thiết nhanh gọn, bắt đầu chụp và can thiệp mạch vành. Kết quả chụp động mạch vành qua da: Tắc cụt hoàn toàn động mạch liên thất trước bắt đầu từ đoạn I. Kíp can thiệp cùng chuyên gia giải thích nguyên nhân, nguy cơ khi can thiệp và gia đình đồng ý đặt stent động mạch vành.

Qua 45 phút kíp can thiệp đã tiến hành hút huyết khối động mạch vành, nong bóng vùng hẹp, can thiệp 1 stent phủ thuốc. Kết quả can thiệp tốt, bệnh nhân hết đau ngực, không rối loạn nhịp, huyết động ổn định.

Sau ca can thiệp, bệnh nhân N.Đ.C được chuyển về Khoa Hồi sức chống độc để tiếp tục được theo dõi sát, nhịp tim, tình trạng đau ngực, biến đổi điện tâm đồ, men tim. Đồng thời nhóm can thiệp tim mạch thường xuyên theo dõi nới băng ép, điều chỉnh thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng cho biết: “Đây là ca đầu tiên can thiệp cấp cứu được kết nối bởi nhiều khoa phòng và đã thành công. Các tua trực đã kịp thời xử trí cấp cứu nhanh, kịp thời cứu sống bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch”.

Bệnh nhân sau 24 giờ can thiệp ổn định sẽ chuyển sang Khoa Nội Tim Mạch theo dõi, điều chỉnh thuốc, đ.ánh giá lại các thông số về chức năng tim. Dự kiến bệnh nhân sẽ được ra viện sau 72 giờ nếu không có biến cố bất thường.

Minh Khuê

Theo laodongthudo

Người bệnh tim mạch thận trọng khi dùng cafein

Cái tên cafein tôi nghe hàng ngày rất quen thuộc phải không các bạn. Tôi có mặt trong cà phê, trà, ca cao… hoặc là được các nhà khoa học tổng hợp.

Tác dụng rõ nhất của cafein tôi là trên thần kinh trung ương (ưu tiên trên vỏ não) nên làm giảm mệt mỏi, buồn ngủ, tăng hưng phấn, tăng nhận cảm các giác quan… giúp các bạn tăng năng suất làm việc và làm việc minh mẫn hơn. Cho nên chúng ta thích uống trà, cà phê trong những lúc buồn ngủ hay vào mỗi buổi sáng là như vậy, để lấy thêm năng lượng cho một ngày làm việc mới hiệu quả…

Trên tim mạch và hô hấp, cafein tôi làm tim đ.ập nhanh, mạnh làm tăng lưu lượng tim và lưu lượng mạch vành; kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch phổi (tác dụng này sẽ rất rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế). Bởi vậy, không chỉ được dùng để kích thích thần kinh trung ương khi mệt mỏi, suy nhược, cafein tôi còn dùng trong suy hô hấp, tuần hoàn… và là thành phần trong các loại thuốc giảm đau, kích thích… thuốc trị cảm, đau nhức, giúp tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, aspirin hoặc làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin trị dị ứng.

Tuy nhiên, khi dùng cafein các bạn cần lưu ý: Những người mẫn cảm với thuốc, người có bệnh tim mạch như suy mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu… hãy tránh xa cafein tôi và những thức ăn, đồ uống có sự có mặt của cafein tôi trong đó.

Vì những người bệnh này, nếu vô tình hay cố ý dùng sẽ gây nguy hiểm cho mình đó. Ngoài ra, do có tác dụng lợi tiểu, nếu bạn uống vào ban đêm, ngoài khó ngủ do bị kích thích bạn lại phải thức giấc đi tiểu đêm (vì vậy, không uống vào buổi chiều hoặc tối); cafein tôi cũng kích thích tăng tiết acid dạ dày (nên tránh uống vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người đã sẵn có vấn đề ở dạ dày)… Và, trên thực tế rất nhiều người đã nghiện tôi (về mặt tâm lý), nhưng nếu vắng tôi họ cũng sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi…

Bảo Lâm

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *