Cắt bỏ khối u trên má cho cụ ông 91 t.uổi

Với một bệnh nhân bị u xùi loét má trái, mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim, việc phẫu thuật loại bỏ khối u cho bệnh nhân là một thách thức không hề nhỏ.

Tuy nhiên, các bác sĩ Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp đã chinh phục được ca bệnh này và tạo hình thành công má cho bệnh nhân.

Ngày 4-9, cụ ông 91 t.uổi Lại Xuân V, quê tại thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhập viện trong tình trạng khối u lớn chiếm gần toàn bộ má trái. Theo chia sẻ của gia đình, khối u đã có nhiều năm nay. Vì chủ quan cho rằng sẽ không ảnh hưởng tới sinh hoạt nên cụ không đi khám.

Ba năm nay trở lại đây, khối u phát triển nhanh gây đau và ngứa, đặc biệt là che khuất tầm nhìn mắt trái nên gia đình đưa cụ tới Bệnh viện tỉnh Hà Nam khám và làm sinh thiết. Tuy nhiên, vì huyết áp tăng vọt, gia đình lại đưa cụ về và không điều trị tại bệnh viện mà về nhà uống t.huốc l.á và đắp thuốc đông y. Khối u ngày càng phát triển mạnh l.ở l.oét, xù xì rất mất thẩm mỹ, gây đau, ngứa, che khuất tầm nhìn mắt trái. Cụ V không chịu được nữa thì gia đình mới đưa đến Bệnh viện K khám và điều trị.

Sau khi thăm khám cho cụ V và hội chẩn giữa các bác sĩ khoa Ngoại và Gây mê hồi sức, các bác sĩ cho rằng việc cắt bỏ khối u má trái là cần thiết. Tuy nhiên vì cụ V t.uổi đã cao, có bệnh sử cao huyết áp, tim ngoại tâm thu nhĩ, thất dày, các van tim lão hóa nên cần điều trị ổn định huyết áp và tim mạch trước rồi mới có thể tiến hành phẫu thuật.

Sau một tuần điều trị tích cực, huyết áp, tim mạch ổn định, tháng 9 vừa qua, ê-kíp phẫu thuật gồm chuyên gia Bệnh viện K cùng ê-kíp bộ phận phẫu thuật Gây mê hồi sức Tam Hiệp đã tiến hành cắt rộng u tạo hình vạt da thái dương có cuống mạch cho bệnh nhân V. Sau hai giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công loại bỏ hoàn toàn khối u, bệnh nhân ổn định và bảo đảm về mặt thẩm mỹ hơn cho người bệnh.

LÂM TRẦN

Theo Nhân dân

Ngỡ là mụn nhỏ trên mặt, cô gái bàng hoàng khi biết rằng đó là biểu hiện ung thư da

Kết quả sinh thiết cho thấy, nốt mụn đó thực chất là bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy – một loại ung thư da thường xuất hiện dưới dạng u nửa trong suốt trên da.

“Chẳng có ai để ý đến một thứ như vậy. Nó nhỏ lắm. Màu trong như ngọc trai. Tôi đã xem lại những bức ảnh cũ. Hóa ra, vết đó đã có trên mặt tôi 3 năm rồi. Nhưng tôi thực sự không bận tâm đến nó cho tới mãi 1 năm trước”, Gibson Miller, 24 t.uổi, là giáo viên tại New York (Mỹ) chia sẻ với tờ Today. Cô phát hiện một nốt bên dưới mắt trái nhưng chỉ cho rằng đó là mụn nhỏ mà thôi. 1 năm trước, Miller nhận ra, nó không hề mất đi nên quyết định lên lịch hẹn khám với bác sĩ. Kết quả sinh thiết cho thấy, nốt mụn đó thực chất là bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy – một loại ung thư da thường xuất hiện dưới dạng u nửa trong suốt trên da.

Ảnh Gibson Mille.

Sau đó, Miller đã trải qua phẫu thuật Mohs. Đây là loại phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ tổ chức u biểu mô tế bào đáy rồi khâu da lại.

“Tôi thấy hoang mang vô cùng”, Miller nhớ lại lúc nhận chẩn đoán bệnh ung thư. “Tôi không biết chút gì về căn bệnh này. Tôi cũng chẳng biết ai bị ung thư biểu mô tế bào đáy”.

Hiện, cô giáo trẻ đã được tuyên bố khỏi bệnh ung thư và đang lên kế hoạch trò chuyện với mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh mặt trời. “Khẩu hiệu mới của tôi: Kem chống nắng thật gợi cảm. Mọi người cần thoa kem chống nắng bất kể bạn có làm gì ngoài trời”, Miller chia sẻ.

Ung thư da trông chỉ như một nốt mụn nhỏ phổ biến tới mức nào?

Các chuyên gia da liễu khẳng định, điều này xảy ra khá thường xuyên. Gary Goldenberg, bác sĩ, phó giáo sư lâm sàng về da tại Trường Y Icahn, Bệnh viện Mount Sinai, giải thích: “Ung thư da đôi khi có thể giống một nốt mụn hoặc nhọt bởi dấu hiệu đầu tiên của ung thư da có thể là một cục u màu đỏ không biến mất”.

Nhìn chung, ung thư biểu mô tế bào đáy (như trường hợp Miller) và ung thư biểu mô tế bào vẩy (squamous cell carcinoma) – một dạng ung thư da khác – có thể trông chẳng khác nào một mụn trên da đối với phần lớn mọi người.

Ảnh Gibson Mille

Làm thế nào để biết bạn bị mụn hay bị ung thư da?

Không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng nhưng có một số dấu hiệu mà nốt mụn trên da có thể tiềm ẩn nhiều điều đáng lo ngại hơn:

– Nó c.hảy m.áu một cách tự phát

– Nó ngày càng lớn hơn

– Khi bạn nặn thì không có gì tiết ra hết

Khi nào nên đi khám?

Nói chung, nên đi kiểm tra nếu một nốt trên da không mất đi sau hơn 2 tuần. Và nếu bạn cảm thấy lo lắng thì khám sớm sẽ tốt hơn nhiều so với khám muộn.

Dù vậy, hãy nhớ rằng, một cục u dai dẳng trên da không lúc nào cũng đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư da. Tiến sĩ Goldenberg cho biết: “Đó có thể chỉ là một loại u nang lành tính”. Dù thế nào, bạn vẫn nên đi khám để biết chắc chắn.

Theo lời khuyên của Miller, bạn nên kiểm tra da toàn bộ cơ thể mỗi năm một lần. “Thực sự bạn cần làm như vậy”, cô nhấn mạnh.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *