Phát hiện ung thư khi mang thai ở tuần 26, chị V. không điều trị để giữ con. Sau sinh, khối ung thư phát triển rất nhanh, sùi loét khiến người mẹ đau đớn.
Ngày 28/10, các bác sĩ khoa Ngoại Vú – Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, cho hay đơn vị này vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối ung thư vú khổng lồ đường kính lên đến 20 cm cho sản phụ V.T.V. (32 t.uổi, ở thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc). Nữ bệnh nhân được xác định mắc ung thư nhưng đã từ chối điều trị để sinh con.
Khi mang thai 26 tuần, phát hiện có u ở vú nên chị V. đã đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Qua thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán chị bị Sarcome Phyllode vú bên trái. Đây là một dạng của ung thư mô liên kết biểu hiện ở vú. Khối u lúc này có kích thước 6×7 cm.
Khối u trước khi phẫu thuật. Ảnh: BSCC.
Lúc này, chị V đã từ chối điều trị để giữ an toàn cho đứa con trong bụng. Sản phụ sinh con trai đầu lòng vào tuần 36. Tuy nhiên, sau sinh, khối ung thư phát triển rất nhanh, sùi loét, xâm lấn gây ra m.áu. Chị V được tiến hành xạ trị cầm m.áu.
Quá trình điều trị triệu chứng, chị có biểu hiện sốt cao liên tục do n.hiễm t.rùng và được chỉ định phẫu thuật. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Kiên, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Trưởng khoa Ngoại Vú – Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, cho biết đây là ca phẫu thuật phức tạp, khối u vú trái kích thước 20×15 cm thâm nhiễm mỡ xung quanh, xâm lấn cơ ngực. U to khiến mạch m.áu tăng sinh nhiều, khó kiểm soát.
“Chúng tôi phải tiến hành cắt rộng u cùng toàn bộ tuyến vú, cơ ngực lớn phần xâm lấn, vét hạch nách, đồng thời, xoay vạt da bụng lên tạo hình vùng thiếu da và khuyết hổng lớn”- bác sĩ Kiên cho hay.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng hơn 2 tiếng. Sau khi cắt bỏ hoàn toàn khối u nặng tới gần 3 kg, các bác sĩ đã thực hiện che ổ khuyết, tạo hình ngực bằng vạt da bụng, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ. Hiện, bệnh nhân V. đã hồi phục sức khỏe, được tiếp tục điều trị hóa xạ đồng thời.
Theo Zing
Người mẹ ung thư vượt qua phẫu thuật, hóa trị để sinh b.é t.rai khỏe mạnh
Cô Jade Devis bị chẩn đoán mắc ung thư vú khi đang mang thai. Để tránh ung thư di căn, Devis phải hóa trị. Dù đối mặt nhiều rủi ro từ hóa trị, đ.ứa b.é vẫn sống và chào đời khỏe mạnh.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cô Devis (36 t.uổi) ở bang California (Mỹ) bị chẩn đoán mắc ung thư vú bộ ba âm tính. Kết quả sinh thiết khối u ở vú cho thấy ung thư đang phát triển ở giai đoạn 2, tức vẫn chưa di căn, theo Fox News.
Các thống kê cho thấy có từ 10 đến 20% trường hợp mắc ung thư vú là ung thư vú bộ ba âm tính không có thụ thể hoóc môn estrogen, progesterone hoặc protein HER2. Do đó, loại ung thư này sẽ khó điều trị hơn vì khối u không phản ứng với các liệu pháp hoóc môn hoặc dùng protein HER2.
Đây cũng chính là lý do khiến ung thư vú bộ ba âm tính là loại ung thư vú nghiêm trọng và có tiên lượng kém hơn các loại ung thư vú khác. Hơn nữa, nguy cơ di căn và tái phát của ung thư vú bộ ba âm tính cũng cao hơn, các chuyên gia cho biết.
Sau khi nghe chẩn đoán, Devis và gia đình đã vô cùng lo lắng. Người mẹ không những lo cho mình mà còn lo cho đứa con trai đang mang trong bụng.
Trong phác đồ điều trị ung thư, cô Devis sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và thực hiện một số đợt hóa trị. Cả hai cách điều trị ung thư này đều đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
Tuy nhiên, cô Devis vẫn muốn giữ lại đứa con. “Có điều gì đó dâng lên trong tôi. Tôi muốn giữ lại đứa con của mình”, cô Devis kể lại.
Các bác sĩ đã nỗ lực để giúp Devis. Người trực tiếp điều trị cho cô là bác sĩ Gayathri Nagaraj, chuyên gia ung thư vú tại Trung tâm Ung thư Đại học Loma Linda (Mỹ). Ngoài ra, cô còn nhận được sự chăm sóc từ các dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, y tá, bác sĩ sản khoa và các nhân viên hoạt động xã hội.
Vào tháng 7.2019, Devis chuyển dạ và sinh con. Đó là một cậu bé khỏe mạnh. Cô vẫn tiếp tục hóa trị và đợt cuối cùng sẽ diễn ra vào tháng 11.2019.
Theo Thanh niên