Cắt lể nặn m.áu độc, người đàn ông nhiễm khuẩn huyết nguy kịch

Trước khi nhập viện một tuần, vùng cổ bệnh nhân đau nhức nhiều, gia đình nghĩ bị trúng gió nên đưa đi cắt lể để nặn m.áu độc ra ngoài.

Ngày 30-10, thông tin từ Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết BV vừa cứu chữa kịp thời ca bệnh bị nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng sau khi cắt lể theo phương pháp dân gian.

Bệnh nhân là anh Nguyễn Công H. (49 t.uổi, ngụ TP.HCM) được người nhà đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng sốt cao, vùng cổ và lưng cứng đơ, đau nhức dữ dội.

Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện vùng sau cổ anh H. có khối áp xe lớn, xét nghiệm cho thấy bị nhiễm khuẩn m.áu nặng. Người nhà cho biết anh H. bị thoái hóa đốt sống cổ hai năm nay, điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Trước khi nhập viện một tuần, vùng cổ anh H. đột ngột đau nhức nhiều hơn, gia đình nghĩ bị trúng gió nên đưa anh đi cắt lể nặn m.áu độc ra ngoài.

Sau khi cắt lể, tình trạng của anh trở nên nặng hơn, cổ ngày càng sưng to, đau nhức không thể cử động.

Người bệnh được bác sĩ thăm khám. Ảnh: BVCC

Kết quả cấy m.áu tìm thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus (còn gọi là tụ cầu vàng) đề kháng các kháng sinh thông thường. Đây là loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hay cắt lể. Loại vi khuẩn này thường gây nhiễm khuẩn da, niêm mạc và nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phù hợp. Sau một tuần nằm viện, vùng áp xe sau cổ hiện đã hết sưng và sức khỏe phục hồi tốt.

Bác sĩ Lê Thanh Nhàn, khoa Nội tổng hợp BV, cho biết cắt lể, giác hơi hay giác lể để điều trị mỗi khi đau nhức toàn thân hoặc một vài vị trí trên cơ thể là thói quen dân gian rất dễ dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu. Phần nhiều ca nhiễm khuẩn là do công cụ cắt lể không vô khuẩn hoặc tiệt trùng không bảo đảm. Lúc đó vi khuẩn sẽ trực tiếp đi vào m.áu, gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết từ nhẹ đến nặng, rồi tạo thành sốc nhiễm khuẩn. Nếu không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời sẽ sốt cao, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, sốc n.hiễm t.rùng, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

Hình ảnh chụp MRI cho thấy người bệnh bị áp xe đốt sống cổ. Ảnh: BVCC

Ở một số nơi, người dân vẫn còn áp dụng phương pháp cắt lể (véo lên chỗ da cần lể rồi dùng dao hoặc kim, mảnh thủy tinh rạch một vết nhỏ, sau đó nặn m.áu mủ ra) hoặc đắp thuốc dân gian để chữa bệnh. Cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan, HIV. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tai biến như nhiễm khuẩn do tụ cầu, uốn ván, xuất huyết…

Bác sĩ Nhàn khuyến cáo khi bệnh kéo dài và có biểu hiện nhiễm khuẩn như sưng, nóng đỏ, đau trên cơ thể tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị chứ không nên đi cắt lể vì khi vi khuẩn đã xâm nhập vào m.áu thì sẽ rất khó chữa trị.

Theo PLO

Cứ nghĩ sinh xong khỏe re nên không kiêng cữ, “Chị Kính Hồng” bị nôn thốc tháo và đây là những bài học cho các mẹ sau sinh

3 ngày sau khi sinh mổ, “chị Kính Hồng” cảm thấy cơ thể phục hồi nhanh, đi lại tự chủ nên nghĩ không cần kiêng cữ gì.

“Chị Kính Hồng” Nguyễn Thị Hằng là chị gái xinh đẹp được nhiều người biết đến của ca sĩ Hòa Minzy. Nguyễn Thị Hằng sinh năm 1992, từng là gương mặt quen thuộc của khán giả truyền hình trong chương trình “Chúc bé ngủ ngon” phát sóng vào các buổi tối.

Bà mẹ một con này sinh bé đầu lòng hồi đầu năm 2019. Là một bà mẹ “giỏi việc công, đảm việc tư”, những kinh nghiệm làm mẹ được chị chia sẻ trong các buổi talkshow về mẹ bé, những bài viết chăm con trên trang cá nhân đều được chú ý và tin tưởng.

Chị Kính Hồng đón con trai đầu lòng vào tháng 1 vừa qua.

Sau quá trình ở cữ, chăm con của bản thân, chị đã rút ra được kha khá bài học đắt giá.

Bà mẹ trẻ chia sẻ mình từng stress vì ở cữ. Chị sinh bé Bean vào tháng 1 vừa qua, đúng những ngày lạnh kỉ lục của mùa đông. Dù sinh mổ nhưng chị hồi phục nhanh và chỉ sau 3 ngày đã chủ động được việc đi lại, sinh hoạt nên có phần chủ quan. Lúc đầu nghĩ rằng các mẹ kiêng cữ kĩ quá như mặc đồ quá kín là không cần thiết nên chị đã bị trúng gió, đau bụng, nôn thốc nôn tháo.

Sau lần này, bà mẹ trẻ rút ra kinh nghiệm, kiêng cữ sau sinh là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi người nên linh hoạt, tự điều chỉnh cách cho phù hợp với bản thân, điều kiện chăm sóc của mỗi gia đình.

Hình ảnh hạnh phúc của nữ MC “Chúc bé ngủ ngon”.

Theo chị Kính Hồng, phụ nữ sau sinh dù có khỏe mạnh đến đâu thì cũng sẽ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương cả về tâm lý và sinh lý nên cần chế độ chăm sóc đặc biệt.

Dưới đây là những lưu ý của chị Kính Hồng dành cho những bà mẹ đang ở cữ:

– Mặc dù bác sĩ bảo không cần kiêng tanh, kiêng chua, kiêng gà vịt nhưng các mẹ nên tránh đồ ăn chế biến từ các nguyên liệu kể trên.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm các loại hạt, ăn trái cây, uống vitamin tổng hợp (canxi, sắt, DHA…).

– Phòng của mẹ và bé cần kín đáo, ấm áp tuy nhiên không cần thiết phải nằm than, kiêng tắm gội như quan niệm xưa.

– Không ăn các đồ chế biến công nghiệp, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, thực phẩm muối chua, hạn chế uống nước có ga. Không ăn móng giò sau sinh, hạn chế đồ dầu mỡ.

– Với mẹ sinh mổ, sau 2 tháng sau sinh mới nên sinh hoạt vợ chồng.

Chị Kính Hồng giảm cân bằng cách không ăn móng giò sau sinh, hạn chế đồ dầu mỡ.

Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Viện Sức khỏe sinh sản RAFH), sau sinh, mẹ không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh như đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống… nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Tuy nhiên, bác sĩ Kim Dung cũng nhắc nhở bà mẹ sau sinh tránh uống rượu và thức uống có cồn, caffeine. Các loại thuốc uống cũng không được sử dụng bừa bãi.

Thêm vào đó, sản phụ sau sinh cũng cần tránh quan hệ t.ình d.ục sớm. Theo bác sĩ Kim Dung, phụ nữ nên đợi khoảng 4 – 6 tuần mới quan hệ t.ình d.ục trở lại.

Một vấn đề nữa liên quan đến thời gian ở cữ đó là mẹ cần giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi, tránh rơi vào căng thẳng, mệt mỏi.

Ảnh: FBNV

Minh Nguyệt

Theo congly

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *