Cậu bé 13 t.uổi có dấu hiệu sưng, đau các khớp ngón chân. Tưởng chỉ là những cơn đau nhức bình thường, nhưng kết quả kiểm tra lại khiến cha mẹ giật mình vì được xác định là mắc bệnh gout, nguyên nhân đến từ thức uống mà đ.ứa t.rẻ nào cũng rất ưa thích.
Nhiều người có suy nghĩ rằng, bệnh gout là bệnh của những người cao t.uổi, nó không liên quan gì đến giới trẻ. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Bệnh gout cũng giống như các bệnh mãn tính khác, nhóm chính bị bệnh là đối tượng trung niên và người cao t.uổi chứ không loại trừ chỉ riêng người trẻ t.uổi. Mới đây, câu chuyện cậu bé người Trung Quốc chỉ mới 13 t.uổi đã mắc bệnh gout là một lời cảnh báo sớm dành cho các bậc phụ huynh.
Tiểu Thiên năm nay 13 t.uổi. Vài ngày trước, các khớp ngón chân của bàn chân phải Tiểu Thiên đột nhiên đau âm ỉ, rất khó chịu. Vì thường xuyên chơi thể thao, nên Tiểu Thiên nghĩ mình vô tình bị bong gân thôi. Gia đình cậu cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này.
Ba ngày sau, tình hình càng trở nên tệ hơn khi cơn đau nhức kéo dài, các khớp chân sưng tấy, da căng, đỏ lên. Gia đình thấy vậy mới vội vàng đưa Tiểu Thiên đi bệnh viện kiểm tra.
Tại khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô, các bác sĩ đã xét nghiệm m.áu và thấy axit uric trong m.áu tăng cao đến 754 mol/L, gần gấp đôi so với người bình thường. Siêu âm khớp ngón chân có thể thấy khớp của bàn chân phải có sự hình thành của tinh thể, chẩn đoán là mắc bệnh gout.
Axit uric trong m.áu cao như vậy mà không được điều trị khiến bệnh gout càng ngày càng nặng hơn, mức độ đau cũng tăng lên dần. Hơn thế nữa, nó còn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn như hình thành các nốt gout to cứng, chức năng thận suy giảm…
Sau khi kiểm tra kỹ khả năng phơi nhiễm chì, t.iền sử di truyền và các bệnh khác, bác sĩ nhận thấy Tiểu Thiên đặc biệt thích uống đồ uống có ga, rất ít uống nước lọc. Và đây chính là “thủ phạm” gây nên bệnh gout.
Sau khi được chữa trị bằng thuốc, các chế phẩm của bệnh viện, triệu chứng của Tiểu Thiên đã thuyên giảm sau 5 ngày. Tiếp tục thời gian sau, Tiểu Thiên sẽ được điều trị để giảm axit uric trong m.áu, kiểm soát axit uric hợp lý trong mức cho phép.
Bác sĩ cũng lưu ý về việc tiêu thụ đồ uống có ga quá nhiều và chế độ ăn uống không hợp lý ở trẻ. Chủ nhiệm Lục, khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô cho biết: “Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gout tăng lên hằng năm. Điều này có liên quan đến cuộc sống được nâng cao nhưng chế độ ăn uống lại không điều độ, hợp lý”.
Chủ nhiệm Lục, khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô.
Thực phẩm ngày càng phong phú, ngon miệng hơn, thường chứa nhiều chất purin. Một lượng lớn purin chuyển hóa, phân chia thành axit uric. Axit uric trong m.áu có thể bão hòa, tạo thành các tinh thể urate, lắng đọng trong khớp, thận và các cơ quan khác, gây ra bệnh gout, đau khớp, các bệnh về thận,…
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là rất nhiều người hiểu lầm, họ sẽ không bị mắc bệnh gout nếu không uống rượu, không ăn nhiều các sản phẩm như thịt, hải sản. Giám đốc Lục cũng cho hay: “Bây giờ rất nhiều t.rẻ e.m thích các loại nước ngọt, đặc biệt như nước có ga. Những đ.ứa t.rẻ đó hay cha mẹ chúng lại không biết rằng uống quá nhiều có thể gây ra bệnh gout”.
Trong các loại đồ uống đó, lượng đường rất cao, lại có ga có thể gây tăng axit uric trong m.áu và dẫn đến các cơn đau gout, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ở thanh thiếu niên.
Mỗi người, đặc biệt là giới trẻ cần phải có những thói quen tốt trong ăn uống, hoạt động để đề phòng bệnh gout:
– Chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế ăn đồ ăn nhiều calo, hải sản, cơ quan nội tạng động vật; ít uống bia rượu và đồ ngọt, đồ uống có ga.
– Uống nhiều nước lọc: nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày, giúp tăng lượng nước tiểu, bài tiết axit uric tốt hơn.
– Tích cực tập thể dục thể thao: giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể, giảm tích tụ chất béo.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
Không muốn đau đớn ‘hơn cả c.hết’ vì gout thì tránh cho xa những món này
Theo thống kê có 95% nam giới t.uổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới t.uổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 20 năm tốc độ gia tăng của bệnh cũng khá đáng báo động từ 1,5% các bệnh viêm khớp do gút (1978-1989), đến 6,1% (1991-1995) và 10,6% (1996-2000).
Theo khảo sát của Viện Gút từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 trên cả nước có hơn 22.000 người mắc bệnh gút trong đó số bệnh nhân gút tại TP HCM là lớn nhất lên tới 8.246 người chiếm hơn 1/3 bệnh nhân gút trên cả nước.
Tỷ lệ người bị bệnh gút đang ngày càng gia tăng do chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống không hợp lý. Dưới đây là những loại thực phẩm người mắc bệnh gút nên tránh xa.
Bia vừa là nguyên nhân gây bệnh gút cũng vừa là tác nhân làm bệnh trầm trọng thêm. Bởi bia là đồ uống chứa hàm lượng purin cao nhất, khi vào cơ thể sẽ gây tăng axit uric nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là những loại thực phẩm người mắc bệnh gút nên tránh xa:
Hải sản
Hải sản là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: canxi, sắt, kẽm, omega 3… Đây cũng là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là “kẻ thù” của người bị gout. Người bệnh cần hạn chế ăn những loại như: cá ngừ, cá mòi, sò, cá chích… vì đây là nhóm thực phẩm chứa lượng purin cao, sẽ gây tăng axit uric trong m.áu và gia tăng triệu chứng bệnh gout.
Ngoài ra, người bệnh cũng không cần kiêng tuyệt đối hải sản trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bệnh có thể ăn các loại chứa ít purin như: tôm, cua, cá sông… để đảm bảo lượng đạm hấp thu vào cơ thể ở mức 1g/1kg cân nặng mỗi ngày.
Thịt đỏ
Thịt đỏ cũng là một trong những thực phẩm “cấm kỵ” đối với người bệnh gút. Các loại thịt đỏ có thể kể đến như: thịt chó, thịt bê, thịt ngựa, thịt bò, thịt trâu… chứa hàm lượng purin cao, khiến các cơn đau gút có thể khởi phát bất cứ lúc nào, gây nhiều đau đớn cho người bệnh.
Nội tạng động vật như: lòng, mề, phổi, lá lách, tim, gan… được người dân Việt Nam chế biến thành nhiều món độc đáo, ngon miệng. Tuy nhiên, đây là lại nhóm thực phẩm chứa nhiều purin nhất, khiến lượng axit uric trong m.áu tăng cao và xuất hiện những cơn đau gout ngay sau bữa ăn.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật như: lòng, mề, phổi, lá lách, tim, gan… được người dân Việt Nam chế biến thành nhiều món độc đáo, ngon miệng. Tuy nhiên, đây là lại nhóm thực phẩm chứa nhiều purin nhất, khiến lượng axit uric trong m.áu tăng cao và xuất hiện những cơn đau gout ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế ăn các chế phẩm từ nội tạng như: pate, xúc xích, lạp xưởng…
Gà tây
Thịt gà tây và thịt ngỗng là những loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại thực phẩm khác, do đó tốt nhất người bị bệnh gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người mắc bệnh gút không nên ăn các loại thịt thú rừng.
Bia
Bia vừa là nguyên nhân gây bệnh gút cũng vừa là tác nhân làm bệnh trầm trọng thêm. Bởi bia là đồ uống chứa hàm lượng purin cao nhất, khi vào cơ thể sẽ gây tăng axit uric nhanh chóng.
Hải sản là “kẻ thù” của người bị gout. Người bệnh cần hạn chế ăn những loại như: cá ngừ, cá mòi, sò, cá chích… vì đây là nhóm thực phẩm chứa lượng purin cao, sẽ gây tăng axit uric trong m.áu và gia tăng triệu chứng bệnh gout. Ảnh minh họa: Internet
Nước uống có đường
Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn.
Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn những thực phẩm sau:
Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể
Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong