Không thể vượt qua cây cầu ngăn cách Singapore và Malaysia để gặp nhau do biên giới đóng cửa trong dịch, nhiều cặp vợ chồng trục trặc, thậm chí đổ vỡ hôn nhân.
Glen Chee (50 t.uổi), luật sư người Singapore, biết anh chỉ mất 60 phút để đi bộ qua cây cầu chia cắt mình và vợ suốt 8 tháng qua. Vấn đề duy nhất là anh không thể làm điều đó.
Họ đang ở 2 phía đối lập của đường cao tốc Johor – Singapore, nối đảo quốc sư tử với thành phố biên giới phía nam Malaysia qua eo biển Singapore. Khoảng cách chỉ là 1 km, theo Insider.
Trước khi Covid-19 bùng phát, Chee đi qua con đường này vào thứ 6 hàng tuần để về nhà với vợ Candy Cheong (30 t.uổi), làm nội trợ ở Malaysia. Sau một ngày ở Johor, anh đi qua cầu vào chủ nhật để bắt đầu tuần làm việc mới.
Giờ đây, Chee thỉnh thoảng đứng nhìn ánh đèn lấp lánh của Johor từ xa. Với anh, 1 km rất gần nhưng giờ lại quá xa để vượt qua.
Con đường đắp cao dài 1 km chia cắt nhiều cặp vợ chồng nhiều tháng do hạn chế đi lại trong dịch ở cả hai quốc gia. Ảnh: Roslan Rahman/AFP.
Chee đang sống cùng gia đình ở Singapore, nơi những hạn chế về đi lại khiến anh không thể đến Malaysia như từng làm trước Covid-19.
Bên kia biên giới, Cheong cũng bị mắc kẹt. Cô quyết định ở lại Johor để chăm sóc mẹ già ốm yếu ngay trước khi Malaysia áp đặt Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) nghiêm ngặt. Cô không thể tự xoay xở để chuyển đến Singapore sinh sống lâu dài với chồng.
Căng thẳng và cô đơn
Singapore đóng cửa biên giới với Malaysia từ tháng 3/2020.
Sự thất vọng của Chee bắt nguồn từ thực tế là mặc dù Malaysia là nước láng giềng gần nhất của Singapore, việc sắp xếp di chuyển cho những người dân như anh vẫn chưa được thực hiện.
“Ngay cả khi các biện pháp kiểm soát di chuyển ở Malaysia được dỡ bỏ, vợ tôi sẽ không thể đi lại trừ khi cô ấy có giấy phép lao động hoặc là thường trú nhân ở Singapore. Điều này có nghĩa là tôi sẽ phải đi sang Johor, nhưng trải qua tổng thời gian cách ly 28 ngày có thể khiến tôi mất việc”, Chee nói.
Cụ thể, Chee sẽ phải cách ly 14 ngày ở Malaysia trước khi gặp gia đình, sau đó là thêm 14 ngày khi trở về Singapore.
Trước khi đại dịch bùng phát, khoảng 450.000 người qua lại biên giới giữa Singapore và Johor mỗi ngày. Giờ đây, với các lệnh nghiêm ngặt được áp dụng, Singapore đã hạn chế đáng kể khả năng đến Johor của mọi người.
Lần cuối cùng Glen Chee gặp vợ, Candy Cheong, là trong chuyến công tác tới Malaysia vào tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Glen Chee.
“Làn đường xanh đối ứng” (Reciprocal Green Lane) cho phép các doanh nhân quan trọng, được tài trợ bởi một cơ quan chính phủ hoặc công ty có trụ sở tại Singapore, vượt qua biên giới và ở lại Malaysia trong 14 ngày. Trong khi đó, “Thỏa thuận đi lại định kỳ” (PCA) cho phép cư dân Singapore và Malaysia nhập cảnh vào một trong 2 quốc gia để làm việc trong 90 ngày cùng lúc.
Tuy nhiên, vấn đề là Chee không đến Malaysia để kinh doanh, nên loại trừ cơ chế RGL. Thêm vào đó, vợ của anh không có công việc ở Singapore khiến PCA không phải phương án khả quan.
Chee nói anh và vợ có thể gặp nhau ở quốc gia thứ 3 nếu các hạn chế đi lại được nới lỏng hơn, nhưng đó không phải là giải pháp hợp lý, lâu dài.
“Có sự căng thẳng về tâm lý và tình cảm, chưa kể đến rất nhiều nỗi cô đơn, đến từ việc phải xa những người thân yêu quá lâu”, Chee nói.
Chee cho rằng điều lý tưởng nhất là thiết lập làn đường gia đình 2 chiều, cho phép những công dân Singapore đã được tiêm phòng đầy đủ như anh thỉnh thoảng có thể gặp lại người thân của họ.
“Tôi sẽ trả t.iền cho tất cả xét nghiệm và sẵn sàng cách ly ở nhà. Singapore đang chuyển sang giai đoạn mới của cuộc chiến chống dịch, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế đã được mở trở lại, vậy tại sao không mở làn đường gia đình này?”, Chee nói.
Hôn nhân đổ vỡ
Đối với Jenzen Chow (31 t.uổi), chuyên gia tư vấn rượu vang ở các nhà hàng, khách sạn, lệnh phong tỏa là đòn chí mạng vào cuộc hôn nhân kéo dài 9 năm của anh.
Chow, người Malaysia, từng vượt biên sang Singapore mỗi ngày để làm công việc điều hành nhà hàng. Buổi tối, anh về nhà với vợ cũ và 3 đứa con ở Johor.
Đại dịch buộc anh phải làm công việc với mức lương thấp hơn và yêu cầu ở lại Singapore. Mối quan hệ của anh và vợ đã r.ạn n.ứt trong vài năm nên sự căng thẳng về tài chính, cộng với khoảng cách trong dịch vượt quá sức chịu đựng của cô.
Gia đình Chow chuyển đến Singapore vào đầu năm nay. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không thể cứu vãn. Tháng 8, vợ anh đệ đơn ly hôn.
Vợ cũ của Jenzen Chow gửi cho anh đơn ly hôn vào tháng 8. Ảnh: Jenzen Chow.
Cặp đôi hiện sống ly thân trong khi thủ tục ly hôn của họ được xử lý. Chow gặp các con 2 lần/tuần vào ngày nghỉ.
“Cô ấy là mối tình đầu. Tôi vẫn yêu cô ấy”, Chow nói khi mở khóa điện thoại để hình nền vợ cũ.
“Nhưng bây giờ, cô ấy không còn muốn liên quan đến tôi”.
Singapore và Malaysia vẫn đang thảo luận về việc nới lỏng các hạn chế đi lại. Hai quốc gia đã có trải nghiệm đại dịch rất khác nhau.
Trong đợt bùng phát Covid-19, Malaysia ghi nhận 2,25 triệu ca bệnh và hơn 26.000 người c.hết. Đây là tỷ lệ t.ử v.ong do Covid-19 cao nhất trong khu vực. Trong khi đó, Singapore, quốc gia duy trì lệnh kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, ghi nhận dưới 100 trường hợp t.ử v.ong vì Covid-19.
Mặc dù vậy, nhiều kế hoạch nhằm cho phép du lịch xuyên biên giới đã bị loại bỏ khi biến thể Delta xuất hiện.
Thử thách sự kiên nhẫn
Các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia và hàng loạt điều kiện cần thiết để vượt qua con đường đắp cao dài 1 km đang thử thách sự kiên nhẫn của một số cặp vợ chồng.
Đó là trường hợp của Vincent Soon (34 t.uổi), người có vợ chỉ còn 3 tháng nữa là sinh con đầu lòng. Họ đã sống xa nhau gần 6 tháng.
Soon, làm việc trong ngành hậu cần, được yêu cầu trở lại Singapore để làm việc vào tháng 4. Anh nghĩ đây chỉ là cuộc chia ly ngắn ngủi, tối đa là vài tháng.
Tuy nhiên, vào cuối tháng đó, Singapore chứng kiến sự gia tăng ca mắc Covid-19 trên khắp hòn đảo và thực hiện loạt biện pháp hạn chế.
Từ cầu tàu bên bờ biển ở Singapore, mọi người có thể nhìn thấy các căn hộ ở bang Johor, Malaysia. Tuy nhiên, lệnh hạn chế di chuyển giữa 2 quốc gia khiến một số cặp vợ chồng xa nhau. Ảnh: Roslan Rahman/AFP.
Soon điên cuồng tìm cách xin thẻ thông hành cho phép vượt biên.
“Tôi đã nộp đơn xin thông hành với chính phủ Malaysia nhiều lần và liên tục bị từ chối vì ‘không có đủ giấy tờ’. Điều đó không có ý nghĩa với tôi bởi vì vợ chồng tôi đăng ký kết hôn ở Singapore. Tôi có những tài liệu đó trong tay”, anh nói.
Soon lo sợ anh sẽ không thể về Malaysia trước khi con chào đời.
“Tôi không hết hy vọng nhưng nếu có thể tạo ra làn đường di chuyển đặc biệt hoặc quy trình nhanh chóng để có thể đi lại, tôi sẽ rất biết ơn”, Soon nói.
“Tôi sợ cô ấy sẽ phải trải qua mọi thứ một mình”.
Đội tuyển Việt Nam sẽ sang Singapore bảo vệ cúp vàng AFF
Ngày 28-9, LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) tiến hành bỏ phiếu từ các thành viên về địa điểm đăng cai AFF Cup vào cuối năm 2021 sau khi khảo sát và xác định hai quốc gia Thái Lan, Singapore là hai nước đáp ứng đầy đủ tiêu chí đăng cai AFF Cup.
Kết quả Singapore giành được quyền đăng cai giải vô địch Đông Nam Á nhờ đáp ứng các tiêu chí về sự cho phép của chính phủ, kế hoạch ứng phó với dịch bệnh, kế hoạch di chuyển, cơ sở vật chất và bảo hiểm rủi ro trường hợp giải bị hủy.
Phía Singapore cũng dự kiến tổ chức AFF Cup trên ba sân vận động gồm sân quốc gia Singapore (55.000 chỗ ngồi), sân Bishan (6.254 chỗ ngồi) và sân Jalan Besar (cỏ nhân tạo, 6.000 chỗ ngồi).
Do phía Singapore ưu tiên sân quốc gia 55.000 chỗ ngồi cho những trận đấu của chủ nhà ở bảng A (Singapore, Thái Lan, Myanmar, Philippines và đội thắng trận play off giữa Brunei và Đông Timor) nên bảng B có đội tuyển Việt Nam và Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào sẽ thi đấu ở hai sân còn lại, trong đó có sân cỏ nhân tạo.
Giải sẽ diễn ra từ ngày 5-12 đến 1-1-2022, theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, tại mỗi bảng đấu chọn đội nhất, nhì mỗi bảng vào đá chéo ở bán kết xác định cặp đấu chung kết. Từ bán kết trở đi sẽ thi đấu hai lượt với quy định sân nhà, sân khách.
Thầy trò HLV Park Hang-seo vì thế sẽ phải sang Singapore để bảo vệ cúp vàng AFF.