Cấy gien ‘tử thần’ để t.iêu d.iệt loài muỗi

Các sinh viên thuộc Đại học Ben Gurion (miền Nam Israel) đã phát triển một phương pháp sinh học, sử dụng vi khuẩn biến đổi gien để t.iêu d.iệt loài muỗi.

Ảnh minh họa

Muỗi mang virus có thể truyền cho con người các bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt Zika, sốt vàng, chikungunya, sốt Tây sông Nile và viêm não Nhật Bản.

Các sinh viên thuộc Đại học Ben Gurion đã nỗ lực tìm cách hạn chế sự phát triển dân số của loài côn trùng vốn sinh sôi từ những ao tù hay vũng nước đọng, và đặc biệt là những nơi các phương pháp kiểm soát dịch bệnh hiện tại khó tiếp cận.

Trong nghiên cứu này, các sinh viên đã tạo ra các gien của các vi khuẩn “gây c.hết chóc” và cấy các gien “tử thần” này vào muỗi đực, rồi thả muỗi ra môi trường bên ngoài. Những vi khuẩn này sau đó sẽ lây sang muỗi cái và do tính chất biến đổi gien, chúng cũng truyền sang cho các ấu trùng muỗi. Những ấu trùng muỗi nhiễm virus sẽ c.hết ngay lập tức vì tác động của vi khuẩn.

Các sinh viên đã lựa chọn chỉ cấy vi khuẩn vào muỗi đực, vì hầu hết các nước trên thế giới cấm thả muỗi cái vào môi trường tự nhiên do chúng có thể gây ra những vết đốt nguy hiểm đối với con người.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những ấu trùng khỏe mạnh của muỗi đã nở ra, sau đó ăn thịt những ấu trùng đã c.hết bị nhiễm vi khuẩn, theo đó chúng cũng tự nhiễm vi khuẩn mà c.hết.

Các thí nghiệm trên đã các sinh viên thực hiện đối với muỗi Aedes Aegypti và vi khuẩn BTI – loại vi khuẩn đặc biệt có thể tiết ra một loại độc tố chỉ làm c.hết ấu trùng muỗi.

Thanh Phương

Theo TTXVN

Giá thuốc lao giảm mạnh trên toàn cầu góp phần đẩy lùi căn bệnh c.hết người

Ngày 31/10, Công ty dược phẩm khổng lồ Sanofi của Pháp thông báo giảm giá một loại thuốc chống lao chủ chốt, giúp thúc đẩy cuộc chiến chống lại căn bệnh hiểm nghèo nhất thế giới cùng với việc Mỹ đưa ra các xét nghiệm hỗ trợ điều trị mới.

Các sáng kiến được đưa ra khi Liên hợp quốc tìm cách củng cố chiến dịch chống lại bệnh lao, đã hại c.hết 1,5 triệu người vào năm ngoái và thêm 10 triệu người mắc bệnh.

Giá rẻ hơn có nghĩa là các cơ quan viện trợ và chính phủ sẽ có thể sử dụng một loại thuốc trị bệnh lao chính rộng rãi hơn trong điều trị của họ

Các nhà khoa học đã ca ngợi quyết định của Sanofi về việc giảm 2/3 giá thuốc rifapentine, cho biết lá chắn y tế được cung cấp bởi các phương pháp điều trị như vậy sẽ rất quan trọng đối với mục tiêu của Liên hợp quốc trong việc t.iêu d.iệt căn bệnh này vào năm 2030.

Lelio Marmora, người đứng đầu Tô chưc phi lơi nhuân Unitaid giúp môi giới cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Sanofi và Quỹ toàn cầu, cho biết: “Loại thuốc cứu sinh này, cho đến nay, hoàn toàn không bị ảnh hưởng ở các nước đang phát triển”. “Thỏa thuận này sẽ giúp chuyển đổi cam kết chính trị thành hành động hữu hình”, ông nói thêm.

Unitaid là một sáng kiến y tế toàn cầu hợp tác với các đối tác để đưa ra những đổi mới nhằm ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh chính ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chú trọng đến bệnh lao, sốt rét và HIV / AIDS và các bệnh đồng nhiễm c.hết người.

Sanofi, nhà sản xuất dược phẩm lớn thứ ba thế giới tính theo doanh thu, đã giảm giá một liệu trình sử dụng thuốc rifapentine kéo dài ba tháng từ 45 đô la xuống 15 đô la cho 100 quốc gia nghèo đang chiến đấu với căn bệnh này.

Giá rẻ hơn có nghĩa là các cơ quan viện trợ và chính phủ sẽ có thể sử dụng thuốc rộng rãi hơn trong điều trị của họ.

Rifapentine, kết hợp với thuốc isoniazid, giúp bảo vệ một người bị nhiễm lao khỏi bệnh và phòng chống việc truyền bệnh cho người khác.

Thông báo này được đưa ra tại một hội nghị về sức khỏe phổi toàn cầu ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ, liên quan đến khoảng 3.500 nhà nghiên cứu, những người sống sót sau bệnh lao và các nhà hoạt động từ hơn 80 quốc gia.

Ấn Độ chiếm một phần tư các trường hợp mắc bệnh lao trên thế giới.

Ấn Độ chiếm một phần tư các trường hợp mắc bệnh lao trên thế giới.

Cùng với thông báo giảm giá thuốc, đầu tuần này, việc thông báo kết quả thử nghiệm vắc xin phòng chống lao mới ở ba quốc gia châu Phi của công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline đã cho thấy một hứa hẹn rõ ràng về việc đẩy lùi căn bệnh này.

Kết quả cho thấy 50% những người tham gia ở Kenya, Nam Phi và Zambia đã bị nhiễm vi khuẩn lao nhưng không bị bệnh trong 3 năm sau khi tiêm vắc xin.

Và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho biết hôm thứ Năm họ đã khởi động một thử nghiệm lớn trên hơn 12 quốc gia cho những người tiếp xúc với các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Nghiên cứu sẽ thử nghiệm một loại thuốc mới trên các nhóm dân số dễ bị tổn thương như t.rẻ e.m và những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả những người dương tính với HIV.

Quyết định giảm giá được đưa ra sau thông báo đầu tuần này của GlaxoSmithKline (Anh) rằng một loại vắc-xin mới được thử nghiệm ở ba quốc gia châu Phi đã cho thấy hiệu quả

Đến nay, các cơ quan viện trợ ngày càng trở nên thất vọng với tốc độ chậm chạp trong việc chống lại căn bệnh này, với loại vắc-xin hiện đã có gần một thế kỷ và chỉ có tác dụng đối với các dạng vi rút gây bệnh hạn chế.

Một số chủng của bệnh đã trở nên kháng với một số phương pháp điều trị bằng thuốc do sử dụng không thường xuyên.

Lý do bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề đau đầu là vì nó khó điều trị hơn rất nhiều, chi phí điều trị cao hơn và tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong cao hơn nhiều.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng trước đã kêu gọi các nhà tài trợ bổ sung cho Quỹ toàn cầu chống AIDS, bệnh lao và sốt rét trong bối cảnh lo ngại rằng việc khắc phục các căn bệnh đang bị chậm lại vì các quốc gia không muốn quyên góp t.iền mặt.

Macron cho biết 13,92 tỷ USD đã được cam kết, chỉ thiếu một ít so với mục tiêu 14 tỷ USD đặt ra.

Trâm Anh

Theo AFP/congly

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *