Châm cứu giúp điều trị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi, gây trở ngại cho các hoạt động thể chất, tinh thần và cảm xúc. Khi bị mất ngủ, người bệnh nên đi khám để được điều trị, tránh lạm dụng t.huốc n.gủ, t.huốc a.n t.hần.

Rối loạn giấc ngủ có thể là mất ngủ, ngủ nhiều hoặc gặp ác mộng, mộng du… khi ngủ – Ảnh: Shutterstock

Mất ngủ, ác mộng do rối loạn giấc

Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Trịnh Thị Diệu Thường, Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM, Trưởng Cơ sở 3 – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD): Rối loạn giấc ngủ là những biểu hiện rất thường gặp trong y khoa nói chung và tâm thần học nói riêng. Bệnh gồm 2 nhóm chính bao gồm những rối loạn liên quan đến chất lượng, số lượng và thời điểm khác nhau của giấc ngủ (bị mất ngủ, ngủ nhiều) và những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ (gặp ác mộng, mộng du…).

Bệnh nhân N.T.U (41 t.uổi, ngụ Long An) bị mất ngủ suốt 3 năm nay với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 giờ, có hôm thức trắng, giấc ngủ không sâu, thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh giấc liên tục.

Với tình trạng trên, chị U. phải sử dụng t.huốc a.n t.hần trong một thời gian dài dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ. Lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, chị U. đã đến khám tại Khoa Y học cổ truyền, BV ĐHYD.

Chị được thăm khám và điều trị bằng phương pháp châm cứu kết hợp thuốc Đông y và xoa bóp. Sau hai liệu trình kéo dài một tháng, chị đã vào giấc ngủ tốt, ngủ được trung bình 5 giờ/đêm và chỉ còn ác mộng vào cuối giấc. Sau ba tháng điều trị, người bệnh khỏe hoàn toàn, không còn bị mất ngủ, sức khỏe và tinh thần ngày càng tốt hơn.

Tình trạng mất ngủ cũng xảy ra với không ít người trẻ. Anh C.V.P (22 t.uổi, ngụ TP.HCM) bị mất ngủ suốt hơn 3 tháng nay, khó vào giấc, chỉ ngủ được 4 giờ/đêm và giấc ngủ không sâu, tỉnh giấc khó ngủ lại, nhiều đêm thức trắng kèm đau đầu vào đầu vào mỗi buổi sáng. Bệnh nhân cũng phải điều trị bằng châm cứu kết hợp thuốc Đông y để cải thiện bệnh trạng.

Bác sĩ Thường cho biết, rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi khác nhau, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường về thể chất, tinh thần cũng như ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người bệnh. “Trong đó, bệnh mất ngủ kéo dài dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì…”, bác sĩ Thường cảnh báo.

Châm cứu trị bệnh

Theo bác sĩ Thường, ở Việt Nam, thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TP.HCM, kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.

Tại BV ĐHYD, số lượng người đến khám vì mất ngủ chiếm tỷ lệ khoảng 15%. Tuy nhiên bệnh mất ngủ còn được phát hiện khi người bệnh đến khám vì các nguyên nhân khác (tỷ lệ khoảng 35-40%).

Hiện nay, bệnh mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như: vệ sinh giấc ngủ (thức giấc cùng một giờ hằng ngày, giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ, không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương…), điều trị bằng thuốc hóa dược, thuốc thảo dược, liệu pháp tâm lý hành vi, thiền định, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, châm cứu…

“Trong đó, châm cứu là phương pháp an toàn thuộc nhóm điều trị không dùng thuốc, được sử dụng từ rất lâu đời, an toàn, có hiệu quả và tần suất sử dụng nhiều nhất theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế Thế giới. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh tính hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ của những phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh mất ngủ”, bác sĩ Thường đ.ánh giá.

Theo bác sĩ Thường, tùy theo chẩn đoán Y học cổ truyền, có nhiều hình thức châm cứu khác nhau được sử dụng để điều trị mất ngủ. Để đạt hiệu quả điều trị bằng phương pháp châm cứu, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình thăm khám để được chẩn đoán chính xác, tuân thủ phác đồ điều trị, khai báo những thay đổi triệu chứng qua các lần điều trị; không châm cứu khi quá đói, quá no hoặc có các bệnh rối loạn đông cầm m.áu, viêm loét da, n.hiễm t.rùng.

Bác sĩ Thường khuyến cáo: Mất ngủ là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh, có thể là khởi đầu của một bệnh lý thực tổn. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu; các nguyên nhân thực thể khác như đau cấp và mạn tính (đau khớp, viêm loét dạ dày tá tràng…), lạm dụng thuốc và các chất kích thích… Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không có bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào.

“Khi bị mất ngủ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, tránh lạm dụng các loại t.huốc n.gủ, t.huốc a.n t.hần khiến bệnh trầm trọng hơn”, bác sĩ Thường khuyên.

Theo Thanh niên

Hà Nội: Đưa dịch vụ y tế đến gần người dân

Nhờ sự đầu tư của TP và ngành y tế, nhiều trạm y tế (TYT) ở ngoại thành đã triển khai mô hình hoạt động theo nguyên lý y học gia đình (YHGĐ). Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) đã được nâng lên, người dân tin tưởng, yên tâm điều trị ở tuyến dưới.

Trạm Y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.

Những bước đổi thay ngoạn mục

Trở lại TYT xã Tân Hội, huyện Đan Phượng sau hơn một năm triển khai mô hình TYT theo nguyên lý YHGĐ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nơi đây như một bệnh viện thu nhỏ với những đổi thay rõ nét.

Cầm cuốn sổ khám bệnh trên tay, bà Quách Thị Gánh (74 t.uổi) ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng cho biết, bà bị bệnh cao huyết áp từ nhiều năm nay. Trước kia, mỗi khi ốm đau, bà ngại đến TYT vì không yên tâm.

“Nhưng từ khi TYT xã được đầu tư, nâng cấp, dịch vụ KCB, lại có các bác sĩ T.Ư về hỗ trợ nên giờ tôi thường xuyên ra đây kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, tôi không phải đi xa, không phải phiền đến người nhà” – bà Gánh nói.

Ngồi trên giường bệnh với những dây, mũi kim châm cứu, ông Cảnh Chi Nhạc (58 t.uổi, xã Tân Hội) cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi bệnh tê chân tay, đau vai gáy phần nào được cải thiện sau những lần châm cứu tại TYT xã.

Ông Nhạc chia sẻ: “Là người được hưởng lợi từ mô hình TYT theo nguyên lý YHGĐ, tôi thấy việc nhân rộng nhiều TYT như thế này rất cần thiết. Bởi với người nông dân, mỗi lần đến bệnh viện tuyến trên là một trở ngại, khó khăn, tốn kém”.

Là một trong những TYT được lựa chọn để xây dựng mô hình điểm về y tế cơ sở của Hà Nội, TYT xã Tân Hội có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với tổng diện tích 4.500m2, 23 phòng chức năng; 1.500m2 diện tích vườn thuốc nam với 70 loại cây thuốc. Trạm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị sơ cấp cứu ban đầu và khám, chữa bệnh thông thường như máy siêu âm, điện tim, máy xét nghiệm nước tiểu, đường huyết…

Trạm trưởng TYT xã Tân Hội huyện Đan Phượng Trần Thị Mai Hương cho biết, hiện tại, TYT có 11 nhân viên y tế. Khối lượng công việc nhiều, hoạt động song song mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, quản lý sức khỏe toàn dân, trạm đã làm tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, trạm được các bác sĩ tuyến T.Ư và TP Hà Nội về hỗ trợ chuyên môn.

Để triển khai hiệu quả mô hình TYT điểm, trạm chú trọng lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho Nhân dân và quản lý các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường. Nhờ đó, tỷ lệ lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn xã đạt 97%. Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 91%. Hiện trạm đang quản lý 433 bệnh nhân tăng huyết áp và quản lý sức khỏe 124 bệnh nhân tiểu đường…

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Tý, việc TYT xã Tân Hội được Bộ Y tế chọn là 1 trong 26 TYT điểm để đầu tư, nâng cấp chuẩn là cơ hội vàng cho TYT này thay đổi. Ngoài mô hình điểm, tính đến nay, huyện đã triển khai thêm 4 TYT (xã Tân Lập, Song Phượng, Đan Phượng, Liên Trung). Theo kế hoạch năm 2019, TTYT huyện sẽ tiếp tục triển khai 9 TYT theo nguyên lý YHGĐ.

“TTYT các quận, huyện, thị xã cần đ.ánh giá về mô hình bệnh tật tại địa bàn để đề xuất tăng cường bác sĩ chuyên khoa. Đối với các đơn vị trong ngành, nghiêm túc thực hiện luân phiên các bác sĩ của tuyến trên xuống các TYT làm việc từ 1 – 2 buổi/tuần để kịp thời hỗ trợ của tuyến dưới”.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền

Nhân rộng trên toàn TP

TYT xã Minh Châu, huyện Ba Vì cũng là 1 trong 4 TYT xã điểm của Hà Nội được chọn triển khai mô hình này. Trạm được được BV Tim Hà Nội, BV Châm cứu T.Ư cử bác sĩ lên KCB tại trạm mỗi tuần/lần. Nhờ đó, trạm đã triển khai được các thủ thuật thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt; quản lý bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp; lập hồ sơ quản lý sức khỏe; lập dự trù và mua thuốc theo Thông tư 39 của Bộ Y tế. Lấy TYT Minh Châu làm điểm, huyện Ba Vì phấn đấu xây dựng 100% các TYT hoạt động theo mô hình điểm trong giai đoạn 2019 – 2021.

Tương tự, UBND huyện Thường Tín trong hai tháng qua đã triển khai mô hình tại các xã Quất Động, Tự Nhiên, Văn Bình, Hà Hồi. Từ nay đến cuối năm, huyện triển khai thêm xã Chương Dương, Hồng Vân, Nguyễn Trãi, Hiền Giang, Vạn Điểm, Thống Nhất, Minh Cường. Đến năm 2020, toàn huyện phấn đấu đạt 80% TYT, năm 2021, đạt 100% theo mô hình điểm của Bộ Y tế.

Trong buổi đầu tiên triển khai TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ, TYT xã Đồng Tiến, Ứng Hòa đã thu hút hơn 200 người dân đăng ký KCB. Phấn khởi được tư vấn sức khỏe ngay gần nhà, ông Nguyễn Đình Thạo chia sẻ: “Được hưởng dịch vụ y tế ngay tại TYT mà không phải lên tuyến trên là niềm mong mỏi của tôi cũng như người dân ở xã này. Đặc biệt, đến đây được bác sĩ tuyến trên khám, tư vấn cẩn thận nên tôi rất yên tâm”.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Nhẫn, cùng xã cho hay: “Qua hệ thống phát thanh của xã về việc TYT xã Đồng Tiến triển khai mô hình hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, tôi đã đến từ sáng để được khám sức khỏe. Bác sĩ khám rất cẩn thận và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, các biện pháp luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe”.

Ông Đặng Anh Tuân – Giám đốc TTYT huyện Ứng Hòa cho biết, TYT xã Đồng Tiến đã đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và các quy định của mô hình TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ. Trạm được BV Đa khoa Hà Đông, BV Y học cổ truyền và Mắt Hà Đông… luân phiên đưa cán bộ xuống làm việc theo lịch từ 1 – 2 buổi/tuần.

Bên cạnh đó, các cán bộ TYT xã Đồng Tiến cũng đã được đào tạo tập huấn chuyên môn về nguyên lý YHGĐ và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm. Nhằm nhân rộng mô hình này, năm 2019, TTYT huyện Ứng Hòa đăng ký 16 TYT đ.iểm gồm các xã: Quảng Phú Cầu, Đồng Tiến, Cao Thành, Phương Tú, Trung Tú, Đồng Tân, Tảo Dương văn, Hòa Nam, Hòa Phú… Phấn đấu đến năm 2020, huyện triển khai 100% TYT thực hiện theo nguyên lý YHGĐ để người dân được chăm sóc và quản lý tốt sức khỏe ngay tại tuyến y tế cơ sở.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Tuân yêu cầu các TYT tuyên truyền cho người dân mắc các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính đăng ký KCB ban đầu bằng thẻ BHYT tại TYT trên địa bàn. Đặc biệt, trạm sẽ quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử để chủ động tầm soát, phát hiện các bệnh không lây nhiễm và có những can thiệp kịp thời để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Từ 4 TYT thí điểm mô hình nguyên lý YHGĐ trong năm 2018, Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2019 có tối thiểu 45% số TYT trên địa bàn TP triển khai mô hình này. Đến năm 2020 đạt 80% và năm 2021 đạt 100% số TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung cho biết, TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ, với 6 nguyên tắc: Liên tục – toàn diện – phối hợp – dự phòng – gia đình – cộng đồng. Trước đây, do điều kiện khó khăn, người dân khi có bệnh mới đến bệnh viện; còn hiện nay, khi chưa có bệnh, người dân đã được quản lý, chăm sóc sức khỏe ngay tại địa phương…

Hiện nay, TP đang thực hiện nhiều giải pháp để triển khai có hiệu quả mô hình TYT hoạt động theo nguyên lý YHGĐ. Trước mắt, tiến hành rà soát, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để các TYT có đủ các phòng chức năng như: Phòng khám bệnh, phòng cấp cứu, phòng tiêm chủng, phòng khám y học cổ truyền, phòng truyền thông tư vấn. Cùng với đó, bổ sung thêm các trang thiết bị, máy móc, bảo đảm cho TYT tuân thủ đúng nguyên lý YHGĐ. Đây là bước ngoặt của ngành y tế Thủ đô khi người dân được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ngay tại tuyến gần dân nhất.

Theo kinhtedothi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *