Chăm sóc bàn chân người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên rửa sạch, giữ ấm chân, chăm sóc vết chai, cắt móng chân, không mang dép xỏ ngón hay giày cao gót…

Bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh phải nhập viện và đoạn chi không do chấn thương tại Việt Nam. Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người bệnh đái tháo đường rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng loét bàn chân có thể gây tàn phế suốt đời.

Hướng dẫn tự chăm sóc bàn chân:

Tự khám bàn chân mỗi ngày

Người bị tiểu đường tự khám bàn chân bằng cách kiểm tra có chỗ nào bị chai, vết nứt, trầy xước, nốt phồng hay sưng đỏ không và xem sự phát triển của móng chân. Nếu có bất thường nên đến khám tại các cơ sở y tế ngay. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần ổn định đường – huyết, phối hợp ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ.

Rửa sạch chân, giữ ấm

Người bệnh nên dùng nước ấm và xà phòng trung tính vỗ nhẹ vào da, sau đó lau khô, đặc biệt vùng kẽ ngón, cuối cùng thoa chất làm ẩm da. Lưu ý không nên chà mạnh, ngâm chân trong nước nóng, nước muối, dung dịch tẩy rửa hay thoa chất dưỡng ẩm vào vùng kẽ ngón.

Chăm sóc vết chai

Sau khi người bệnh tắm xong, để da đủ mềm, dùng đá bọt, bàn mài chà theo một hướng. Lưu ý không nên cắt gọt vết chai bằng vật sắc nhọn hay cắt vào gốc móng.

Cắt móng chân

Bệnh nhân tiểu đường nên cắt móng chân theo hướng vòng cung, dũa tròn các góc và khóe móng mỗi tuần một lần. Không nên cắt ngang, lấn sâu vào móng hay móc khóe chân.

Mang vớ và giày

Nên mang vớ mềm, vừa vặn, không quá bó, làm bằng sợi tự nhiên như bông sợi, len. Người bệnh có thể dùng miếng lót hỗ trợ giúp phân bố đều lực và giảm sang chấn. Nên trang bị hai đôi giày trở lên để thay đổi mỗi ngày, lưu ý kiểm tra dị vật bên trong trước khi mang giày.

Bệnh nhân không nên đi chân đất, kể cả trong nhà, không mang giày chật làm trầy gót hoặc ngón chân. Sau mỗi giờ mang giày nên cởi ra, để chân bên ngoài một thời gian sau đó mới mang giày tiếp.

Chọn giày thích hợp

Người bệnh nên mua giày vào buổi chiều tối. Giày phải mang thoải mái ngay từ lúc mới mua. Tốt nhất nên đặt riêng một đôi giày cho mình. Lưu ý, giày phải kín ngón và gót, bên trong mềm mại, không bị gồ, chất liệu bằng da nên được ưu tiên. Không mang dép xỏ ngón hay giày cao gót.

Vận động

Khi ngồi nên kê chân cao, tránh ngồi xổm, xếp bằng, bắt chéo chân lâu, hạn chế vận động khi đau chân.

Cẩm Anh

Theo VNE

Ung thư vòm họng là gì?

Dấu hiệu ung thư vòm họng thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác như xuất hiện khối u ở mũi hoặc cổ, đau họng, khó nói, mất thính lực…

Ảnh minh họa

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết ung thư vòm họng là loại hiếm gặp trong các ung thư đầu – mặt – cổ. Bệnh xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng này với sự tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan đến các hạch ở phần trên cổ và thậm chí đến những cơ quan khác của cơ thể (di căn). Ung thư vòm họng gặp ở nam giới nhiều gấp hai lần ở nữ giới.

Các yếu tố làm tăng khả năng phát triển bệnh như uống rượu, hút t.huốc l.á, nhiễm virus mạn tính, chế độ ăn uống ít chất xơ, trong gia đình có người bị ung thư vòm họng thì người thân của họ có nhiều hơn khả năng mắc loại ung thư này. Những nguy cơ khác khiến bệnh nặng hơn như tình trạng suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm trong nghề nghiệp như phóng xạ, vệ sinh miệng kém, làm việc ở nơi có nhiều bụi gỗ hay hóa chất formaldehyde…

Theo bác sĩ Thành, các nghiên cứu gần đây cho thấy khi phân tích dịch tiết của những người bệnh mắc ung thư vòm họng đều thấy có virus HPV (virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ). Khi quan hệ t.ình d.ục bằng miệng, nếu bạn tình bị nhiễm HPV thì bạn có nguy cơ lây bệnh khoảng 90%. Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng ung thư họng trong những năm gần đây.

Một trong các triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện một cục sưng u không đau ở phần trên cổ. Mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi, n.hiễm t.rùng tai, đau hoặc tê bì ở mặt, tiếng kêu trong tai, ù tai, khó há miệng, c.hảy m.áu mũi, sung huyết mũi, đau họng…

“Nếu có một vài triệu chứng nói trên, bạn cần đi khám bác sĩ. Chỉ có nhân viên y tế kinh nghiệm mới có thể phát hiện ung thư vòm họng”, bác sĩ Thành nói.

Tuy các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về tai – mũi – họng khác, song để ý cẩn thận vẫn có thể nhìn ra sự khác biệt vì điểm chung của ung thư vòm họng là các dấu hiệu bệnh thường phát sinh ở cùng một bên. Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tán nhanh và trở nên rõ ràng hơn như hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy nước mũi đi kèm m.áu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác…

Bác sĩ Thành cho biết, giai đoạn sớm của ung thư vòm họng có các triệu chứng rất mờ nhạt và khó phát hiện. Các triệu chứng chỉ biểu hiện khi bệnh đã bước đến giai đoạn nặng hơn và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ suy giảm rất nhiều. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là tầm soát ung thư một năm ít nhất hai lần.

Cẩm Anh

Theo VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *