Chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh

Trong mùa đông, thời tiết lạnh, cơ thể bé phải tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét nên sức chống đỡ bệnh tật giảm nhiều. Cha mẹ và người thân cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bé khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Ăn uống đủ chất

Để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ cần xây dựng thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin. Bữa ăn của trẻ phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn của con nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua; tăng cường thực phẩm chứa kẽm và selen – 2 vị chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng, kích thích ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như: thịt bò, hàu sữa, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc… Với trẻ sơ sinh nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 20-25 phút. Với những trẻ biếng ăn, không nên bế trẻ đi rong ngoài đường để ăn, mà nên dỗ trẻ, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn cần chế biến mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Nên kiên nhẫn, dỗ dành trẻ, tránh ép trẻ ăn làm trẻ sợ hãi. Cho trẻ uống đủ nước, có thể từ sữa, nước trái cây,…

Để tăng sức đề kháng cho bé, cần xây dựng thực đơn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Điều cần thiết là, điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo t.uổi. Sắp xếp hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ: 2 bữa chính nên cách nhau khoảng 3-4 giờ, bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 giờ. Lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với lứa t.uổi của trẻ, thường xuyên thay đổi món ăn và chọn món trẻ ưa thích. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ các mẹ cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà trẻ yêu thích.

Nếu trẻ có phản xạ sợ khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn. Luôn luôn cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi như xem hoạt hình, chơi điện tử… không nên cho trẻ ăn quà vặt.

Không nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn vì có thể bữa này trẻ ăn ít bữa sau trẻ sẽ ăn bù. Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính sẽ làm cho trẻ giảm cảm giác ăn ngon miệng. Không được để trẻ nhịn đói vì nhiều người cho rằng để trẻ đói quá sẽ phải ăn, nhưng thực tế khi trẻ đói quá sẽ mệt mỏi và lại càng không muốn ăn. Cho trẻ vận động nhiều ngoài trời làm bé có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Chăm sóc giấc ngủ

Trẻ nhỏ khi ngủ thường hay đạp tung chăn, hở chân, hở bụng… Điều này sẽ khiến bé bị lạnh bụng, dẫn đến ho, viêm phổi, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa… Thế nhưng không ai có thể thức cả đêm để kéo áo, che bụng cho con… Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ, nên cho trẻ mặc loại áo liền quần rộng rãi hoặc cho trẻ đắp chăn túi và đi tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.

Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng t.uổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não bộ.

Vệ sinh thân thể hàng ngày

Trời mùa đông, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên, đây là một sai lầm phổ biến. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần t.uổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.

Với trẻ lớn hơn thì cùng lắm là 2 ngày tắm 1 lần, vì nếu không được tắm rửa sạch sẽ, bé rất khó chịu, quấy khóc và chậm lớn. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, không đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 5 phút cho nhiệt độ trong phòng tắm ấm lên.

Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 o C). Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ lúc trời trở lạnh là tắm từ dưới lên trên. Rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh cho bé sau khi tắm để tránh bị lạnh.

6 loại thực phẩm vừa ngon, bổ, rẻ vừa giúp phòng chống, giảm nguy cơ đột quỵ

Thời tiết lạnh khiến nguy cơ mắc căn bệnh này càng cao. Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm gây t.ử v.ong này, chúng ta có thể thường xuyên ăn 6 loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe sau.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch m.áu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp m.áu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa và đã có rất nhiều người trẻ qua đời vì căn bệnh nguy hiểm này. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần phải chú ý rất nhiều vấn đề như tập thể dục hàng ngày, không hút t.huốc l.á, giữ ấm cơ thể.

Đặc biệt, bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý vì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành bệnh lý. 6 loại thực phẩm dưới đây thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc đột quỵ một cách nhất định.

1. Thực phẩm giàu axit folic

Bổ sung axit folic cho cơ thể rất quan trọng. Sự xuất hiện của đột quỵ có liên quan mật thiết đến nồng độ axit folic có trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người những người có nồng độ axit folic thấp có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Ngoài ra, axit folic có tác dụng cải thiện chức năng m.áu dưới da, có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh tim mạch vành và các bệnh mãn tính về mạch m.áu nào, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Axit folic có trong các thực phẩm như các loại rau: rau chân vịt, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây, củ cải; các trái cây như chuối, chanh, bưởi; gan và thận bò. Ngoài ra, các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong loại các thực phẩm như sữa, ngũ cốc, bột mì, bánh mì…

2. Trứng

Trứng là loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày mà chất dinh dưỡng của nó thì vô cùng dồi dào. Bên cạnh đó, trứng giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mạch m.áu, từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một quả trứng mỗi ngày có thể giảm 12% nguy cơ đột quỵ.

3. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khi bạn chế biến các món salad có thể thêm chút dầu ô liu, vừa giúp tăng vị ngon cho món ăn mà có thể bổ sung thêm dinh dưỡng, giảm béo và giữ gìn sức khỏe.

Người thường dùng dầu ô liu để nấu thức ăn có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 41% so với những người không dùng dầu ô liu để chế biến thực phẩm.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Một nghiên cứu của nước ngoài đã chỉ ra rằng những người mỗi ngày ăn 3 phần ngũ cốc nguyên hạt có huyết áp thấp hơn. Huyết áp giảm có nghĩa là nguy cơ đột quỵ thấp hơn và khả năng mắc bệnh cũng giảm.

Các sản phẩm ngũ cốc nên lựa chọn như: bột mì, bánh mì nguyên hạt; ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, kiều mạch; mì ống nguyên chất; bột yến mạch.

5. Rau xanh, trái cây

Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất, chúng ít calo và giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây và rau rất có ích cho việc cải thiện chức năng vi mạch, hạ huyết áp, giảm lipid trong m.áu, giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Tuy nhiên, có một số loại rau và trái cây nên hạn chế gồm: dừa, rau chiên hoặc tẩm bột, trái cây đóng hộp/ gói trong siro, trái cây đông lạnh thêm đường.

6. Cá

Những người ăn cá tối đa 5 lần/tuần sẽ giảm được 53% nguy cơ mắc đột quỵ, thậm chí chỉ ăn 1 lần/tuần thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều. Cá có thể ngăn ngừa cục m.áu đông. Đa số bệnh nhân đột quỵ là do cục m.áu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình m.áu lưu thông lên não.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *