Chăm sóc giảm nhẹ để xoa dịu nỗi đau

Trên thế giới, ngành chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) đã hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ 20, với sứ mệnh xoa dịu nỗi đau, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh và gia đình người bệnh mắc bệnh mạn tính không thể chữa khỏi như ung thư, AIDS…

CSGN tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vào năm 2006, Bộ Y tế đã xuất bản: “Hướng dẫn CSGN cho người bệnh ung thư và AIDS”, bao gồm nhiều cải cách cấp tiến trong việc kê toa thuốc giảm đau gây nghiện ngoại trú, tạo điều kiện cho những người bệnh nan y có cơ hội giảm thiểu nỗi đau cho họ và cho cả gia đình.

Theo đó, CSGN cho người bệnh ung thư và AIDS là sự kết hợp nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị những vấn đề tâm lý và thực thể khác, đồng thời tư vấn, hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề xã hội, tâm linh mà người bệnh và gia đình họ đang phải gánh chịu.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, số lượng người bệnh ung thư giai đoạn cuối cần CSGN nhập viện có xu hướng tăng dần qua các năm. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, Khoa Lão – CSGN Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã tiếp nhận số lượng người bệnh chăm sóc nội trú là 5.411 ca, theo dõi tại phòng khám ngoại trú 910 ca.

Bên cạnh việc điều trị giảm đau bằng thuốc (nhóm opioid), trong thời gian người bệnh nằm viện và sau khi xuất viện (được cấp trực tiếp từ Khoa Dược của bệnh viện), các hoạt động tư vấn tâm lý, hỗ trợ xã hội cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh và gia đình của họ.

CSGN dành cho tất cả các đối tượng người bệnh mắc các bệnh cấp tính lẫn mạn tính không chữa khỏi và gia đình họ. Các hoạt động CSGN giúp người bệnh giảm đau đớn về thể chất, giải tỏa tâm lý tiêu cực, sống tích cực hơn, có tinh thần mạnh mẽ, vững vàng hơn để chiến đấu bệnh tật, tránh rơi vào trầm cảm hoặc có ý định t.ự t.ử.

Trong quá trình CSGN, các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh hiểu rõ bệnh, tiên lượng bệnh để lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe trong tương lai một cách phù hợp, giúp người bệnh sống lạc quan hơn cũng như tìm thấy được chỗ dựa đáng tin cậy trong giai đoạn cuối đời.

Người bệnh nên tìm hiểu thông tin CSGN

Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị cho người bệnh N.T.M.T, 37 t.uổi, ngụ tại TPHCM. Chị T. nhập viện sau khi đã được phẫu thuật, hóa trị và xạ trị do ung thư buồng trứng. Trong lần nhập viện này, chị T. được chẩn đoán bán tắc ruột do ung thư di căn manh tràng, hồi tràng, ung thư xâm lấn niệu quản. Sau vài ngày được điều trị, chị T. được kiểm soát đau hiệu quả và được an ủi chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và xuất viện với tinh thần rất lạc quan.

Nhưng sau đó không lâu, chị T. lại phải nhập viện với chẩn đoán: sảng giảm động do n.hiễm t.rùng, theo dõi bệnh não gan, ung thư buồng trứng di căn 2 phổi, xâm lấn bàng quang, niệu quản trái, suy mòn, chấn thương phần mềm đầu. Tâm sự với bác sĩ, chị T. cho biết chị cảm thấy bản thân là gánh nặng của gia đình, không giúp được gì cho chồng con nên đã có ý định t.ự t.ử. Các bác sĩ, nhân viên y tế đã thường xuyên tâm sự, động viên và mời đơn vị tâm lý lâm sàng phối hợp để giúp chị T. vượt qua được những bất ổn tâm lý, đồng thời nói chuyện với gia đình, sắp xếp người chăm sóc các cháu để chị yên tâm hơn. Sau đó chị T. vui vẻ trở lại, tinh thần lạc quan, thường xuyên đọc sách và tập thể dục. Hiện chị đã xuất viện và đang được điều trị bằng thuốc giảm đau tại nhà.

Các hoạt động CSGN được tiến hành trong thời gian nằm viện và sau khi người bệnh xuất viện. Khi người bệnh nhập viện, các bác sĩ sẽ theo dõi, đ.ánh giá mức độ đau và kiểm soát đau kịp thời cho người bệnh. Đ.ánh giá và điều trị thích hợp các triệu chứng cần giảm nhẹ khác như: khó thở, nôn ói, xuất huyết, vết thương ác tính, tổn thương tì đè, phù, báng bụng, thuyên tắc huyết khối… Cung cấp điều trị opioid đúng chỉ định cho các trường hợp có đau hoặc khó thở do ung thư hay bệnh lý mạn tính giai đoạn cuối. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng thảo luận cùng người bệnh và người nhà người bệnh mục tiêu chăm sóc, từ đó lên kế hoạch CSGN và đưa ra quyết định chọn lựa các can thiệp y khoa phù hợp.

Ngoài việc điều trị hiệu quả các vấn đề thể chất, các hoạt động CSGN còn bao gồm việc hỗ trợ tâm lý, xã hội, tâm linh cho người bệnh, người chăm sóc và gia đình người bệnh thông qua việc phối hợp với nhân viên phòng công tác xã hội thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tài chính khi cần, tặng quà sinh nhật cho người bệnh, tặng tóc giả khi người bệnh có nhu cầu. Phối hợp với các tăng ni, cha đạo để hỗ trợ tâm linh cho người bệnh, người nhà người bệnh có tôn giáo, phối hợp với đơn vị tư vấn tâm lý lâm sàng để hỗ trợ người bệnh lấy lại cân bằng tâm lý để đi những bước tiếp theo trong điều trị.

Sau khi người bệnh xuất viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau hiệu quả và an toàn tại nhà, thường xuyên điện thoại hỏi thăm tình trạng người bệnh và gia đình người bệnh, đặc biệt là các trường hợp người bệnh thời gian sống ngắn muốn xuất viện và được chăm sóc tại nhà, đồng thời cung cấp số điện thoại hỗ trợ người bệnh khi cần và khám ngoại trú theo dõi bệnh sau thời gian nằm viện.

Người bệnh và gia đình người bệnh mắc các bệnh mạn tính không chữa khỏi như ung thư, suy các cơ quan cần tìm hiểu thêm thông tin và yêu cầu được tư vấn các dịch vụ CSGN, giúp thảo luận mục tiêu chăm sóc phù hợp với giai đoạn bệnh. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho những điều trị y tế trong tương lai, giúp xoa dịu nỗi đau thể xác, tinh thần cho người bệnh và giảm thiểu các điều trị không cần thiết.

TS.BS Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM)

Theo SGGP

Bệnh sa sút trí tuệ dễ dẫn đến hoang tưởng, tấn công người xung quanh vô cớ

Sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao t.uổi, song đây không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà là bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Triệu chứng của bệnh rất đa dạng, tùy vào từng giai đoạn.

Ở t.uổi 84, cụ bà N.T.N (84 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang) rất hay quên, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và thường không dám ra ngoài một mình vì sợ. Theo thời gian, bà ăn kém dần, không biết cách nhai thức ăn, không cảm giác đói dẫn đến tình trạng suy kiệt và phải nhập viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, bà được bác sĩ chẩn đoán bị sa sút trí tuệ giai đoạn trung bình và tiến hành điều trị kháng sinh đủ liều, tập các bài tập nhận thức, vận động. Bên cạnh đó, người nhà người bệnh cũng được hướng dẫn cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. Sau một thời gian điều trị, người bệnh được xuất viện, tiếp tục các bài tập hỗ trợ tại nhà.

Theo bác sĩ, sa sút trí tuệ là một nhóm các rối loạn nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động, nhận diện đồ vật và rối loạn chức năng thực hiện, khả năng lập kế hoạch, tổ chức… Dù bệnh thường gặp ở người cao t.uổi song đây không phải là một quá trình lão hóa bình thường mà là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy, có khoảng 500.000 người cao t.uổi mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 4,8-5%.

TS.BS Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, nguyên nhân gây sa sút trí tuệ bao gồm di truyền, ảnh hưởng từ các bệnh lý như bệnh alzheimer, đột quỵ não, parkinson… và lạm dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm t.huốc a.n t.hần, thuốc chống trầm cảm… Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao t.uổi nhưng thường hay bị bỏ sót, nếu có phát hiện thì thường là khi đã bước vào giai đoạn trung bình – nặng. Hiện có tới 75% trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm khá lâu trước khi được phát hiện. Do đó, việc nhận biết và phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, giúp giảm những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh sa sút trí tuệ.

Theo bác sĩ, triệu chứng của bệnh rất đa dạng tùy vào từng giai đoạn. Ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng nổi bật nhất là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, có những thay đổi tính tình như trở nên khó tính hơn, dễ nóng giận và kích động.

Ở giai đoạn trung bình, người bệnh bắt đầu biểu lộ những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân; mất khả năng tiếp thu những thông tin mới, bị rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian; các rối loạn hành vi trở nên nặng nề hơn, người bệnh bị hoang tưởng bị ám hại, trở nên nghi kỵ những người xung quanh hoặc vô cớ tấn công người khác.

Ở giai đoạn nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng độc lập trong sinh hoạt thường ngày, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc. Người bệnh mất trí nhớ, không còn nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại. Các biến chứng của giai đoạn cuối là suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét do tỳ đè.

“Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhận thức, rối loạn hành vi tâm thần thì việc chăm sóc người bệnh đúng cách, tập luyện chức năng nhận thức cũng góp phần quan trọng trong việc khôi phục nhận thức, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Ngoài ra, cần phải chú ý điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, parkinson… khi điều trị cho người bệnh sa sút trí tuệ”, bác sĩ Ngọc Thể cho hay.

Bác sĩ khuyến cáo, tình trạng sa sút trí tuệ có thể được cải thiện nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, do đó cần nâng cao sự hiểu biết cũng như cách phòng ngừa bệnh trong cộng đồng. Đối với người cao t.uổi, nên ăn uống cân bằng, đủ chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường và muối; tăng cường luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội; luôn sống vui vẻ, lạc quan; chơi các trò chơi trí tuệ cùng con cháu: chơi cờ, chơi game…

Bên cạnh đó, nên hạn chế các chất gây nghiện như rượu, bia, t.huốc l.á… và điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, parkinson, phòng ngừa đột quỵ.

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *