Chăm sóc răng miệng ngày Tết

Các tế bào niêm mạc trong miệng sẽ được thay thế định kì trong vòng ba đến bảy ngày. Vì vậy, sự thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng sẽ xuất hiện trong mô miệng trước khi chúng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác.

Răng phản ánh những gì chúng ăn

Các vi khuẩn trong miệng thường khu trú trên bề mặt răng trong các tổ chức gọi là màng sinh học. Khi ăn các thức ăn có chứa đường, tinh bột- vi khuẩn trong các màng sinh học sẽ sử dụng đường trong thức ăn để tổng hợp nên các axit làm phá hủy men răng. Sự sản sinh acid này thường xảy ra trong 20 phút hoặc lâu hơn sau khi ăn xong lâu dài sẽ gây ra tình trạng sâu răng và viêm nha chu.

Một số thực phẩm có lợi cho răng miệng

Trái cây và rau quả giàu chất xơ giúp làm sạch bề mặt răng, chất xơ cũng giúp kích thích tiết nước bọt hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn và bảo vệ bề mặt răng. Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng tốt tại nhà, đây là cách bảo vệ tự nhiên tốt nhất chống lại sâu răng và bệnh nướu răng. Khoảng 20 phút sau khi ăn, nước bọt sẽ bắt đầu giảm tác động của axit và enzym do vi khuẩn sinh ra trên răng. Ngoài ra, nước bọt có chứa canxi và phốt phát giúp phục hồi các tồn thương do axit gây ra trên men răng.

Các thực phẩm giàu Omega 3 và khoáng chất như như cá hồi, cá thu giúp cho mô nướu chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Nhiều chương trình hưởng ứng “Ngày hội sức khỏe răng miệng thế giới”

Phô mai, sữa, sữa chua nguyên chất và các sản phẩm từ sữa khác. Phô mai là một chất kích thích tiết nước bọt khác. Canxi trong pho mát, canxi và phốt phát trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác cũng giúp khôi phục lại men răng.

Trà xanh và trà đen chứa các polyphenol có tác dụng t.iêu d.iệt hoặc kìm hãm sự phát triển vi khuẩn. Điều này ngăn vi khuẩn phát triển hoặc tạo ra axit tấn công răng.

Kẹo cao su không đường giúp kích thích tiết nước bọt làm sạch và hồi phục bề mặt răng.

Thực phẩm có florua, nước uống có chất fluoride, hoặc bất kỳ sản phẩm dạng nước có chất fluoride, sẽ giúp ích cho răng của bạn (bao gồm nước trái cây dạng bột miễn là chúng không chứa nhiều đường). Thực phẩm chế biến sẵn trên thị trường, chẳng hạn như các sản phẩm gia cầm, hải sản và ngũ cốc dạng bột, cũng có thể cung cấp florua.

Điều gì xảy ra khi ngừng đ.ánh răng?

Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng hàng ngày sẽ giúp vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa bệnh tật. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi không đ.ánh răng?

Không đ.ánh răng trước khi đi ngủ

Bạn có biết rằng miệng chúng ta là nơi cư trú của hàng ngàn vi khuẩn và vi khuẩn hoạt động cực mạnh về đêm không? Đây hoàn toàn là sự thật.

Đừng nghĩ miệng của chúng ta luôn sạch sẽ. Vì thế, chúng ta cần vệ sinh răng miệng tốt, điều này có thể giúp giảm sự tích tụ của vi khuẩn và bảo vệ răng miệng bạn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, vấn đề là vi khuẩn sẽ ăn các mảnh thức ăn còn sót lại trong miệng của chúng ta, và giải phóng các chất làm mòn men theo thời gian, dẫn đến sâu răng.

Ảnh minh họa

Những vi khuẩn này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến răng của bạn nếu không được kiểm tra, từ đó dẫn đến bệnh nướu răng, sâu răng, và một loạt các bệnh khác.

Lượng nước bọt sản sinh ra ban ngày là một trong những cơ chế bảo vệ miệng quan trọng nhất. Tuy nhiên, vào ban đêm, khi miệng và răng của bạn không hoạt động, chúng không sản xuất cùng lượng nước bọt như trong ngày.

Mất đi cơ chế bảo vệ này, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi vô cùng cùng mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải làm sạch miệng về đêm trước khi đi ngủ, nếu bạn không muốn lưu giữ cả ổ vi khuẩn trong miệng mình.

Tác hại của việc không đ.ánh răng lâu ngày

Việc không đ.ánh răng 1 ngày có lẽ sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, thế nhưng không đ.ánh răng lâu ngày có thể gây ra 1 số bệnh.

Ảnh minh họa

Bệnh sâu răng, nha chu và mất răng

Việc không đ.ánh răng bị sâu răng là điều hiển nhiên. Ngoài ra bạn còn có thể mắc bệnh nha chu nghiêm trọng và thậm chí mất răng hàng loạt do không đ.ánh răng. Bệnh viêm nha chu nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy các mô nâng đỡ răng gây ra mất răng và n.hiễm t.rùng lan rộng.

Hôi miệng

Khi bạn không đ.ánh răng, bạn đang tạo ra một môi trường cho mảng bám, chúng bị phân rã và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển trong miệng của bạn. Mỗi lần bạn ăn, những đồ ăn còn lại dính vào răng, nếu bạn không đ.ánh răng, những thực phẩm còn sót lại đều có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi.

Ảnh minh họa

Viêm nướu

Viêm nướu là tình trạng viêm của nướu, gây ra bởi mảng bám hình thành do vệ sinh răng miệng kém, độc tố từ mảng bám này sẽ gây kích thích mô nướu. Viêm nướu nếu không chữa trị kịp thời sẽ phát triển thành viêm nha chu.

Hỏng men răng

Men răng có tác dụng bảo vệ răng. Khi bạn lười đ.ánh răng, mảng bám sẽ hình thành, gây viêm nướu và dần phá huỷ men răng. Một khi men răng bị phá hỏng thì các loại vi khuẩn, mảng bám thực phẩm sẽ tấn công và làm răng bạn bị bào mòn, dễ bị sâu răng.

Răng ố vàng

Bất cứ khi nào bạn ăn hoặc uống những thứ có sắc tố sẫm màu như cà phê, trà, củ cải đường và rượu vang,… mà không đ.ánh răng, chúng có thể làm cho răng của bạn bị ố vàng. Hút thuốc cũng có thể làm cho răng của bạn bị sẫm màu và trở nên ố vàng theo thời gian.

Bệnh tiểu đường

Đây là một bệnh mạn tính có thể có ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Những người bị viêm nha chu (thường là kết quả của vệ sinh răng miệng kém) có thể gặp biến chứng nguy hiểm như bệnh tiểu đường.

Bệnh tim

Các vi khuẩn được giữ lại trong miệng của bạn khi bạn không đ.ánh răng và đi vào dòng m.áu của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tự nhiên của cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Khi vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời thì có thể sẽ gây ra các bệnh tim mạch.

Đột quỵ

Không đ.ánh răng có thể dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ do vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ đi vào m.áu rồi đến tim và não, từ đó tạo ra mảng bám vào động mạch. Một khi các mảng bám ở động mạch phát triển lớn và dày thêm thì quá trình lưu thông m.áu đến tim và não bị cản trở, m.áu không được phân bổ đủ đến các tế bào, gây ra tình trạng thiếu oxy và dẫn đến đột quỵ.

Sinh non

Không đ.ánh răng thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến em bé của bạn. Nếu bạn bị bệnh nướu răng, cũng gây ra các biến chứng như sinh con nhẹ cân, sinh non… Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *