Nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn sơ sinh chiếm một tỉ lệ khá cao trong các trường hợp t.ử v.ong sơ sinh ở các nước đang phát triển, mà một tỉ lệ t.ử v.ong chiếm phần quan trọng trong nhiễm khuẩn sơ sinh là do nhiễm khuẩn rốn.
Vì vậy, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm và được đưa vào chương trình giáo dục cho các bà mẹ trước khi sinh.
Giữ cuống rốn sạch và khô
Lúc mới sinh ra trẻ không có vi khuẩn thường trú bảo vệ. Vi khuẩn phát triển ở rốn là từ các nguồn bên ngoài. Nếu trẻ nằm với mẹ, sự phát triển các chủng vi khuẩn ở trẻ hầu hết là từ vi khuẩn thường trú trên da mẹ và ưu thế vẫn là vi khuẩn không gây bệnh.
Sự rụng rốn bình thường xảy ra vào ngày thứ 5-15 sau sinh, nó bắt đầu ở vùng chân rốn, đầu tiên xuất hiện một ít dịch nhầy đục, rất khó phân biệt với mủ rốn do nhiễm khuẩn. Sau khi rốn rụng chất dịch nhầy này vẫn còn được tiết ra cho đến khi rốn lành hẳn sau vài ngày. Đây là phản ứng viêm sinh lý, xung quanh thời điểm rụng rốn, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn rốn nếu chăm sóc rốn không sạch. Các yếu tố làm chậm quá trình rụng rốn là bôi chất kháng khuẩn lên cuống rốn, mổ đẻ và nhiễm khuẩn rốn.
Sau khi rụng rốn, rốn vẫn tiếp tục tiết ra một ít chất nhầy cho đến khi lành hoàn toàn, thường là vài ngày sau khi rụng rốn. Trong thời gian này, rốn vẫn còn dễ bị nhiễm khuẩn mặc dù ít hơn so với 2-3 ngày sau sinh.
Dấu hiệu để nhận biết nhiễm khuẩn rốn là rốn chảy mủ, hôi, có sưng đỏ quanh rốn. Ngoài ra, các dấu hiệu toàn thân trẻ đi kèm là trẻ sốt li bì, quấy khóc, bú kém khi đó sẽ phải nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn rốn.
Quá trình lành vết thương rốn thường xảy ra 5-15 ngày sau sinh.
Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh
Việc chăm sóc rốn sau sinh gồm:
Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt khuẩn, mỗi ngày thay một cái, dùng cái gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô. Tã phải được gấp dưới rốn.
Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì nó sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.
Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.
Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn rốn
Nhiễm khuẩn rốn thường là do tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp do trẻ bị uốn ván rốn do khi mang thai bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván và việc chăm sóc rốn không vô khuẩn. Biểu hiện rốn đỏ chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh rốn, có thể gây ra m.áu rốn. Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm khuẩn huyết với các biểu hiện: Trẻ ngủ li bì, bú kém, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn…
Điều trị: Chăm sóc rốn và dùng kháng sinh, nếu do uốn ván rốn cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván; Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc rốn 2 lần một ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn.
Sát trùng cuống rốn bằng các dung dịch sau: nước muối sinh lý để rửa sạch mủ, cồn iode 2-3%, cồn 70 độ; Dùng bông, gạc vô khuẩn thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn, nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn; Lau sạch thuốc sát trùng còn đọng lại ở chân rốn, không đắp gạc hoặc rắc thuốc bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lể da xung quanh rốn.
Cách phòng nhiễm khuẩn rốn: Cho trẻ tiếp xúc da – da với mẹ ngay từ đầu sau sinh, không cách ly mẹ con, nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm khuẩn; Tiêm phòng uốn ván cho mẹ lúc mang thai để tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy trẻ sốt, bú kém; Rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc ra m.áu rốn; Da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi rốn rụng hơn 2 ngày.
Khi dây rốn gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch bị cắt chức năng cung cấp m.áu của nó bị ngừng đột ngột, cuống rốn sẽ bắt đầu khô, trở nên đen và cứng. Việc tiếp xúc với không khí sẽ thúc đẩy quá trình khô và rụng rốn. Mô c.hết của dây rốn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt nếu cuống rốn ẩm ướt và do bôi đắp các chất không sạch. Mạch m.áu rốn vẫn tồn tại vào những ngày sau sinh, thông với dòng m.áu trong cơ thể trẻ. Cuống rốn là một cửa ngõ thông thương, là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn toàn thân cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, giữ cuống rốn sạch và khô là vấn đề mấu chốt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
TS. Lê Thị Hương
Theo SK&ĐS
Coi chừng bệnh gút biến chứng, gây tàn phế
Trong cuộc sống hiện đại, bệnh gút (Goute) là bệnh rất thường gặp; là một trong những bệnh lý viêm khớp gây đau đớn nhất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống.
Hiện bệnh gút là bệnh đứng thứ 4 trong 15 bệnh viêm khớp thường gặp. Đây là căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khó chữa trị như: biến dạng khớp, nhiễm khuẩn huyết, suy thận, thậm chí tàn phế.
Tự ý sử dụng thuốc tại nhà bị biến chứng nặng nề
Mắc bệnh gút đã hơn 14 năm nay, ông Đ.V.Đ (1951, Lạng Sơn) thường xuyên phải sử dụng thuốc bảo hiểm tại bệnh viện gần nhà. Mong muốn thoát khỏi những cơn đau nhức xương khớp vì căn bệnh này, ông mua nhiều loại thuốc Đông, Tây y được quảng cáo trên mạng. Bệnh trở nặng, ông được người nhà chuyển đến Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn cấp cứu trong tình trạng bàn, ngón tay bị hạt tophi gây biến dạng, sưng nề tấy đỏ, đau chảy mủ, sốt cao, chân sưng to, phù nề toàn thân. Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ông bị nhiễm khuẩn hạt tophi/gút mạn.
Ông Đ. cho biết, ông bị bệnh gút từ lâu, chán cảnh phải đi bệnh viện khám và lấy thuốc bảo hiểm uống mỗi khi bị sưng nhức khớp nên mua thêm thuốc bên ngoài uống. Thấy ai mách địa chỉ hay, trang mạng quảng cáo những bài thuốc tốt chữa bệnh gút, ông lại mua dùng thử nhưng bệnh chẳng đỡ, rồi phải nhập viện cấp cứu.
Nguyên nhân do đâu?
Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới t.uổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo t.uổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.
Theo phân loại thì gút được chia ra như sau: Gút nguyên phát chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới t.uổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine.
Gút thứ phát là hậu quả của tăng acid uric m.áu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric m.áu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai.
Các hạt tophi bị loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn.
Gút bẩm sinh là bệnh di truyền do bất thường về gene.
Theo thống kê, khoảng 5-20% bệnh nhân có acid uric m.áu cao sẽ mắc bệnh gút. Nồng độ acid uric m.áu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải.
Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric m.áu gồm: Bất thường về gene; Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh; Sự thóa biến nhanh của ATP thành aid uric; Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine.
Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: Suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp…).
Biểu hiện như thế nào?
Chính những khối tinh thể muối urat tích tụ ở các khớp xương dẫn đến viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp làm cho các khớp sưng lên.
Thể gút cấp tính thường có đau khớp dữ dội, rát bỏng là một triệu chứng đặc trưng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau). Một đặc điểm trong viêm khớp của bệnh gút là các khớp đau không đối xứng. Các khớp đau thường hay gặp trong bệnh gút là khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). Bệnh gút cấp tính, acid uric m.áu thường tăng cao.
Thể mạn tính của bệnh gút thường đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi. Chính vì lẽ đó mà rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.
Những biến chứng có thể gặp
Bệnh gút rất có thể gây biến chứng nếu điều trị không đúng, không liên tục. Theo các tổng kết, nghiên cứu, hậu quả của bệnh gút rất nguy hiểm, có thể gây hủy hoại khớp và đầu xương, gây tàn phế. Mặt khác, các hạt tophi bị loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, từ đó có thể gây n.hiễm t.rùng huyết. Bên cạnh đó, do muối urat lắng đọng ở thận làm tổn thương thận, gây sỏi thận, ứ mủ thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp… Ngoài ra, biến chứng còn xảy ra ở không ít trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp khác (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp) khiến việc sử dụng kháng sinh tràn lan gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong (dị ứng kháng sinh) hoặc gặp người bị dị ứng với thuốc điều trị gút (allopurinol) hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, m.áu, thận…
Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài việc điều trị (dùng thuốc) đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng, người mắc bệnh gút cần ăn kiêng hoặc hạn chế ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, thận…), hải sản. Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói (vì acid uric trong m.áu tăng cao khi đói). Người bệnh nên kiêng rượu, bia, bởi vì các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gút. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5 – 2,0 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu hạn chế lắng đọng ở thận. Hàng ngày, nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất. Cần tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress… Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng axít uric m.áu như: các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.
Để hạn chế các biến chứng do bệnh gút gây ra, người bệnh cần được tái khám, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp.
BS. Nguyễn Văn Bình
Theo SK&ĐS