Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân

Góp phần nâng cao chất lượng dân số, các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cho người dân được tỉnh đặc biệt quan tâm. Phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ được sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa…

Bác sĩ Bệnh viện Sản nhi tỉnh theo dõi tình hình sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Ở tuyến tỉnh, hệ thống cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ thường xuyên được củng cố, kiện toàn, sắp xếp để nâng cao chất lượng. Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã đạt tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ sản khoa và cấp cứu sản khoa hàng đầu trong tỉnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc SKSS-KHHGĐ. Các bệnh viện tuyến tỉnh đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, như: Siêu âm đầu dò, siêu âm màu, hệ thống phẫu thuật điều trị các bệnh liên quan đến SKSS.

Ở tuyến huyện, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thiết yếu, làm tốt vai trò chỉ đạo tuyến, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ lưu động tại cơ sở… Đồng thời, mô hình y tế thôn bản, cộng tác viên dân số được triển khai tại các thôn, bản khó khăn đã phần nào đáp ứng được công tác chăm sóc và tư vấn về SKSS cho phụ nữ từ lúc mang thai đến khi sinh nở.

Tính riêng trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 116.922 lượt phụ nữ khám phụ khoa, trong đó có 11.559 lượt xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung, 13.760 lượt được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA (phương pháp quan sát trực tiếp với acid acetic). 90% trường hợp VIA được điều trị bằng phương pháp áp lạnh cổ tử cung.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đã tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và ung thư cổ tử cung miễn phí cho 300 phụ nư t.uổi từ 15-49 thuộc 4 xã miền núi: Kỳ Thượng, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Hòa Bình (TP Hạ Long); sàng lọc ung thư vú cho 400 phụ nữ từ 35 t.uổi trở lên tại các xã Đông Ngũ (huyện Tiên Yên), xã Quảng An (huyện Đầm Hà).

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã tích cực truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc SKSS trên địa bàn tỉnh. Nhờ có hoạt động truyền thông đúng cách, nên số người được thực hiện các biện pháp tránh thai, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KHHGĐ ngày một cao, mức sinh giảm và chất lượng dân số được cải thiện.

Điều này đã khẳng định, nhận thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ đã được nâng cao, đời sống gia đình cũng được cải thiện, khi mà mỗi gia đình đã ý thức sinh đủ 2 con để nuôi dạy cho tốt và có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Hiện tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ t.uổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai đã đạt 91,7%. Tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ là 92%.

Hội KHHGĐ tỉnh khám, điều trị phụ khoa miễn phí cho phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ tại xã Dực Yên (huyện Đầm Hà).

Xác định công tác chăm sóc SKSS là nhiệm vụ quan trọng, Hội KHHGĐ tỉnh hiện cũng triển khai nhiều buổi tuyên truyền lưu động tới vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Hội đã trợ giúp cho phụ nữ các vùng khó khăn về các biện pháp phòng tránh thai, t.ình d.ục an toàn, phá thai an toàn…

Thời gian qua, mô hình Trung tâm Tư vấn dịch vụ KHHGĐ chăm sóc SKSS của Hội KKHGĐ cũng đã phát huy được hiệu quả rõ nét. Các hoạt động tư vấn về SKSS cho phụ nữ, đặc biệt là các đối tượng trẻ v.ị t.hành n.iên mang thai ngoài ý muốn đều được diễn ra trực tiếp tại Trung tâm.

Đội ngũ cán bộ y tế tại Trung tâm có trình độ chuyên môn vững vàng, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trung tâm còn phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, mời bác sĩ có trình độ chuyên môn cao tham gia khám, chữa bệnh và giải quyết những ca bệnh phức tạp…

Để hoạt động chăm sóc SKSS tiếp tục được duy trì ổn định, các ngành cần từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao sức khỏe cho phụ nữ mang thai, cải thiện sức khỏe sinh sản v.ị t.hành n.iên, giảm bệnh tật và t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay.

Khi nào cần bổ sung axít Folic?

Thiếu axít folic và cả thiếu m.áu, thiếu sắt gây hậu quả xấu. Do vậy, cần xem trọng việc phòng ngừa và điều trị sớm rối loạn này trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ.

Tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axít folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai.

Axít folic là gì?

Axít folic có khi được gọi folat chính là vitamin B 9.

Nằm trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng ngày (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm B tan trong nước, axít folic thuộc nhóm B tan trong nước), axít folic là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia nhân đôi tế bào.

Thiếu axít folic sẽ đưa đến thiếu m.áu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia). Nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ axít folic sẽ đưa đến khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống (spina bifida).

Nên lưu ý, phụ nữ ngoài thiếu axít folic còn dễ bị thiếu m.áu, thiếu sắt hơn nam giới vì dự trữ sắt của họ thấp do mất m.áu trong các kỳ k.inh n.guyệt. Phụ nữ không mang thai cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ thúc đẩy thiếu m.áu thiếu sắt và thiếu axít folic như: ra huyết kéo dài, ra huyết nhiều khi có kinh, ăn uống quá kiêng khem (có khi vì ám ảnh sợ béo phì). Nếu bị thiếu m.áu loại này, phụ nữ sẽ bị mỏi mệt thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, sút giảm trí nhớ…

Mỗi ngày uống một viên thuốc chứa axít folic và sắt là đủ nhu cầu cung cấp axít folic và sắt cho cơ thể

Ở phụ nữ mang thai, ngoài thiếu axít folic còn có nguy cơ bị thiếu m.áu thiếu sắt. Khi có thai, dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể phụ nữ có thai rất dễ không đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích m.áu ngày càng nhiều để nuôi thai. Còn nhu cầu axít folic tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai.

Ở thai phụ, thiếu m.áu thiếu sắt làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng và tăng nguy cơ mất m.áu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sảy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non tháng. Còn thiếu axít folic ở phụ nữ có thai, như đã nói ở trên, thai nhi rất dễ bị dị tật ống thần kinh là sự khiếm khuyết đưa đến ống thần kinh không đóng kín; phần lớn dị tật ống thần kinh thường thấy là nứt ống đốt sống hay còn gọi là gai cột sống chẻ đôi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axít folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày phải có đủ 400g axít folic.

Để tránh tình trạng thiếu vitamin và chất khoáng nói chung, nên ăn uống đầy đủ chất. Để không thiếu axít folic và cả sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ (heo, bò), gan, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ là đối tượng dễ thiếu hụt sắt và axít folic, và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng tối cần thiết này chỉ thông qua ăn uống là không đủ.

Do axít folic dễ mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm nên ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đã có luật định tăng cường axít folic trong bột mì để phòng thiếu hụt axít folic trong cộng đồng. Nếu thai phụ được điều trị bệnh sốt rét, động kinh hay đang dùng thuốc methotrexat bắt buộc phải dùng thuốc bổ sung axít folic.

Dự phòng thiếu axít folic và cả thiếu m.áu, thiếu sắt không khó ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản và phụ nữ có thai. Chỉ cần uống một viên thuốc chứa axít folic và sắt (hiện nay có nhiều thuốc kết hợp axít folic và sắt uống cùng lúc rất tiện ), mỗi ngày uống một viên thuốc chứa axít folic và sắt là đủ nhu cầu cung cấp axít folic và sắt cho cơ thể.

Lưu ý khi dùng thuốc chứa axít folic

– Bạn nên dùng thuốc axít folic một cách chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Vì bác sĩ là người biết rõ bạn bị thiếu axít folic như thế nào và bị thiếu m.áu loại gì. Không dùng thuốc với liều lớn hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Nên uống axít folic với nhiều nước.

– Nếu dùng thuốc chứa axít folic và chứa sắt, thì không uống với nước trà (chè) mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội (vì trà cản trở sự hấp thu sắt).

– Không uống chung với thuốc kháng axít trị viêm loét dạ dày – tá tràng với thuốc chứa axít folic và chứa sắt (sắt không được hấp thu), không uống chung với tetracyclin (tetracyclin bị giảm hấp thu).

– Sau khi uống thuốc chứa axít folic và chứa sắt, phân đi tiêu có màu đen (do màu của sắt chứa trong thuốc, đây là dấu hiệu không đáng ngại).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *