Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội xuất hiện những dòng chia sẻ, cảnh báo về một loại “virus lạ” tấn công gây viêm cơ tim dẫn đến t.ử v.ong cho hai cô gái ở Hà Nội.
Những chia sẻ gây hoang mang trên mạng xã hội về loại “virus lạ” lây lan bệnh viêm cơ tim.
“Virus lạ” mang tên viêm cơ tim
Theo một tài khoản Facebook Quân…. cảnh báo “siêu virus mới khu vực chùa Bộc” (Hà Nội) có viết: Chính cô cháu gái của mình cũng mắc phải và sau thời gian ngắn đã qua đời tại BV Bạch Mai cách đây 3 năm. Giờ xuất hiện trở lại và phát tán mức độ nghiêm trọng hơn. Chỉ trong vòng 1-2 ngày cướp đi mạng sống của 2 cô gái đang khoẻ mạnh. Mọi người lưu ý không có việc gì không đi qua mạn Chùa Bộc bán kính 2km, Đại học Y, Bệnh viện Bạch Mai”.
Chuyện “virus lạ” mang tên “viêm cơ tim” có thể lây lan và gây c.hết người là không có cơ sở. Không phải ai nhiễm virus cũng viêm cơ tim, không phải ai nhiễm viêm cơ tim cũng nguy kịch” PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam
Thậm chí, Facebooker này còn khẳng định: “Hiện đã có nhiều người t.ử v.ong do một loại virus lạ… Các bác sỹ vẫn chưa tìm ra đó là virus gì, cơ chế lây nhiễm ra sao”. Và nói rằng “khu vực đó đang có dịch rất căng. Hạn chế đi qua vùng dịch. Mà tốt nhất không có việc gì không nên qua”.
Nhiều thông tin na ná như trên nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, trong các hội nhóm khiến cộng đồng thực sự hoang mang.
Theo một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cơ quan này đang tiến hành điều tra về thông tin về 2 trường hợp t.ử v.ong do “virus lạ” gây viêm cơ tim được đăng tải trên mạng xã hội. Khi nhận được thông tin về hai trường hợp t.ử v.ong gây xôn xao trên cộng đồng mạng những ngày qua, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã khẩn trương cử cán bộ đến điều tra.
Theo thông tin ban đầu, cả hai trường hợp được nhắc đến trên mạng đều làm cùng tại một Viện khoa học trên địa bàn Hà Nội song ở hai cơ quan khác nhau. Chẩn đoán t.ử v.ong của Bệnh viện Bạch Mai là do viêm cơ tim không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân khởi phát với dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi. Bước đầu, cơ quan chức năng chưa thấy liên quan về dịch tễ, dù cùng là một Viện nhưng lại thuộc hai phân viện độc lập với nhau, hai cơ quan khác nhau, nơi ở khác nhau. Hai ca bệnh khởi phát bệnh vào thời điểm khác nhau, cách nhau 1 tuần, không phải lây cho nhau. Thông tin trên mạng xã hội hai ca bệnh “lây” cho nhau là không có cơ sở.
Điều tra nơi làm việc sơ bộ của cả hai cũng chưa thấy ai có biểu hiện tương tự. “Vì thế người dân không nên quá hoang mang, cho rằng đây là bệnh lạ hay virus lạ gây viêm cơ tim” – đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết.
Không phải ai nhiễm virus cũng gây viêm cơ tim
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho rằng: Chuyện “virus lạ” mang tên “viêm cơ tim” có thể lây lan và gây c.hết người là không có cơ sở. Không phải ai nhiễm virus cũng gây viêm cơ tim, không phải ai nhiễm viêm cơ tim cũng trở nên nguy kịch.
PGS Hùng cho biết, bệnh viêm cơ tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thuốc, do ngộ độc, n.hiễm t.rùng, do virus… Việc phát hiện, chẩn đoán viêm cơ tim cũng phải dựa trên xét nghiệm, thăm khám cụ thể có tính khoa học chứ không phải thích gì phán nấy. Việc tìm ra nguyên nhân gây viêm cơ tim có những trường hợp không thể chẩn đoán, bởi có rất nhiều căn nguyên gây ra căn bệnh này.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giảng viên Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Viêm cơ tim như tên gọi là tình trạng viêm của toàn bộ hoặc một phần khối cơ tim. Nguyên nhân viêm cơ tim thường gặp là virus hoặc bệnh lý tự miễn.
Ở nhóm nguyên nhân tự miễn, chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công mô cơ tim lành chứ không phải vi khuẩn. Bệnh lý tự miễn có thể là nguyên nhân gây viêm cơ tim hoặc tổn thương cơ quan khác. Bên cạnh đó, một số thuốc cũng có thể gây nên viêm cơ tim.
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, viêm cơ tim biểu hiện triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc thể bệnh, nguyên nhân và một số yếu tố khác. Các triệu chứng bao gồm: Suy tim-Tim không đủ khả năng bơm m.áu, biểu hiện qua các triệu chứng mệt, hạn chế vận động, phù chân, khó thở- có thể liên tục hoặc khi hoạt động hoặc chỉ khi nằm, đau ngực, rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh hoặc bỏ nhịp). Khi có các triệu chứng trên, mọi người cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, theo thống kê, trên toàn thế giới, bệnh viêm cơ tim gây ra cái c.hết cho 294.000 người từ năm 1990 tăng lên đến 354.000 người năm 2015.
Nhiễm virus, điều trị triệu chứng là biện pháp điều trị chủ yếu cho hầu hết các dạng viêm cơ tim. Trong giai đoạn cấp tính, liệu pháp hỗ trợ là chính, bao gồm cả nghỉ ngơi tại giường. Với những người suy tim nặng không đáp ứng với liệu pháp thông thường có thể chỉ định hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (như ECMO) hoặc ghép tim cho những người không cải thiện chức năng tim bằng liệu pháp ECMO.
Hiện không có phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim, một số lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm cơ tim: Thực hiện vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị n.hiễm t.rùng cơ tim liên quan đến HIV, t.ình d.ục an toàn và không sử dụng m.a t.úy bất hợp pháp; giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng; tiêm vaccin phòng bệnh, bao gồm cả những loại vaccin bảo vệ chống lại rubella và cúm-những bệnh có thể gây viêm cơ tim. Hạn chế tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh giống như virus hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính.
Hà Dũng
Theo ngaynay
Không chủ quan với chấn thương khớp gối
Chia sẻ bên lề hội thảo “Nội soi tái tạo dây chằng khớp gối – Quan điểm mới trong phẫu thuật và phục hồi chức năng” do BV Bạch Mai vừa tổ chức, PGS.TS Đào Xuân Thành – Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống (BV Bạch Mai) cho biết, có rất nhiều bệnh nhân bị chấn thương khớp gối nặng nhưng đến khám muộn, trong tình trạng đau dai dẳng kéo dài.
Ảnh minh họa
Theo PGS Thành, những năm gần đây, Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống khám và điều trị cho khá nhiều trường hợp chấn thương khớp gối do chơi thể thao, đặc biệt với những vận động viên nghiệp dư do không được học, huấn luyện các bài tập hoặc các động tác tránh hoặc giảm thiểu thương tổn trong chấn thương thể thao, trong đó lứa t.uổi từ 20-40 chiếm tới 70-80%.
Đáng chú ý, rất nhiều trường hợp đến muộn do chủ quan, hoặc tự điều trị, đến khi đau quá, khó chịu, hạn chế vận động, thậm chí bị có biến chứng mới đến bệnh viện. Khi đó hiệu quả điều trị sẽ thấp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống sau này.
PGS.TS Đào Xuân Thành cho biết thêm, chấn thương do thể thao mang tính cấp tính, không được chẩn đoán và điều trị kịp thời tổn thương sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt và lao động của người bệnh. Do đó, khi người bệnh có những biểu hiện như: Đau, mất vững khớp khi vận động, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Đặc biệt, không nên chủ quan tự ý đi mua thuốc về dùng, không dùng t.huốc l.á, thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp, hoặc xoa bóp… do có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng khác như viêm khớp, áp xe…
Để bảo vệ khớp của mình, những vận động viên nghiệp dư cũng nên qua các lớp đào tạo cơ bản hoặc ít nhất cũng phải tìm hiểu và có kiến thức về môn thể thao mình chơi, các bài tập khởi động cần thiết, tránh những va chạm có thể gây tổn thương khớp gối và các cơ quan khác trên cơ thể như khớp cổ chân, khớp vai…
Đức Trân
Theo daidoanket