Chất cấm khiến bác sĩ bất lực nhìn nhiều bệnh nhân tiểu đường ra đi tức tưởi thực chất là gì?

Ít nhất 5 người đã t.ử v.ong vì dùng loại thuốc này. Họ đều vào viện trong bệnh cảnh giống nhau: đau bụng, mệt mỏi, sốc, có người suy đa tạng…

Thông tin thêm 2 nạn nhân của viên tễ, thuốc tiểu đường hoàn, khiến nhiều người tò mò về chất phenphormin trong viên “thuốc” này.

Tự tìm đến cái c.hết vì mua loại thuốc chứa chất cấm

Trở về từ cõi c.hết, bà B.L (60 t.uổi ở quận Tân Bình, TP HCM) nói bà phát hiện mắc tiểu đường type 2 từ đầu năm 2018. Dù bác sĩ nói phải điều trị bằng thuốc. Cách đây vài tháng, bà L suy thận nên phải tiêm thuốc điều trị tiểu đường. Nhưng vì ngại cảnh đi bệnh viện tiêm thuốc thường xuyên nên bà L tự lên mạng tìm hiểu và đặt mua thuốc Tiểu đường hoàn.

Đó là loại thuốc đựng trong lọ nhựa, dạng viên tròn nhỏ, mỗi lọ có hơn 100 viên, giá 285.000 đồng.

Loại thuốc bà L mua trên mạng xã hội về uống. Ảnh: PNO

Không nghe lời bác sĩ, nhưng bà L nghe lời người bán loại thuốc này. Theo đó, mỗi ngày bà uống 6 viên. Uống đến tháng thứ 3 thì bà L bắt đầu mệt, căng thẳng, ăn kém, miệng nhạt. Dù bác sĩ cấm bà uống loại thuốc này khi bà nhờ tư vấn, nhưng bà vẫn uống lén.

Sau đó, bà L thấy tức ngực, thở khó, rất mệt mỏi, đau lưng liên tục, mỏi các cơ xương khớp nên người nhà đưa vào Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM.

BSCKII Hoàng Ngọc Ánh – Phó khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thống Nhất cho hay sau vào viện, bà L có triệu chứng nặng hơn, khó thở, suy hô hấp, huyết áp không ổn định, có triệu chứng toan chuyển hóa, đường huyết lên rất cao không thể đo được. May mắn nhờ hồi sức tích cực, đặt nội khí quản, tiêm, truyền thuốc đặc trị, lọc m.áu, bà L ổn định trở lại.

Nhiều nạn nhân của viên tiểu đường hoàn bị biến chứng phải lọc m.áu. Ảnh: PNO

Không may như bà L, một nạn nhân khác cũng của loại thuốc tễ tiểu đường hoàn vì diễn biến quá nặng, gia đình đã xin về. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Thống Nhất đã tiếp nhận tới 5 ca là nạn nhân của tiểu đường hoàn.

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), từ cuối năm 2018 đến giữa năm 2019, ít nhất có 5 ca vì sử dụng viên tiểu đường hoàn mà tự đặt mình vào tình huống nguy kịch. 4/5 ca t.ử v.ong.

Viên thuốc chứa phenphormin mà các bệnh nhân tiểu đường sử dụng, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: V.Thu

Các bệnh nhân trên đều vào viện trong 1 bệnh cảnh giống nhau: đau bụng, mệt mỏi, sốc, suy đa tạng diễn biến xấu rất nhanh, xét nghiệm axit lactic trong m.áu cao.

Các bệnh nhân đều có t.iền sử đái tháo đường nhiều năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây y mà tự điều trị bằng viên “tiểu đường hoàn” – màu xanh hoặc màu đỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, được bán tràn lan, mua rất dễ. Kết quả xét nghiệm các viên thuốc “tiểu đường hoàn” mà các bệnh nhân đã sử dụng đều dương tính với phenformin.

Phenphormin là gì mà nguy hiểm đến vậy?

Theo BS Nguyễn Quang Bảy – Trưởng Khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, phenphormin – Phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm c.hết người nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978.

Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, họ đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường.

Theo BS Ánh, Phenphormin làm cho người bị tiểu đường hạ đường huyết rất nhanh do có chất gây ức chế Insulin khiến biến chứng yếu cơ, mệt mỏi, không thở được và toan m.áu chuyển hóa.

Một khi đã bị biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong rất cao; nhất là với người suy gan, suy thận do biến chứng tăng hơn 100 lần so với người thường, đặc biệt với người dưới 40 t.uổi.

Các bác sĩ cho biết, đái tháo đường là bệnh mạn tính, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân được tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sỹ.

Võ Thu

Theo Gia đình&Xã hội

Đỉnh của dịch, số ca nhập viện do sốt xuất huyết tăng nhanh

Từ tháng 9 đến tháng 12 là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Bắc. Hiện tại đang là giai đoạn đỉnh dịch nên số bệnh nhân bị bệnh không ngừng gia tăng.

Chiều ngày 10/10, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, hiện tại Khoa Virus- Ký sinh trùng của BV có 70 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị. Nâng tổng số bệnh nhân bị sốt xuất hiện từ tháng 9/2019 đến nay là 472 trường hợp.

Theo TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là cao điểm của dịch bệnh này ở miền Bắc. Do đó, hiện đang là giai đoạn đỉnh dịch nên số bệnh nhân bị bệnh không ngừng gia tăng.

Cũng theo bác sĩ Giang, bệnh nhân không chỉ ở Hà Nội mà còn đến từ cách tỉnh lân cân. trong số các bệnh nhân mắc SXH đang điều trị, không ít ca biến chứng nặng. Đặc biệt, có một số ca biến chứng gây suy đa tạng, tổn thương gan, sốc.

Các y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Còn theo Sở Y tế Hà Nội, trong tháng 8/2019, Hà Nội ghi nhận từ 200 ca đến 300 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì tháng 9/2019, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng lên từ 400 đến 500 ca/tuần, xuất hiện tại tất cả các quận, huyện, thị xã. Trong khi đó, từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn thủ đố có những cơn mưa, dấy lên nỗi lo ngại về dịch sốt xuất sẽ tiếp tục lan mạnh trở lại, đặc biệt là những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trường xây dựng.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì t.rẻ e.m là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh t.ử v.ong nhanh chóng.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, do đó phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt, lau mát khi sốt cao. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến BV thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết là vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ; không nên trữ nước trong nhà; t.iêu d.iệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi; phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.

Linh Trần

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *