Chất hóa học từ đồ gia dụng gây biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột

Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học Bang Washington, Mỹ vừa phát hiện sự liên quan giữa mức độ các vi khuẩn và nấm hoạt động trong đường tiêu hóa của t.rẻ e.m có liên quan đến việc tiếp xúc với lượng hóa chất phổ biến được tìm thấy trong môi trường gia đình.

Các hợp chất bán hữu cơ bay hơi này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nhất là hệ vi sinh vật trong đường ruột (bao gồm nhiều loại vi khuẩn và nấm có tác động tích cực đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, khả năng miễn dịch của cơ thể; cũng như các vi sinh vật không lành mạnh có liên quan đến các bệnh béo phì, hen suyễn và sa sút trí tuệ).

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã đo mức độ của các hợp chất bán hữu cơ phổ biến trong m.áu và nước tiểu, mẫu phân của 69 trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Các hợp chất bán hữu cơ dễ bay hơi mà họ đo được bao gồm: Phthalate (hóa chất được sử dụng trong chất tẩy rửa; đồ dùng bằng nhựa như áo mưa, rèm tắm… và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như xà phòng, dầu gội đầu, keo xịt tóc) và các chất polyfluoroalkyl -PFAS (được sử dụng trong các loại vải chống ố và chống thấm nước, lớp phủ cho thảm và đồ nội thất, sản phẩm nấu ăn chống dính, chất đ.ánh bóng, sơn và các sản phẩm tẩy rửa…).

Các nhà khoa học nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hóa chất từ đồ gia đình với hệ vi khuẩn đường ruột.

Khi xem xét mức độ nấm và vi khuẩn trong đường ruột, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đ.ứa t.rẻ có lượng hóa chất trong m.áu cao hơn đã có sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột của chúng.

T.rẻ e.m nhiễm hàm lượng PFAS cao trong m.áu sẽ bị thay đổi số lượng và sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột. Với trẻ bị nhiễm lượng phthalate cao, quần thể nấm trong đường ruột bị giảm đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng: Những đ.ứa t.rẻ bị nhiễm hàm lượng hợp chất hóa học cao trong m.áu, thì trong đường ruột của chúng, số lượng vi khuẩn có chức năng làm sạch các hóa chất độc hại sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ như: Vi khuẩn khử halogen trong đường ruột sẽ tăng lên để xử lý sinh học và p.hân h.ủy các hóa chất halogen hóa. Những vi khuẩn này thường không được tìm thấy trong đường ruột một người bình thường, khỏe mạnh và không bị nhiễm hóa chất. Việc tìm thấy mức độ gia tăng của các loại vi khuẩn này trong ruột có nghĩa là: Hệ vi sinh vật đường ruột đang cố gắng điều chỉnh chính nó.

Phát hiện này giúp các nhà khoa học hiểu biết toàn diện hơn về sự tương tác giữa các chất hóa học trong đồ gia dụng với hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe con người. Từ đó hỗ trợ cho quá trình phát triển các phương pháp điều trị phù hợp.

Sa sút trí tuệ ở người cao t.uổi: Những điều cần lưu ý

Trên thế giới cứ 3 giây lại có 1 người mắc sa sút trí tuệ. Có 60-80% người sa sút trí tuệ mắc bệnh Alzheimer – căn bệnh không thể chữa khỏi và là nguyên nhân thứ 6 dẫn đến t.ử v.ong.

Căn bệnh này không chỉ gây gánh nặng về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

Ảnh minh họa

Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, kéo theo những chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Sa sút trí tuệ là một trong những bệnh điển hình nhất mà người cao t.uổi ở Việt Nam thường mắc phải.

Sa sút trí tuệ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Các nguyên nhân chính gây ra sa sút trí tuệ gồm: Do bệnh Alzheimer (chiếm 60-80%); Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não… Do bệnh nhồi m.áu cơ tim, viêm não, xuất huyết não; Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp…; Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý

Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, người cao t.uổi cần thực hiện các khuyến cáo sau của bác sĩ:

Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng; Người cao t.uổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng…; Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ; Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, m.a t.úy; Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế; Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng; Sa sút trí tuệ ở người cao t.uổi cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh nên thực hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín.

Theo BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng Phòng Tâm thần người cao t.uổi, BV Bạch Mai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *