Chất lượng không khí ở Hà Nội lại cảnh báo đỏ, nguy hại sức khỏe

Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air đã ghi nhận hàng chục điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 160-196 (cảnh báo đỏ), thậm chí có một điểm lên ngưỡng cảnh báo màu tím…

Ngày 29-9, chất lượng không khí tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc lại rơi vào tình trạng rất xấu, ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe người dân.

Tại hơn 80 điểm quan trắc trên địa bàn Hà Nội của hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air đã ghi nhận hàng chục điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 160-196 (cảnh báo đỏ), thậm chí có một điểm lên ngưỡng cảnh báo màu tím, rất có hại cho sức khỏe mọi người khi chỉ số AQI vượt ngưỡng 200.

Cùng với đó, hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng kém tại các điểm quan trắc ở các khu vực như: Từ Liêm, Phạm Văn Đồng, Tây Mỗ, Minh Khai, Mỹ Đình… có khả năng tác động đến sức khỏe nhóm nhạy cảm như người già, t.rẻ e.m, người mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch.

Chất lượng không khí tại Hà Nội xấu đi cũng làm gia tăng nồng độ bụi mịn PM 2.5 là loại bụi có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng len lỏi rất sâu vào phổi, đi trực tiếp vào m.áu, gây ra rất nhiều loại bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch.

Chất lượng không khí ở Hà Nội có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Theo quy luật hàng năm, nhất là tại miền Bắc bắt đầu từ tháng 9 trở đi, tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 có xu hướng tăng lên. Cùng với đó, ô nhiễm không khí tại miền Bắc còn bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng và các hoạt động dân sinh. Tuy nhiên, có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện thời tiết khi những ngày gần đây, điều kiện thời tiết lặng gió khiến cho chất ô nhiễm không khuếch tán được, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày ô nhiễm như hiện nay, người dân nên hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời như tập thể dục buổi sáng, hạn chế tham gia giao thông, trường hợp phải ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang. Tại các gia đình nên hạn chế đun nấu bằng bếp than tổ ong, hạn chế hút t.huốc l.á, đóng cửa sổ và cửa chính. Người đi ngoài đường về cần rửa mắt mũi bằng nước muối sinh lý.

Lời khuyên giúp phòng tránh 7 căn bệnh thường gặp lúc giao mùa

Thời tiết đang chuyển từ hè sang thu, trời bắt đầu chuyển lạnh dần. Vào mùa này, trẻ nhỏ và cả người lớn dễ mắc một số bệnh về hô hấp. Cùng bác sĩ tìm hiểu các biểu hiện và cách phòng ngừa để giúp gia đình bạn có một mùa đông khỏe mạnh.

Ảnh minh họa.

1. Bệnh cảm cúm được coi là bệnh đặc trưng và phổ biến của mùa lạnh và là loại bệnh đến hẹn lại lên. ThS. BS. Nguyễn Văn Tùng (Khoa Nhi, Bệnh viện Trung uơng Quân đội 108) chỉ ra một số bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và một số lời khuyên giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

2. Cảm lạnh thông thường

Đây là bệnh nhiễm siêu vi, biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm. Sốt thường thấp. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại vi rút khác nhau.

Hầu hết các cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3 – 5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7 -10 ngày. T.rẻ e.m thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.

Để phòng tránh cảm cúm, bố mẹ cần: giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ, thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.

3. Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Bệnh thường gặp nhất ở t.rẻ e.m dưới 12 tháng t.uổi. Các triệu chứng bao gồm: nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.

Vi rút hợp bào hô hấp là một loại vi rút đặc biệt, là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản.

Viêm phế quản bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước.

Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ bắt đầu cải thiện. Hầu hết t.rẻ e.m được điều trị tốt ở nhà, nhưng một số trẻ sẽ cần phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhân có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.

4. Cảm cúm

Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm. Nó thường xuất hiện nhanh chóng với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt thường kéo dài đến 5 ngày.

Có một số loại thuốc chống virút có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm; tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1 – 2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích.

Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với t.rẻ e.m có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện.

Ảnh minh họa.

5. Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn thường thấy nhất ở t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học. T.rẻ e.m thường xuyên bị đau họng, đau đầu và đau dạ dày. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa.

Viêm họng không có triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho. Nó thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh, t.rẻ e.m bị viêm họng liên cầu khuẩn nên được điều trị để giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này do n.hiễm t.rùng.

Trẻ mắc bệnh nên ở nhà, không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi chúng đã được dùng kháng sinh, hết sốt trong 24 giờ.

Dạy trẻ vệ sinh tay tốt và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi.

Nếu bạn có một trẻ sơ sinh, nên giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người hoặc đến thăm những người được biết là bị bệnh. Nếu con bạn bị ốm, cũng xin vui lòng giữ chúng ở nhà không nên cho trẻ đi học hoặc đến nhà trẻ để con bạn không lây bệnh cho những đ.ứa t.rẻ hoặc nhân viên khác.

Nói chung, con bạn có thể trở lại trường khi các triệu chứng được cải thiện và sau khi hết sốt trong 24 giờ (không cần dùng Paracetamon hoặc ibuprofen).

6. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm. Bạn có thể thức dậy do con bạn ho to. Tiếng ho khan, âm sắc cao. Con của bạn cũng có thể phát ra tiếng động lớn trong khi thở – các bác sĩ gọi là tiếng khò khè, thở rít thanh quản. Trẻ bị ho nhẹ và thường được hỗ trợ tại nhà.

Thông thường, các triệu chứng của viêm thanh quản sẽ được cải thiện khi tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Đối với t.rẻ e.m viêm thanh quản bị ho từ trung bình đến nặng hoặc khó thở thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Bệnh được điều trị dễ dàng với các phương pháp điều trị khí dung và steroid.

7. Viêm phổi

Không giống như các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ở những lần khác, có vẻ như con bạn ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ.

Nếu con bạn bị cảm trong vài ngày rồi đột nhiên bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi. Bạn nên đưa trẻ đi khám để đ.ánh giá.

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy con bị khó thở, nên tìm kiếm đ.ánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời và viêm phổi có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, nhưng một số t.rẻ e.m với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện.

“Với những biểu hiện tương tự, người lớn hãy tăng cường sức đề kháng với chế độ dinh dưỡng và luyện tập tích cực hơn để có cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết có những thay đổi bất thường”, ThS. BS. Nguyễn Văn Tùng lưu ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *