Ở người nhiễm HIV, dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giúp duy trì hệ thống miễn dịch.
Dinh dưỡng tốt cũng giúp người nhiễm HIV giữ cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ thuốc điều trị HIV.
I. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh HIV
Dinh dưỡng rất quan trọng đối với mọi người vì thực phẩm cung cấp cho cơ thể chúng ta những chất dinh dưỡng cần thiết để khỏe mạnh, phát triển và hoạt động bình thường.
Với người bệnh HIV, chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, kiểm soát cân nặng, bảo vệ cơ và xương, đồng thời tăng cường năng lượng và sức khỏe tổng thể.
Khi nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch phải làm việc rất vất vả để chống lại n.hiễm t.rùng. Để hệ miễn dịch hoạt động thì cần năng lượng (được đo bằng calo), có nghĩa là người bệnh HIV cần ăn nhiều thức ăn hơn trước đây. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ cho người nhiễm HIV khỏe mạnh.
Người nhiễm HIV đôi khi phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng như:
Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể khi nhiễm HIV.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV gây khó chịu cho dạ dày, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
N.hiễm t.rùng cơ hội có thể gây ra vấn đề khi ăn và nuốt.
Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến việc điều trị HIV (như thịt và cá sống).
Bất kỳ vấn đề nào trong số này đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể để duy trì sức khỏe tốt.
Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với người bệnh HIV. Ảnh minh họa.
Nếu người bệnh HIV thiếu cân hoặc khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, lượng virus cao hoặc n.hiễm t.rùng cơ hội, người bệnh nên bổ sung nhiều protein hơn cũng như bổ sung thêm calo (dưới dạng carbohydrate và chất béo) trong chế độ ăn uống của mình.
Cùng với việc tuân thủ điều trị theo phác đồ, duy trì thói quen sống lành mạnh, vận động thể chất thường xuyên, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ mang lại một số lợi ích cho người bệnh HIV:
Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để chống lại HIV và các bệnh n.hiễm t.rùng khác.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Quản lý các triệu chứng và biến chứng của HIV.
Cải thiện sự hấp thụ thuốc và giúp quản lý các tác dụng phụ tiềm ẩn.
II. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh HIV
Đối với những người nhiễm HIV, chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, ung thư và các tình trạng khác, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống. Mặt khác, nhiều bệnh nhân HIV bị suy nhược và cần tăng lượng calo nạp vào để cải thiện sức khỏe nói chung. Lượng calo tiêu thụ này phải là một chế độ ăn uống cân bằng, tuân theo tỷ lệ tương tự như khuyến nghị dành cho bệnh nhân không nhiễm HIV.
Ăn nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm: trái cây, rau, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein và sữa.
Ăn đúng lượng thực phẩm để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, natri (muối) và đường bổ sung.
1. Người bệnh HIV nên ăn nhiều trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả có thể kiểm soát tình trạng viêm ở người bệnh HIV. Ảnh minh họa.
Việc ăn rau củ quả và trái cây, dù tươi hay đông lạnh, là một trong những điều tốt nhất mà người nhiễm HIV có thể làm. Người bệnh HIV nên tiêu thụ nhiều loại thực phẩm “cầu vồng”, tức là nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cả trái cây tươi; rau lá xanh đậm (cải xoăn, rau bina, bông cải xanh); sản phẩm màu đỏ, cam và vàng (cà chua, ớt vàng, cà rốt); và các loại đậu, đậu Hà Lan, các loại rau củ có tinh bột như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, ngô,…
Hãy nhớ rửa trái cây và rau quả trước khi ăn sống hoặc nấu để loại bỏ vi khuẩn có hại hoặc vi trùng khác. Đảm bảo an toàn thực phẩm đặc biệt quan trọng đối với những người nhiễm HIV, những người có thể có hệ thống miễn dịch suy yếu khiến họ dễ mắc các bệnh do thực phẩm hơn.
2. Protein giúp người bệnh HIV duy trì khối lượng cơ bắp
Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ khuyến nghị người nhiễm HIV nên bổ sung thực phẩm giàu protein trong tất cả các bữa ăn, chẳng hạn như thịt bò nạc, thịt gà hữu cơ, gà tây, cá có dầu, trứng, thực phẩm từ sữa không béo và ít béo, hoặc từ các loại hạt, bơ, đậu, đậu nành và quả hạch.
Protein rất quan trọng để duy trì khối lượng cơ bắp vì những người nhiễm HIV dễ bị ảnh hưởng lâu dài do tình trạng viêm trên mô cơ. Cung cấp đủ protein giúp người bệnh HIV tăng cường năng lượng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ khuyên nên tiêu thụ từ 1-1,4g protein nạc cho mỗi kg cân nặng hàng ngày. Nên kết hợp giữa nguồn protein thực vật thực vật và động vật tùy thuộc vào sở thích của cá nhân và khả năng tiếp cận thực phẩm.
Để ngăn ngừa bệnh tật do thực phẩm, Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ khuyến cáo những người nhiễm HIV tránh ăn thịt, cá và trứng sống hoặc chưa nấu chín; chỉ tiêu thụ các sản phẩm sữa tiệt trùng; và sử dụng dao, thớt riêng cho thịt sống và đồ ăn chín.
3. Bổ sung chất xơ để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng
Các loại đậu, hạt cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho người bệnh HIV. Ảnh minh họa.
Người bệnh HIV ăn các loại rau củ, trái cây, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ giúp cải thiện mức cholesterol, cân bằng lượng đường trong m.áu và giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả cao nhất. Với nguy cơ hấp thụ chất dinh dưỡng kém do viêm liên quan đến HIV, một bữa ăn dễ chuẩn bị, chẳng hạn như bữa ăn bao gồm gạo lứt và đậu, có thể cung cấp đủ protein, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác với chi phí tương đối thấp.
4. Các vitamin và khoáng chất giúp củng cố hệ thống miễn dịch
Thực đơn tập trung vào thực vật, protein và chất xơ phải đáp ứng hầu hết các nhu cầu về vitamin, khoáng chất, chất béo và carbohydrate.
Những người theo chế độ ăn đặc biệt dành cho người nhiễm HIV cũng nên tập trung vào các chất dinh dưỡng cụ thể để chống lại một số tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc kháng virus, chẳng hạn như khử khoáng xương (xương bị suy yếu) và tăng mức cholesterol và chất béo trung tính.
Vitamin D được cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có trong cá béo, nước cam và các sản phẩm từ sữa giúp xương chắc khỏe.
Sắt có trong thịt đỏ có thể giúp cơ thể tạo ra huyết sắc tố, thành phần m.áu giúp vận chuyển oxy. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các loại rau lá xanh, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, gan, socola cũng giúp tăng cường hàm lượng chất sắt.
5. Người bệnh HIV nên uống đủ nước để chống đau cơ và mệt mỏi
Nước tăng cường quá trình trao đổi chất, di chuyển thuốc qua cơ thể, cải thiện tiêu hóa và đào thải, đồng thời giữ cho tế bào khỏe mạnh. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và làm ẩm không khí để thở. Do vậy, việc tiêu thụ đủ chất lỏng sẽ giúp giảm đau cơ và mệt mỏi thường xảy ra với bệnh nhân HIV.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo:
Trung bình mỗi ngày một người bình thường cần tiêu thụ 2-3 lít nước, tương đương với 8-13 cốc.
III. Lưu ý về an toàn thực phẩm cho người bệnh HIV
Để tránh các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, người nhiễm HIV cũng phải chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Người bệnh HIV cần đặc biệt tuân thủ các hướng dẫn về an toàn thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm.
Tại sao an toàn thực phẩm lại quan trọng đối với người nhiễm HIV? Vì HIV làm tổn hại hệ thống miễn dịch nên các bệnh do thực phẩm có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn ở người nhiễm HIV so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Chế biến thức ăn cho người bệnh HIV cần chú ý đặc biệt tới an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa.
Người nhiễm HIV nên thực hiện theo những bước sau đây để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm:
– Không ăn hoặc uống những thực phẩm sau:
Trứng sống hoặc thực phẩm có chứa trứng sống, ví dụ như bột bánh quy tự làm.
Thịt gia cầm, thịt và hải sản sống hoặc nấu chưa chín.
Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa và nước ép trái cây chưa tiệt trùng.
– Thực hiện theo 4 bước cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm:
Sạch sẽ: Rửa tay, các dụng cụ nấu ăn và mặt bàn thường xuyên khi chuẩn bị thức ăn.
Tách riêng: Tách riêng các loại thực phẩm để ngăn chặn sự lây lan của bất kỳ vi khuẩn nào từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Ví dụ, để riêng thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng với thực phẩm ăn liền, bao gồm trái cây, rau và bánh mì.
Nấu ăn: Đảm bảo nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ cần thiết, nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm được nấu ở nhiệt độ an toàn.
Làm lạnh: Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt, gia cầm, trứng, hải sản hoặc các thực phẩm khác có khả năng bị hỏng trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua.
Đối với người nhiễm HIV, việc cai t.huốc l.á là rất quan trọng để có được sức khỏe tối ưu. Liệu pháp thay thế không nicotine mới hơn nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân HIV.
Chế độ ăn cho người mắc bệnh vảy nến
Với bệnh vảy nến, điều quan trọng là tránh các thực phẩm có thể gây viêm. Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Có một số loại thực phẩm nên ăn và một số chế độ ăn kiêng nhất định cần cân nhắc khi điều trị bệnh vảy nến.
Khi bị bệnh vảy nến, việc giảm các tác nhân gây bệnh là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và tránh bùng phát. Bệnh vảy nến bùng phát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những tác nhân này có thể bao gồm thời tiết xấu, căng thẳng quá mức và một số loại thực phẩm.
Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân và t.iền sử của họ. Mỗi người đều có những yêu cầu về chế độ ăn uống khác nhau dựa trên nhu cầu riêng. Nhưng việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ khiến mọi người cảm thấy tốt hơn và giảm căng thẳng, điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến tình trạng bệnh vảy nến.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh vảy nến
Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh vảy nến.
Đến nay, vẫn chưa rõ liệu việc ăn một số loại thực phẩm nhất định hay tránh những loại khác có thể có tác động đáng kể đến tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến hay không.
Những người thừa cân hoặc béo phì, có liên quan đến béo phì, có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vảy nến bằng cách giảm cân, dựa trên chế độ ăn ít calo.
Bệnh nhân vảy nến mắc bệnh celiac có thể thấy việc tránh các thực phẩm có chứa gluten sẽ hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng. Nếu ai đó có kháng thể bệnh celiac, chế độ ăn không chứa gluten có thể có lợi cho bệnh vảy nến.
Không có một chế độ ăn kiêng nào để điều trị bệnh vảy nến hoặc có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng thực phẩm nạp vào cơ thể vẫn là một bước quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Nhiều mô tả về bệnh vảy nến tập trung vào các nguyên nhân và điều kiện có tính chất di truyền hoặc môi trường nhưng lại bỏ qua dinh dưỡng hoặc chỉ đề cập đến khả năng thực phẩm là nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến môi trường bên trong chúng ta và sức khỏe của các rào cản bảo vệ chúng ta, chẳng hạn như lớp niêm mạc của đường tiêu hóa.
2. Các dưỡng chất cần thiết
Chế độ ăn với lượng calo thích hợp và thành phần cân bằng của các chất dinh dưỡng có thể được đề xuất cho phù hợp với từng bệnh nhân. Nói chung, bệnh nhân vảy nến nên thực hiện chế độ ăn với thành phần thích hợp của chất béo và đường, ăn đủ cá/ hải sản có vỏ, đậu tương và chất xơ, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, đường đơn và rượu.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm trong bệnh vảy nến. Dầu cá, vitamin D, vitamin B-12 và selen đều đã được nghiên cứu để điều trị bệnh vảy nến.Lợi ích của việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể bao gồm việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát.
Vitamin D
Ở người, vitamin D được cung cấp thông qua chế độ ăn uống và qua tổng hợp trong da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D là:
Dầu gan cá,
Cá kiếm, cá hồi, cá ngừ, cá mòi,
Gan bò,
Trứng hoặc pho mát.
Vitamin D là một chất trung gian chính của phản ứng viêm. Vitamin D có tác động trên bạch cầu đơn nhân/ đại thực bào và điều chỉnh giảm việc sản xuất TNF-, IL-1, IL-6, hoặc IL-8. Nồng độ vitamin D trong huyết thanh bị giảm ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến so với người bình thường. Một số thử nghiệm bổ sung vitamin D3 đường uống đang được tiến hành để sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến.
Vitamin B12
Vitamin B12 có nhiều trong cá/ động vật có vỏ (sò, hàu, ngao, hoặc trứng cá hồi).
Vitamin B12 có nhiều trong cá/ động vật có vỏ (sò, hàu, ngao, hoặc trứng cá hồi) hoặc gan (bò, lợn, gà). Vitamin B12 có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi các stress oxy hóa do viêm.
Tác dụng của vitamin B12 tại chỗ trên bệnh vảy nến cũng được báo cáo. Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng về tiêm bắp vitamin B12 cùng với liệu pháp thông thường không làm tăng hiệu quả điều trị đối với bệnh vảy nến.
Vitamin A
Các nguồn cung cấp vitamin A (retinol) trong chế độ ăn uống là gan, cá, trứng hoặc bơ, t.iền vitamin A như beta-carotene, có nhiều trong các rau củ màu xanh lá cây/ vàng như cà rốt hoặc rau bina. Vitamin A trong chế độ ăn uống được hấp thụ trong ruột, chủ yếu được phân phối đến gan và ở mức độ thấp hơn là thận, mô mỡ hoặc tủy xương.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lượng vitamin A trong chế độ ăn và sự phát triển hoặc trầm trọng thêm của viêm khớp vảy nến cần được nghiên cứu thêm.
Selenium
Selenium có nhiều trong cá/ động vật có vỏ, trứng, thịt gia cầm hoặc ngũ cốc. Đây là một nguyên tố vi lượng có đặc tính chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch. Mặc dù không có nhiều bằng chứng cụ thể về vai trò của vi chất này, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên bổ sung selenium, dựa trên những quan sát cho thấy hàm lượng selenium có xu hướng giảm ở bệnh nhân vảy nến.
Genistein (có trong đậu nành)
Đậu nành được ghi nhận là tốt cho người bệnh vảy nến.
Đậu nành được cho là thực phẩm có chứa chất hỗ trợ chống bệnh vảy nến tiềm năng. Isoflavone là phytoestrogen có nhiều trong đậu nành và genistein là isoflavone chính có hoạt tính chống viêm mạnh.
Probiotics
Probiotics là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ khi được sử dụng với số lượng thích hợp. Việc sử dụng các probiotics được cho là mang lại hiệu quả có lợi cho bệnh nhân vảy nến.
Một số loại thực phẩm có chứa probiotics, bao gồm thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối, nấm thủy sâm, sữa chua và nấm sữa kefir.
Ngoài ra, các acid béo không bão hòa như DHA hoặc EPA có thể được khuyến nghị. Bệnh nhân béo phì có thể cân nhắc sử dụng chế độ ăn ít calo để giảm cân. Bệnh nhân vảy nến có nồng độ vitamin D hoặc selen trong huyết thanh thấp có thể được xem xét để bổ sung vitamin D hoặc selen tương ứng.
Tóm lại, các chất béo bão hòa, thịt đỏ, carbohydrate đơn giản, hoặc rượu làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.
Ngược lại, các acid béo omega-3, vitamin D, vitamin B12, chất xơ, genistein, selenium hoặc chế phẩm sinh học cải thiện bệnh vảy nến hoặc các bệnh đi kèm.
3. Thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh khi bị bệnh vảy nến
Bởi vì bệnh vảy nến là một bệnh qua trung gian miễn dịch nên nó không chỉ giới hạn ở da; nó mang tính hệ thống. Vì vậy, việc chọn những thực phẩm hỗ trợ và tránh những thực phẩm không hỗ trợ sức khỏe tổng thể là điều hợp lý.
Dưới đây là một số điều cần cân nhắc hạn chế trong chế độ ăn uống:
Các loại thực phẩm dưới đây có thể gây bùng phát bệnh vảy nến nhưng chúng có thể không ảnh hưởng đến tất cả những người bị bệnh vảy nến.
Chất béo bão hòa và omega-6
Thịt bò có nhiều chất bão hòa có thể gây bùng phát bệnh vảy nến.
Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và mỡ động vật. Chế độ ăn giàu các loại chất béo này làm nặng thêm tổn thương viêm da dạng vảy nến trên mô hình chuột thực nghiệm. Các chất béo bão hòa kích hoạt sản xuất IL-1 và IL-18 hoạt động từ đại thực bào. Sự gia tăng IL-1 thúc đẩy sự biểu hiện của CCL20 trong lớp biểu bì, dẫn đến sự tích tụ của các tế bào Th17 vào vùng da tổn thương.
Các chất béo không bão hòa dạng omega-6, đại diện là acid linoleic, có nhiều trong dầu thực vật và bơ thực vật. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ các loại chất béo này với bệnh vảy nến vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong cơ thể, acid linoleic được chuyển hóa thành acid arachidonic, là t.iền chất của một loạt các chất trung gian của phản ứng viêm như các prostanoid (tiêu biểu là prostaglanin E2 và thromboxane A2) và leukotriene, đây có thể là các yếu tố thúc đẩy tổn thương viêm trong bệnh vảy nến.
Carbohydrate đơn giản
Các loại carbohydrate đơn giản (sucrose, fructose) được ghi nhận là một thực phẩm có thể kích hoạt đợt nặng lên của tổn thương vảy nến, do làm tăng nặng các stress oxy hóa và phản ứng viêm. Mô hình chuột thực nghiệm với chế độ ăn giàu fructose có nồng độ IL-17F cao hơn nhóm đối chứng.
Một nghiên cứu khác cho thấy béo phì không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến bệnh vảy nến mà chế độ ăn nhiều carbohydrate đơn cũng có vai trò quan trọng.
Thịt đỏ, sữa và trứng
Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) sữa và trứng chứa một loại acid béo không bão hòa đa gọi là acid arachidonic. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của acid arachidonic có thể đóng một vai trò trong việc tạo ra các tổn thương vảy nến. Do đó, ăn quá nhiều thịt đỏ, sữa và trứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở bệnh vảy nến. Ngoài ra, cần tránh cả xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác.
Rượu, bia
Sự bùng phát tự miễn dịch có liên quan đến sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Rượu được cho là tác nhân gây bệnh vảy nến do tác động gây rối loạn của nó lên các con đường khác nhau của hệ thống miễn dịch.
Rượu, bia hay đồ uống có cồn nói chung, đã được ghi nhận một cách rõ ràng là một yếu tố kích hoạt hoặc làm nặng lên bệnh vảy nến: ethanol làm tăng sản xuất TNF- trong bạch cầu đơn nhân /đại thực bào, tăng sinh tế bào lympho và giải phóng histamine từ tế bào mast.
Tổn thương gan do rượu có thể làm suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da và hoạt hóa sự tăng sinh của tế bào sừng. Ngoài ra, rượu có thể thúc đẩy viêm.
Bên cạnh đó, việc uống rượu hay nghiện rượu cũng làm giảm tuân thủ điều trị, giảm hiệu quả và tăng độc tính của các phương pháp trị liệu toàn thân. Bệnh nhân vảy nến nên tránh tối đa sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
Gluten
Bệnh Celiac là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi phản ứng tự miễn dịch với gluten protein. Những người mắc bệnh vảy nến đã được phát hiện có dấu hiệu tăng độ nhạy cảm với gluten. Nếu bị bệnh vảy nến và nhạy cảm với gluten, điều quan trọng là phải cắt bỏ các thực phẩm có chứa gluten.
Thực phẩm chế biến
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và nhiều tình trạng sức khỏe mạn tính. Một số tình trạng như vậy gây ra tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể, có thể liên quan đến bệnh vảy nến bùng phát. Những thực phẩm cần tránh như: Thịt chế biến; Sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn; Trái cây và rau quả đóng hộp; Bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo.
Thực phẩm chứa solanine
Một trong những nguyên nhân được báo cáo phổ biến nhất gây bùng phát bệnh vảy nến là việc tiêu thụ thực phẩm chứa solanine, được biết là có ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể là nguyên nhân gây viêm. Những thực phẩm cần tránh bao gồm: Cà chua; Khoai tây; Cà tím; Ớt.
4. Thực phẩm nên ăn nếu bạn bị bệnh vảy nến
Với bệnh vảy nến, chế độ ăn nhiều thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát.
Trái cây và rau quả
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả được khuyến khích cho các tình trạng viêm như bệnh vảy nến.
Hầu như tất cả các chế độ ăn chống viêm đều bao gồm trái cây và rau quả. Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, là những hợp chất làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm. Một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả được khuyến khích cho các tình trạng viêm như bệnh vảy nến. Thực phẩm nên ăn bao gồm:
Bông cải xanh, súp lơ trắng và cải Brussels.
Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina…
Các loại quả mọng (quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi…).
Anh đào, nho và các loại trái cây có màu sẫm khác.
Cá béo
Chế độ ăn nhiều cá béo như cá mòi, cá hồi, cá tuyết… có thể cung cấp cho cơ thể omega-3 chống viêm. Việc hấp thụ omega-3 có liên quan đến việc giảm các chất gây viêm và tình trạng viêm tổng thể.
Cần lưu ý rằng vẫn còn nhiều nghiên cứu cần được thực hiện về mối liên hệ giữa omega-3 và bệnh vảy nến.
Dầu tốt cho tim
Giống như cá béo, một số loại dầu cũng chứa acid béo chống viêm. Điều quan trọng là tập trung vào các loại dầu có tỷ lệ acid béo omega-3 và omega-6 cao hơn.
Dầu nên ăn bao gồm: Dầu ô liu; Dầu dừa; Dầu hạt lanh; Dầu cây rum.
Từ những ảnh hưởng của thức ăn và chế độ dinh dưỡng trên bệnh nhân vảy nến, bác sĩ da liễu nên đ.ánh giá chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán bệnh, thông qua tư vấn của một chuyên gia về dinh dưỡng. Từ đó, hướng dẫn bệnh nhân đến một chế độ ăn uống phù hợp nếu cần thiết.
Điều chỉnh chế độ ăn có thể góp phần quan trọng cho việc kiểm soát bệnh vảy nến, bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu. Chế độ ăn kiêng cá nhân hóa có thể được đề xuất cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng dinh dưỡng và tình trạng bệnh vảy nến và các bệnh đi kèm.