Bệnh nhân nên có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng như protein, chất béo, Carbonhydrate để tăng cường sức khỏe, chịu đựng được các phương pháp điều trị.
Chế độ ăn lành mạnh giúp các bệnh nhân ung thư duy trì sức khỏe, năng lượng, cân nặng và lượng dinh dưỡng trong cơ thể, giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng, hạn chế tác dụng phụ, đẩy nhanh quá trình chữa lành và hồi phục. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ bữa ăn nên gồm những chất dưới đây:
Protein
Protein giúp tăng trưởng, hồi phục mô và tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể không có đủ lượng protein cần thiết, chúng sẽ phá hủy các mô cơ để lấy năng lượng. Điều này khiến cơ thể mất nhiều thời gian hồi phục hơn và tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng. Bệnh nhân ung thư thường cần nhiều protein hơn người bình thường bởi sau khi thực hiện phẫu thuật hay hóa, xạ trị, protein giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành và tránh n.hiễm t.rùng. Nguồn protein tốt từ cá, gia cầm, thịt đỏ nạc, trứng các sản phẩm từ sữa ít béo và các loại hạt như bơ hạt, đậu Hà Lan hay đậu nành.
Protein giúp tăng trưởng, hồi phục mô trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Chất béo
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, là nguồn năng lượng phong phú cho cơ thể. Cơ thể phân giải chất béo và sử dụng chúng để lưu trữ năng lượng, ngăn cách các mô và vận chuyển một số loại vitamin qua m.áu.
Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, người bệnh nên chọn chất béo không bão hòa đơn trong ô liu, dầu canola và dầu đậu phộng… và chất béo không bão hòa đa thường được tìm thấy trong nghệ tây, hướng dương, ngô và dầu hạt lanh và hải sản.
Carbohydrate
Carbonhydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cung cấp nhiên liệu cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng cơ quan thích hợp. Các nguồn carbohydrate tốt nhất là trái cây, rau và ngũ cốc – cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào.
Nước
Tất cả tế bào cơ thể đều cần nước để hoạt động. Nước có thể được dung nạp từ thực phẩm, nhưng một người nên uống khoảng tám ly nước 200ml mỗi ngày để tất cả các tế bào cơ thể được cung cấp đủ lượng chất lỏng. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư cần uống thêm nhiều nước hơn nếu bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc không ăn được nhiều. Lưu ý, tất cả loại chất lỏng trong súp, sữa, thậm chí cả kem và gelatin cũng đều được tính trong lượng nước cơ thể nạp.
Tất cả các tế bào cơ thể đều cần nước để hoạt động.
Vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần vitamin và khoáng chất để hoạt động hiệu quả và tận dụng năng lượng (calo) trong thực phẩm. Chúng được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm nhưng cũng được bán dưới dạng thuốc viên và chất bổ sung dạng lỏng.
Những người có chế độ ăn cân bằng với đủ lượng calo và protein sẽ nhận được nhiều vitamin và khoáng chất hơn người ăn uống không lành mạnh. Nhưng các bệnh nhân ung thư khó có thể áp dụng chế độ ăn uống cân bằng bởi các tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày. Nếu lượng thức ăn của bệnh nhân bị hạn chế trong vài tuần hoặc vài tháng vì ảnh hưởng của điều trị, nên trao đổi với bác sĩ về việc kiểm tra sự thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.
Tuy nhiên, một số chất như sắt có thể gây hại, làm cho hóa trị và xạ trị kém hiệu quả, đặc biệt là khi dùng với liều lượng lớn. Do đó, nếu bác sĩ cho phép uống vitamin trong khi điều trị, bệnh nhân nên chọn chất bổ sung không quá 100% giá trị hàng ngày (DV) của vitamin và khoáng chất.
Nhật Lệ (Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ/vnexpress.net)
Thực phẩm nên ăn trong thời gian hóa trị
Bột yến mạch, cá, trứng, trái cây, sinh tố cung cấp dinh dưỡng, có thể giúp ích cho người bệnh khi mệt mỏi, khô miệng, chán ăn lúc hóa trị.
Hóa trị là phương pháp điều trị phổ biến sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: khô miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn, mệt mỏi, gặp khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Theo Healthline, người bệnh duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Bệnh nhân nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng.
Bột yến mạch
Bột yến mạch cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Thực phẩm giàu lượng carbs, protein, chất chống oxy hóa, chất béo, chứa beta glucan – một loại chất xơ hòa tan nuôi sống vi khuẩn có lợi, tốt cho sức khỏe đường ruột. Trong quá trình hóa trị, người bệnh bị khô miệng hoặc lở miệng, nhờ hương vị trung tính, mềm, sản phẩm thích hợp với khẩu vị người bệnh. Bạn có thể ăn kèm bột yến mạch với hoa quả, mật ong, các loại hạt.
Bột yến mạch mềm, thích hợp với người bệnh, bạn ăn kèm trái cây thể thêm hương vị.
Quả bơ
Bơ có lượng calo, chất dinh dưỡng cần thiết, nhiều chất béo không bão hòa đơn, có thể giúp giảm LDL – Cholesterol xấu tăng HDL – cholesterol tốt. Loại quả màu xanh này cũng chứa nhiều chất xơ. Trái cây là lựa chọn thích hợp cho người bệnh gặp tình trạng khô miệng, táo bón, lở miệng hoặc giảm cân. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì nướng, ngũ cốc, đậu hoặc súp. Bạn nên rửa bơ chưa gọt vỏ trước khi cắt lát, vì vỏ của chúng có thể chứa Listeria, một loại vi khuẩn phổ biến có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Trứng
Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến của hóa trị. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh chú trọng chế độ dinh dưỡng. Trứng là thực phẩm cung cấp nguồn cung cấp protein, chất béo dồi dào. Trong đó, chất béo cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng, protein giúp duy trì, xây dựng khối lượng cơ bắp, điều này quan trọng trong quá trình hóa trị. Bạn có thể luộc trứng cho một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, bạn phải nấu chín kỹ, với lòng đỏ đặc, lòng trắng cứng, để tránh ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm mềm thích hợp cho người loét miệng.
Hạnh nhân và các loại hạt
Trong quá trình hóa trị, người bệnh khó tránh khỏi cơn mệt mỏi. Lúc này, những bữa ăn nhẹ rất hữu ích. Hạnh nhân, hạt điều có lượng protein, chất béo lành mạnh, vitamin, chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho tế bào. Bạn cũng có thể thêm các loại hạt vào bột yến mạch hoặc món ăn khác.
Người bệnh khi hóa trị có thể ăn các loại hạt vào bữa phụ.
Giống như các loại hạt, hạt bí ngô thích hợp để ăn vặt. Chúng giàu chất béo, protein, chất chống oxy hóa, vitamin E. Bạn có thể kết hợp ăn hạt bí ngô cùng quả nam việt quất khô, các loại trái cây, hạt khô khác.
Họ rau cải
Các loại cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải chứa nhiều dinh dưỡng. Bông cải xanh cung cấp một lượng vitamin C, có ý nghĩa với hệ miễn dịch. Hơn nữa, thực phẩm chứa sulforaphane – hợp chất hỗ trợ cải thiện sức khỏe của não. Nghiên cứu chỉ ra rằng sulforaphane có thể tác động tích cực đến sức khỏe của não bằng cách giảm viêm, bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại, điều này quan trọng khi trải qua hóa trị. Bạn có thể hấp rau với dầu ô liu, kèm chút muối, thậm chí vắt thêm chanh nếu không bị lở miệng, buồn nôn.
Sinh tố tự làm
Sinh tố là lựa chọn thích hợp nếu bạn cảm thấy khó nhai thức ăn rắn. Việc tự làm sinh tố cho phép bạn chế biến thành phần phù hợp với khẩu vị, thể trạng cơ thể. Bạn có thể kết hợp trái cây tươi với sữa hoặc kefir (sữa lên men như sữa chua) cho thêm vài lá rau bina rửa sạch, thêm bơ đậu phộng… Với trái cây tươi, bạn ngâm chúng trước khi rửa kỹ dưới vòi nước. Điều này sẽ giúp loại bỏ mảnh vụn hoặc vi khuẩn bám bên ngoài.
Trong quá trình hóa trị, với tác dụng phụ của hóa chất, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, sinh tố là gợi ý thiết thực trong các bữa ăn.
Bánh mì hoặc bánh quy
Nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc buồn nôn, bánh mì hoặc bánh quy giòn là một lựa chọn tốt vì chúng dễ tiêu hóa. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất dinh dưỡng, giúp dạ dày không khó chịu. Bánh quy giòn hoặc mặn hữu ích để bổ sung lượng natri đã mất do bị tiêu chảy, nôn mửa. Bạn có thể ăn bánh cùng bơ hoặc phô mai ricotta nếu muốn thêm hương vị, chất dinh dưỡng.
Cá
Nếu thích hải sản, bạn nên ăn cá mỗi tuần khi hóa trị. Đó là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3. Omega-3 là chất béo quan trọng, hỗ trợ sức khỏe não bộ. Ngoài ra, ăn nhiều protein, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như cá có thể giúp bạn tránh giảm cân trong quá trình điều trị. Cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore, cá mòi có nhiều chất béo này.
Ngọc Thi
Theo VNE