Chế độ ăn hỗ trợ phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh phát triển từ nhiều yếu tố khác nhau, từ các đặc điểm thể chất, các yếu tố gây căng thẳng về môi trường và cả sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Mặc dù nhận thức và nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của bà mẹ đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây nhưng tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ở bà mẹ vẫn cao. Rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở các bà mẹ là trầm cảm sau sinh, được định nghĩa là các triệu chứng trầm cảm gặp phải trong 6 tháng đầu sau sinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 7 phụ nữ mới sinh con thì có một phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. Bộ Y tế cho biết, có 85% phụ nữ sau sinh có biểu hiện bất thường, thậm chí bệnh lý về tâm thần với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103: Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn có các triệu chứng giống với trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra rối loạn này lại khác với nguyên nhân gây trầm cảm thông thường là do thiếu serotonin ở não vì biến động nội tiết ở bệnh nhân sau khi sinh.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh trầm cảm sau sinh

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe, sản xuất sữa và chăm sóc con. Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng có thể khiến bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, dễ cáu kỉnh, ảnh hưởng đến tâm trạng. Một kế hoạch bữa ăn toàn diện, giàu dinh dưỡng đã được chứng minh là không chỉ giúp phục hồi sau sinh mà còn giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và rối loạn tâm trạng.

Dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp bà mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh.

Phụ nữ có t.iền sử trầm cảm hoặc từng bị trầm cảm sau sinh trong quá khứ có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh hơn trong những lần mang thai tiếp theo. Những bà mẹ ở t.uổi vị thành niên và những người không được chồng, gia đình hỗ trợ hoặc những người đang trải qua tình huống căng thẳng cao độ như mang thai phức tạp hoặc sinh non cũng có nguy cơ cao hơn.

Một yếu tố nguy cơ khác đối với trầm cảm sau sinh là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, tình trạng này rất phổ biến sau khi mang thai, vì vậy một trong những điều chủ động nhất bạn có thể làm nếu bắt đầu cảm thấy chán nản là đảm bảo rằng bạn đang nuôi dưỡng bản thân bằng những thực phẩm phù hợp. Ăn thực phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng sẽ giúp khôi phục chất dinh dưỡng, cân bằng nội tiết tố cần thiết để ổn định tâm trạng.

Có bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa dinh dưỡng tốt và trầm cảm sau sinh. Ví dụ, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B, acid béo omega-3, vitamin D, kẽm có liên quan đến nguy cơ gặp phải các triệu chứng trầm cảm cao hơn, bao gồm cả những triệu chứng liên quan đến trầm cảm sau sinh.

Nghiên cứu cho thấy rằng chất dinh dưỡng cạn kiệt dễ làm tăng đáng kể tình trạng trầm cảm từ thời điểm mẹ chuẩn bị mang thai cho đến 1 năm sau sinh. Trong khoảng thời gian này, cơ thể bà mẹ cần nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn hơn để cải thiện sức khỏe đường ruột, điều hòa nội tiết tố, khả năng miễn dịch và chức năng thần kinh nội tiết.

2. Các dưỡng chất ảnh hưởng tới tâm trạng bà mẹ sau sinh

Mặc dù dinh dưỡng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh nhưng nó được coi là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ sau khi sinh con. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp giảm bớt nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của trầm cảm sau sinh:

2.1 Vitamin B

Vitamin B rất cần thiết cho hoạt động bình thường của não. Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng và chức năng não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa nguy cơ bị trầm cảm cao hơn và mức tiêu thụ vitamin B6 thấp. Các nghiên cứu khác cho thấy hàm lượng thấp một số vitamin B, bao gồm folate, vitamin B12, có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc cho thấy những phụ nữ có lượng folate, vitamin B12 thấp có khả năng gặp các triệu chứng của trầm cảm sau sinh.

Các thực phẩm giàu vitamin B rất cần thiết cho chức năng não và thần kinh, giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

2.2 Acid béo thiết yếu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chế độ ăn uống bằng thực phẩm giàu acid béo omega-3 có thể giúp tăng cường sự tập trung tinh thần, giảm viêm, giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Chất béo lành mạnh có đặc tính chống viêm có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và sau khi sinh, lượng DHA dự trữ trong cơ thể mẹ sẽ được truyền qua sữa mẹ để hỗ trợ sự phát triển thần kinh của trẻ.

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được công bố trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc cho thấy những phụ nữ được bổ sung omega-3 liều cao khi mang thai và trong 3 tháng sau sinh có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh thấp hơn so với những phụ nữ dùng giả dược.

2.3 Vitamin D

Vitamin D hỗ trợ hệ thống miễn dịch, não và hệ thần kinh. Vitamin D cũng rất cần thiết trong việc hỗ trợ hấp thụ canxi trong cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến trầm cảm sau sinh, năng lượng thấp, các vấn đề về xương, thậm chí là tăng cân.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm trong m.áu có thể phá vỡ hàng rào m.áu não và làm thay đổi hoạt động của não, dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức vitamin D giảm ở các bà mẹ sau sinh thường dẫn đến các triệu chứng trầm cảm sau sinh dễ nhận thấy hơn.

2.4 Kẽm giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh

Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng có nồng độ cao nhất trong não. Thiếu kẽm đã được chứng minh là có liên quan đến cảm giác lo lắng và trầm cảm cao hơn. Mặc dù bằng chứng hiện tại còn hạn chế nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm cũng góp phần làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm sau sinh và nghiên cứu sâu hơn đang được tiến hành về khả năng sử dụng kẽm như một biện pháp phòng ngừa tiềm năng đối với trầm cảm sau sinh.

Các thực phẩm giàu kẽm giúp chống viêm, làm dịu hệ thần kinh, tốt cho người bị trầm cảm sau sinh.

2.5 Protein và sắt

Protein tái tạo các mô và cơ trong cơ thể đồng thời ổn định lượng đường trong m.áu cũng như thúc đẩy quá trình lành vết thương. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa tình trạng sắt và trầm cảm, căng thẳng cũng như chức năng nhận thức trong thời kỳ hậu sản.

Sắt là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa cho thấy những phụ nữ có lượng chất sắt thấp khi mang thai có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng trầm cảm sau sinh nhất. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng tiết lộ rằng những phụ nữ có đủ lượng chất sắt khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh thấp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các nguồn giàu chất sắt trong chế độ ăn uống là rất cần thiết để chống lại mối lo ngại ngày càng tăng về trầm cảm sau sinh hiện nay.

3. Lập kế hoạch bữa ăn cân bằng dinh dưỡng phòng chống trầm cảm sau sinh

Tạo và tuân theo kế hoạch ăn uống sau sinh có thể giúp những bà mẹ mới sinh giảm nguy cơ lo ngại về sức khỏe tâm thần, tăng cường tâm trạng và tăng tiết sữa cũng như nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Bà mẹ sau sinh nên bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu protein và carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp như ớt chuông, nấm, bí xanh, rau lá xanh, các loại rau nhiều màu sắc khác. Trứng nên là món ăn sáng yêu thích vì chúng rất ngon, bổ dưỡng và đa năng. Ví dụ, 3 quả trứng ốp la rau bina, thêm nấm chứa khoảng 18g protein và 1/2 phần rau cần thiết.

Tập trung vào lượng protein trong mỗi bữa ăn của bạn, khoảng 20-30g mỗi bữa. Protein giúp tạo ra các chất hóa học thần kinh ổn định tâm trạng như dopamine, endorphin, serotonin. Trứng cũng là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần và chứa 6g protein mỗi quả.

Bà mẹ sau sinh nên ăn nhiều rau quả, trái cây và uống đủ lượng nước cần thiết.

Kế hoạch bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sau sinh không nên tập trung vào việc hạn chế các loại thực phẩm hay ăn kiêng mà hãy tập trung vào việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, điều này giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, phục hồi và chữa lành. Khi kết hợp các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, hãy bao gồm các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng quan trọng như:

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B

Thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào bao gồm:

Sò, trai, hàu

Trứng

Ngũ cốc nguyên hạt

Rau lá xanh

Các loại đậu

Gan

Sữa

Quả hạch, hạt hướng dương

Thịt đỏ

Cá hồi, cá ngừ

Thực phẩm giàu acid béo omega-3

Chế độ ăn ít chất béo có liên quan đến sự thay đổi tâm trạng, vì vậy hãy thêm chất béo lành mạnh như bơ, dừa, các loại hạt, dầu oliu và trứng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cá nước lạnh đóng hộp, đông lạnh hoặc tươi, chẳng hạn như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu là nguồn cung cấp acid béo omega-3 tốt nhất. Các lựa chọn dựa trên thực vật để cung cấp acid béo omega-3 bao gồm các loại rau lá xanh đậm, hạt chia, đậu nành, quả óc chó, dầu hạt lanh. Điều quan trọng là phải chú ý đến nguồn acid béo omega-3 vì một số loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ và em bé.

Thực phẩm cung cấp protein và sắt

Thịt bò, thịt cừu

Tôm

Ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch

Đậu lăng

Gan

Mật mía chứa nhiều sắt

Rau chân vịt

Thực phẩm giàu vitamin D giúp cải thiện tâm trạng

Con người sản xuất vitamin D một cách tự nhiên bằng việc hấp thụ ánh nắng mặt trời qua da, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm nguồn thực phẩm thì cá béo (bao gồm cá hồi, cá hồi, cá ngừ) rất tốt. Trứng và nấm được xử lý bằng tia cực tím cũng là những lựa chọn tốt và hầu hết các loại sữa, sản phẩm từ sữa bò cũng như sữa có nguồn gốc thực vật (như đậu nành, hạnh nhân, sữa yến mạch) đều là nguồn cung cấp vitamin D. Ngoài ra, vitamin D còn tìm thấy trong lòng đỏ trứng, ngũ cốc dinh dưỡng, gan động vật, nước cam,…

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm

Động vật có vỏ, các loại thịt (như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), đậu lăng, đậu xanh, hạt bí ngô, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt đều là những nguồn cung cấp kẽm tốt. Kết hợp các loại rau lá xanh, tảo trong mỗi bữa ăn. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, làm dịu hệ thần kinh. Cải xoăn, rau bina, rong biển, củ cải là những lựa chọn tuyệt vời.

Uống đủ nước

Nước giúp cơ thể vận chuyển các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Bà mẹ sau sinh nên tránh đường, giảm tiêu thụ ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc có chứa gluten vì gluten có liên quan đến chứng trầm cảm) để giữ lượng đường trong m.áu ổn định. Đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nên hạn chế đồ uống có đường như nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp,… Chọn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp, chẳng hạn như các loại rau giòn và nhiều màu sắc cũng như các loại hạt.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn. Chế độ ăn uống lành mạnh chỉ là một phần trong việc điều trị trầm cảm sau sinh. Việc kết hợp chế độ ăn uống với các biện pháp điều trị khác như liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm,… là rất quan trọng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm hay thực phẩm bổ sung cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro với sức khỏe người mẹ và cả em bé bú mẹ.

Phụ nữ trầm cảm sau sinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ngày càng có nhiều phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị loạn thần, hoang tưởng dễ dẫn đến những hành vi bột phát có thể gây hại bản thân hoặc những người xung quanh. Tuy nhiên vì nhiều lý do, hiện nay việc phát hiện, điều trị bệnh này trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Bác sĩ Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho bệnh nhân -Ảnh: M.L

Chị N.T.H. ở huyện Gio Linh sau một thời gian điều trị bệnh trầm cảm nội trú tại bệnh viện thì được chuyển sang điều trị ngoại trú. Gần một năm nay, đều đặn hằng tháng, chị H. đến Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và lấy thuốc theo đơn bác sĩ về uống. Theo lời kể của chị H., nguyên nhân xuất phát từ việc chị sinh con nhưng ít sữa.

Vì thế, suốt ngày chị cứ day dứt không yên vì lo con đói nhưng lại không dám cho con bú sữa ngoài vì sợ không bảo đảm. Hằng đêm nhìn con quấy khóc chị cứ trượt dài với những cảm xúc tiêu cực. “Hơn một tháng trời tôi mất ngủ, sức khỏe sa sút, tâm trạng chán nản.

Sau đó tôi xuất hiện cảm giác đơn độc, có lỗi khi làm mẹ mà không đủ sữa cho con bú, không đủ sức chăm con. Vì thế tôi muốn tìm đến cái c.hết… Rất may là người thân đã phát hiện kịp thời đưa tôi đi viện điều trị bệnh”, chị H. nhớ lại.

Theo bác sĩ Nguyễn Truyền, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, người mắc bệnh trầm cảm đều có cơ địa thần kinh yếu nên những người t.iền sử có vấn đề về tâm lý, người có yếu tố di truyền gia đình với chứng trầm cảm, lo âu hay người ở lần sinh đầu bị trầm cảm thì lần sinh sau dễ tái phát bệnh.

Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh đẻ thường thay đổi về thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý, nồng độ hormone, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… nên nguy cơ mắc bệnh này càng cao. Trung bình mỗi tháng tại khoa có khoảng 400 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị rối loạn tâm thần, trong đó bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm chiếm khoảng 15% – 20%.

Điều đáng lo ngại là hiện nay đa phần bệnh nhân mắc bệnh đến cơ sở y tế điều trị đều ở giai đoạn nặng, gia đình phải “áp tải” đến bệnh viện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như nhận thức về các loại bệnh tâm lý, tâm thần của người dân còn hạn chế, chưa được quan tâm.

Hiện trên địa bàn tỉnh, điều kiện về cơ sở y tế, trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực phục vụ khám, điều trị các loại bệnh tâm thần đều thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân cũng như sàng lọc, phát hiện bệnh sớm trong cộng đồng.

“Tôi công tác ở khoa 35 năm nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây khoa mới tuyển mới được 3 bác sĩ đa khoa về làm việc và đào tạo dần về chuyên khoa tâm thần học. Hiện khoa chỉ có 30 giường bệnh điều trị nội trú. Do năng lực khám, chữa bệnh tâm thần kinh trên địa bàn còn hạn chế nên nhiều bệnh nhân mắc các nhóm bệnh điều trị tại khoa, trong đó có bệnh nhân trầm cảm phải đi điều trị ở các cơ sở y tế ngoại tỉnh”, bác sĩ Truyền cho biết.

Sau khi sinh con thứ 2 được 1 tuần thì chị L.T.O. ở huyện Hải Lăng bắt đầu buồn bã, hay cáu gắt, mất ngủ, mệt mỏi nên người thân trong gia đình đã đưa chị vào Khoa Tâm thần, Bệnh viện Trung ương Huế – nơi chị từng điều trị trước đây để khám.

Chị gái của O. cho biết, cách đây 4 năm, O. sinh con đầu lòng thì bị mất ngủ triền miên, người lúc nào cũng bồn chồn, lo lắng. Thời điểm đó gia đình chỉ nghĩ đơn giản là do sau sinh, cơ thể O. mệt mỏi, căng thẳng nên mọi người cố gắng bồi dưỡng, động viên. Tuy nhiên, càng ngày O. càng có những biểu hiện bất thường như không muốn nói chuyện với những người xung quanh, không muốn cho con bú. Có khi cả đêm O. chỉ ngồi nhìn con chằm chằm mà không ngủ hoặc có những cơn nóng giận không kiểm soát được là la hét…

“Đi khám thì mới biết O. mắc bệnh trầm cảm sau sinh, phải nhập viện điều trị hàng tháng trời. May mắn là sau một thời gian điều trị O. trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, nay sinh con thứ 2 thì căn bệnh này lại quay trở lại và có dấu hiệu nặng hơn. Thế là cả 2 lần sinh con vừa tròn tháng, em gái tôi đều phải cai sữa cho con để nhập viện điều trị bệnh trầm cảm”, chị gái O. chia sẻ.

Tại tỉnh Quảng Trị, năm 2022 dư luận cũng từng rúng động khi một phụ nữ người dân tộc thiểu số s.át h.ại con mình trong cơn bột phát vì mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Phải đến sau khi vụ án xảy ra, người mẹ được đưa đi điều trị ở cơ sở y tế thì người thân trong gia đình cũng nhà người dân địa phương mới biết đến căn bệnh này.

Vì thế, rất cần nâng cao hiểu biết về bệnh trầm cảm sau sinh cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, để mọi người hiểu rằng, đây là một trong những loại bệnh tâm thần, cần phải điều trị.

Khi có dấu hiệu trầm cảm cần được khám sớm tại chuyên khoa tâm thần, tránh để tình trạng bệnh quá nặng gây khó khăn trong điều trị. Theo bác sĩ Truyền, 80% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được quan tâm đúng mức. Hiện nay, việc điều trị trầm cảm sau sinh có thể sử dụng liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, giải tỏa lo âu.

Bên cạnh đó, sự đồng hành của gia đình với phụ nữ sau sinh rất quan trọng để hỗ trợ kịp thời về mặt tâm lý. Những người thân trong gia đình nên dành thời gian quan tâm chăm sóc phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người chồng cần lắng nghe, cảm thông, chia sẻ việc chăm con nhỏ và tạo điều kiện cho người vợ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi cũng như có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *