Chi 40 triệu đi cắt mí, người phụ nữ gặp biến chứng khiến đôi mi chỉ có thể khép hờ

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi chị em phụ nữ, tuy nhiên, chỉ nên gửi gắm lòng tin vào những cơ sở có uy tín để tránh t.iền mất, tật mang.

Theo quan niệm về cái đẹp của thời hiện đại, mắt hai mí có vẻ dễ nhìn và cuốn hút hơn. Do đó, nhiều chị em đã tìm đến các cơ sở làm đẹp để cắt mí, nhấn mí – thường thì tiểu phẫu này sẽ cho kết quả tốt, tuy nhiên lại không thiếu những “thảm họa”.

Theo Oriental Daily, một người phụ nữ Trung Quốc đã chi 13.000 tệ (gần 43 triệu đồng) để phẫu thuật cắt mắt hai mí, bên cạnh đó, đôi mắt cũng trở nên to tròn long lanh hơn.

Tuy nhiên, mọi thứ trở nên hết sức tồi tệ sau ca phẫu thuật, đến nỗi cô không thể… nhắm được mắt.

Nhận thấy kết quả không như ý muốn, cô đã đến cơ sở thẩm mỹ để đòi bồi thường. Tuy nhiên, họ khẳng định đây là điều bình thường, cô sẽ có đôi mắt như ý muốn sau khi lành thương hoàn toàn.

Tuy nhiên, thị giác của người phụ nữ dần dần tệ đi, thậm chí còn bị mờ mắt sau khoảng thời gian phục hồi. Vì vậy một lần nữa, cô đến yêu cầu cơ sở này thực hiện ca phẫu thuật khác.

Thế nhưng phẫu thuật lần hai cũng không đem đến bất kỳ điều gì tốt lành hơn, mí mắt còn trở nên xấu hơn và cô tiếp tục không nhắm nổi mắt.

Ngay sau đó, cơ sở thẩm mỹ đề nghị người phụ nữ làm phẫu thuật lần thứ ba nhưng cô đã từ chối.

Bác sĩ ở đây cho hay, hai ca phẫu thuật của cô diễn ra quá gần nhau nên vết sẹo đã dính vào nhau. Tuy nhiên, “nó sẽ từ từ hồi phục”.

Tuy nhiên, trong khi đợi mắt lành lại, người phụ nữ khốn khổ này chỉ có thể đi ngủ với mí mắt khép hờ…

Cuối cùng, để tránh bệnh nhân làm ầm lên, cơ sở thẩm mỹ đã thỏa thuận và quyết định đền bù cho người phụ nữ này số t.iền 30.000 tệ (gần 100 triệu đồng).

Theo Oriental Daily/Helino

Những hiểu lầm thường gặp khi cho trẻ ăn hải sản

Tùy vào từng độ t.uổi mà trẻ có thể tiêu thụ các loại và hàm lượng hải sản khác nhau.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, song không phải khi nào hải sản cũng thích hợp cho trẻ nhỏ.

Độ t.uổi thích hợp ăn hải sản

Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết trừ các loại hải sản có vỏ, từ sáu tháng t.uổi trẻ có thể bắt đầu ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền.

Tuy nhiên, hải sản nói chung và cá nói riêng thường gây dị ứng cho trẻ vì thế các bà mẹ nên cho trẻ ăn từ tháng thứ bảy trở đi là tốt nhất.

“Điều quan trọng là cho ăn từ từ ít một cho bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn” – Viện lưu ý.

Nên cho bé ăn những loại hải sản nào?

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa omega-3 cùng chất đạm có giá trị sinh học cao với tỉ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Do đó, ăn cá ít nhất ba lần/tuần rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, hàu cũng là hải sản tốt cho sự tăng trưởng và giúp trẻ phát triển hệ s.inh d.ục.

Cần lựa chọn hải sản phù hợp theo độ t.uổi của trẻ. Ảnh: Internet

Theo Viện Dinh dưỡng, hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể gây ra nhiều tác hại.

Cụ thể:

– Khi bắt đầu ăn dặm cá, các bà mẹ nên chọn cá đồng vì chúng chứa nhiều đạm quý và ít gây dị ứng hơn cá biển. Một số loại cá nhiều nạc như cá quả, cá trắm, cá trê… Nếu chọn cá biển, cần chọn các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa… bởi chúng chứa nhiều omega-3 tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác, trí não của trẻ.

– Từ tháng thứ bảy trở đi, các bà mẹ mới nên cho trẻ ăn tôm.

– Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã một t.uổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với t.rẻ e.m.

– Khi trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn các món ăn từ đồng để cung cấp canxi cho trẻ.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, với các loại cá chứa nhiều hàm lượng thủy ngân như cá thu lớn, cá ngừ… và cá ở nơi bị ô nhiễm, cần tránh sử dụng làm thức ăn cho trẻ.

“Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải nấu chín, chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã c.hết vì dẽ gây ngộ độc thức ăn cho bé” – Viện lưu ý.

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?

Với hàm lượng tiêu thụ, Viện Dinh dưỡng quốc gia lưu ý, tùy vào tháng t.uổi của trẻ mà các bà mẹ cho trẻ ăn các hàm lượng hải sản khác nhau:

Đơn cử như với trẻ 7-12 tháng, mỗi bữa có thể ăn 20-30 g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn một bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.

Lượng hải sản phụ thuộc vào độ t.uổi của trẻ. Ảnh: Internet

Trẻ ở độ t.uổi 1-3, lại có thể tiêu thụ 30-40 g thịt hải sản mỗi ngày, như nấu cháo, mỳ, súp, bún… Trẻ từ bốn t.uổi trở lên, phụ huynh có thể chế biến hải sản từ 1-3 bữa/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60 g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn con/bữa, tôm to có thể ăn 1-2 con/bữa (100 g cả vỏ).

Như vậy, hải sản cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên khi ăn hải sản cũng cần cho trẻ ăn các nhóm thực phẩm khác như chất xơ từ rau, củ, quả. Viện Dinh dưỡng cũng khuyến nghị nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều và chọn thực phẩm đảm bảo để tránh gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm không mong muốn.

HẠ QUYÊN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *