Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. “Âm thanh” này ít nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như gây khó chịu cho những người xung quanh.
Nguyên nhân của việc ngủ ngáy
Theo đó, khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy.
Mọi trở ngại cho sự lưu thông bình thường của không khí giữa thanh quản và mũi đều là nguyên nhân của tật ngáy, ví dụ như nghẹt mũi, lưỡi gà và màn vòm quá dài, chân lưỡi dày, amiđan quá lớn…
Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày…
Người ngủ ngáy gây khó chịu cho những người xung quanh. Ảnh minh họa
Cách điều trị bệnh ngủ ngáy
1. Nằm nghiêng
Khi bạn nằm ngửa, lưỡi và vòm miệng mềm sẽ đè vào cổ họng, gây cản trở hơi thở và tạo ra những âm thanh không mấy dễ chịu.
Vậy nên khi nằm nghiêng, nó sẽ giúp cổ họng bạn luôn mở và nhiều khả năng sẽ giúp khổ chủ thay đổi những âm thanh trên.
2. Thở bằng mũi
Thở bằng miệng dễ gây tiếng ngáy, cho nên tốt nhất là bạn nên hít thở sâu bằng mũi trước khi đi ngủ. Đối với cách này, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi lên giường. Hơn thế nữa, nó cũng giúp cải thiện giấc ngủ.
3. Giảm cân
Vấn đề này cũng tương tự như cách đầu tiên, khi đang thừa cân, phổi và cổ bạn sẽ làm cản trở không khí đi vào, gây ra tiếng ngáy.
Nhưng đó chỉ là 1 phần rất nhỏ gây khó chịu, bởi béo phì, thừa cân còn nguy hiểm hơn rất nhiều, nó làm tăng nguy cơ bị ngưng thở khi đang ngủ.
4. Nút tai
Nếu đến cơ sở y tế mà vẫn không có hiệu quả thì có lẽ bạn có thể sử dụng nút bịt tai để có thể có những giấc ngủ ngon hơn. Chỉ cần lưu ý, đừng quá làm dụng nó, vì đôi tai của bạn cũng cần được nghỉ ngơi.
5. Liệu pháp tự nhiên
Cây tầm ma là một trong những lựa chọn tối ưu nhất cho người ngủ ngáy. Cho 1 cốc lá tầm ma khô vào 2 cốc nước sôi trong khoảng 10-15 phút rồi uống trước khi đi ngủ và bạn sẽ cảm nhận rõ ràng hiệu quả.
Nguyễn Phượng
Theo ĐS&PL
Tiểu đêm 3- 4 lần, tưởng thận yếu, ai dè mắc chứng ngừng thở có thể đột tử
Hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: tai biến mạch m.áu não, đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim, tai nạn giao thông, giảm trí nhớ, mất tập trung.
Người ngủ ngáy tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này là những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong m.áu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, triệu chứng đáng chú ý là ngủ ngáy, ngáy rất to và người bệnh có cơn ngừng thở được người thân chứng kiến.
Theo đó, bệnh nhân đang ngáy rất đều, tự nhiên không thấy có tiếng động phát ra, trên 10 giây bắt đầu thấy bệnh nhân cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp, đó là dấu hiệu biểu hiện cơn ngừng thở; bệnh nhân cảm thấy ngộp thở, ngột ngạt khó thở khi ngủ. Biểu hiện đáng chú ý nữa là bệnh nhân thường thức giấc vào ban đêm, có thể đi tiểu 3 – 4 lần, ngủ không ngon giấc; ngủ dậy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung…
Trường hợp bệnh nhân Đỗ T.K.T (50 t.uổi, ở Hà Nội) là ví dụ điển hình. Anh T., không bị ngáy to, nhưng cũng ngủ không ngon giấc, đêm nào anh cũng phải đi tiểu 3- 4 lần. Nghi ngờ thận anh có vấn đề, đi khám không ra bệnh… Tình trạng tiểu đêm vẫn tái diễn, anh quyết định đi khám tổng thể. Tại chuyên khoa hô hấp, anh được các bác sĩ đo đa ký giấc ngủ 1 đêm, bác sỹ đọc kết quả điện não, điện tim, điện cơ cho thấy bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nặng, những lần ngưng thở gây thiếu oxy trong m.áu làm bệnh nhân ngủ không ngon giấc dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ từ thanh niên, người trung t.uổi và lớn t.uổi, thậm chí có thể gặp ở cả cháu bé còn rất ít t.uổi.
“Trong đó, t.rẻ e.m hay gặp ở nhóm có liên quan bất thường đến căn nguyên tai – mũi – họng. Đặc biệt, đối tượng t.rẻ e.m thừa cân béo phì cũng rất lớn do tình trạng lười vận động, sử dụng thức ăn nhanh khá phổ biến. Đối tượng thanh niên béo phì, thừa cân, người lớn t.uổi tăng huyết áp… cũng là đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ”, PGS.TS Vũ Văn Giáp nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo PGS Giáp, nam giới thường xuyên hút t.huốc l.á; dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, t.huốc a.n t.hần; phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Đáng lo ngại, dù là tình trạng rất nhiều người mắc phải, nhưng không phải ai cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng để đi khám.
“Khi ngưng thở lúc ngủ, không khí không vào đến phổi để trao đổi oxy, gây ra thiếu oxy toàn thân ảnh hưởng đến mạch m.áu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não… Từ đó gây nên một loạt các rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến các mạch m.áu não, mạch m.áu ở tim và khắp cơ thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp, nguy cơ mạch vành, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Chính vì vậy, ngưng thở khi ngủ về lâu dài có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ gây đột tử”, bác sỹ Giáp cảnh báo.
Vì thế, theo các chuyên gia, nếu trong gia đình có người thường xuyên ngáy, ngáy to; hay buồn ngủ vào ban ngày; thức giấc nhiều lần trong đêm; đi tiểu đêm nhiều; đau đầu buổi sáng; không biết mình có ngủ được hay không; giảm trí nhớ, kém tập trung khi làm việc… thì nên đi khám chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán tình trạng bệnh.
Huyền Anh
Theo infonet