Chị em nên tầm soát ung thư vú để bảo vệ sức khỏe

Theo các bác sĩ, ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo thống kê của Ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm, nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca, chiếm tỷ lệ 9,2%.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) – ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Chị em phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.

Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu chị em phát hiện, điều trị sớm. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.

Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhắm trúng đích). Chất lượng điều trị do đó hiện được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.

Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ t.uổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ t.uổi 40 trở lên) là rất quan trọng. Sự tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới.

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I, tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

Tự khám vú để phát hiện sớm ung thư vú

Phụ nữ nên tự khám ngực đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ k.inh n.guyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh, nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.

Ung thư vú là căn bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều chị em phụ nữ không biết đến các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Đến khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng điều trị thành công không cao. Đây là bệnh rất nguy hiểm nên chị em cần chủ động tầm soát ung thư vú định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh.

Tầm soát ung thư vú là một trong những việc cần thực hiện để chị em bảo vệ sức khỏe của mình. Ảnh: Sức khỏe Đời sống.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư ở nữ giới

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng. Các chị em có thể không nhận thấy triệu chứng ung thư hoặc có thể bỏ qua, cho rằng chúng ít nghiêm trọng.

Nhưng khi các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn hai tuần, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú hoặc phụ khoa, chị em cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và chẩn đoán:

– Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường.

– Chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia.

– Có hạch nách hoặc hố thượng đòn.

– Chu kỳ k.inh n.guyệt bất thường, thay đổi thói quen tiểu tiện.

– Xuất huyết hoặc chảy dịch â.m đ.ạo bất thường.

– Đau hoặc c.hảy m.áu sau khi quan hệ t.ình d.ục, đau vùng xương chậu.

Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, bạn cần lưu ý:

– Độ t.uổi: Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 40 t.uổi. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ t.uổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.

– Mắc bệnh lý về tuyến vú như xơ vú, áp xe vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.

– Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú, tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.

– Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 t.uổi) và mãn kinh muộn (sau 55 t.uổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.

– Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là phụ nữ béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ m.áu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…

– Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao, dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

– Hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu bia cũng dễ dẫn đến ung thư vú.

– Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp, nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Cách phòng ngừa ung thư vú

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, chị em cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, khám vú thường xuyên và chủ động tầm soát sớm bệnh. Chị em nên thực hiện các biện pháp sau:

– Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả là cách ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả.

– Giảm một số chất béo: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích…chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

– Hạn chế đồ uống có cồn: Việc tiêu thụ nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú vì lượng cồn tăng cao sẽ tăng kích thích sản xuất estrogen, tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào.

– Bỏ t.huốc l.á: Để phòng ngừa ung thư vú, chị em cần tránh hút t.huốc l.á và hít phải khói t.huốc l.á thụ động.

– Đặc biệt chị em nên đi khám sức khỏe định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư để có thể phát hiện bệnh điều trị kịp thời.

Theo Zing

Nữ bác sĩ ung bướu và hành trình trở thành chiến binh chống lại căn bệnh ung thư vú quái ác

Đừng vội đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình khi được các bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú bởi vì không bao giờ là quá muộn để trở thành một chiến binh cừ khôi chống chọi lại tử thần.

Nhìn vào chị Bạch Tuyết, người phụ nữ với thân hình có chút đầy đặn sở hữu khuôn mặt phúc hậu cùng nụ cười luôn nở trên môi, có lẽ không ai biết được chị đã trải qua những tháng ngày kinh khủng nhất khi mang trong mình căn bệnh ung thư vú c.hết người.

Không giống những người mắc bệnh hiểm nghèo khác, chị sống rất vui vẻ và lạc quan vào ngày mai; một điểm khác biệt nữa đó là chị không chỉ nhìn vào ung thư vú với “tư cách” là một bệnh nhân, mà còn là một bác sĩ chuyên ngành của chính căn bệnh đó.

Vẻ ngoài mạnh khỏe và luôn tươi cười rạng rỡ, không ai nghĩ rằng chị Tuyết từng khổ sở vì căn bệnh ung thư vú.

Tử thần không hề đáng sợ như ta nghĩ

Theo một thống kê của Bệnh viện K Trung ương, tính đến cuối năm 2018 có khoảng 42.000 phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú và độ t.uổi trung bình của bệnh ngày càng trẻ hóa khi dần dần có nhiều chị em ở độ t.uổi 30 mắc phải. Đây là loại ung thư thường gặp nhất và cũng gây t.ử v.ong cao nhất ở phụ nữ.

Ngoài yếu tố di truyền, lối sống không lành mạnh cũng khiến gia tăng nguy cơ mắc phải ung thư vú. Tuy vậy, đừng nghe đến t.ử v.ong mà e dè, ung thư vú hoàn toàn có thể phát hiện sớm cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh qua việc tầm soát.

Chị Tuyết (mặc áo dài, đeo băng đô) cho biết có chút khó khăn khi kể lại chuyện đã qua, nhưng vì mong muốn được truyền cảm hứng đến mọi người, chị quyết định trải lòng trước mọi người.

Có mặt tại buổi chia sẻ ở chương trình phát động chiến dịch #TimeToEndBreastCancer (Đã Đến Lúc Chấm Dứt Căn Bệnh Ung Thư Vú) do Estée Lauder Việt Nam tổ chức, chị Bạch Tuyết đã có những giây phút trải lòng mình về cuộc chiến lớn nhất đời chị.

“Cuối năm 2017, mình được chẩn đoán mắc ung thư vú. Cảm xúc lúc đó thật sự rất khó diễn tả, mình đã nghĩ đến câu ‘Sinh nghề tử nghiệp’, không lẽ là một bác sĩ chuyên ngành ung bướu mình lại phải ra đi vì căn bệnh ung thư. Buổi chiều hôm đó, mình chỉ ngồi im và khóc”, chị nói tại buổi chia sẻ.

Lúc này, chị Tuyết gọi điện thoại cho một người để kể về tin dữ mới nhận được. Chị không gọi cho chồng, cho con hay cho người thân nào cả, mà chị gọi cho một người bạn đã từng là kẻ kém may mắn khi mắc đúng căn bệnh ung thư chị đang mang.

“Người ta nói khi gặp chuyện buồn, hãy dành hẳn 1 tuần để khóc để khi không còn nước mắt, ta sẽ tự đứng dậy để đối diện với nó bằng một cái nhìn khác hẳn. Ngày hôm đó mình suy sụp hoàn toàn, buổi chiều tan ca, mình đi bộ về nhà như một cái xác không hồn, nhìn đâu cũng thấy một bức màn đen trùm lấy, không còn biết ngày mai sẽ ra sao nữa.

Chị Tuyết chia sẻ về quá trình bất đắc dĩ mang vũ khí mà đấu tranh với tử thần.

Lúc đó, mình ước gì mình không phải là bác sĩ. Nếu như là một bệnh nhân, có lẽ mình sẽ vô tư hơn vì không nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh, nhưng vì là một bác sĩ và có thể tự xem được hồ sơ bệnh của mình, mình biết rõ số phận của mình sẽ đi đâu về đâu.

Buổi tối ăn cơm với chồng và con, mình không biết phải nói như thế nào để cả nhà đón nhận tin dữ một cách “ít dữ nhất” và nhẹ nhàng chấp nhận sự thật này. Nhưng thật may mắn, chồng tâm lý nên đã động viên mình vượt qua tâm trạng tiêu cực rồi đồng hành cùng mình đến bàn phẫu thuật”, chị kể.

Câu chuyện truyền cảm hứng khiến người nghe chùng xuống vì cảm động, dù vậy chị vẫn giữ được vẻ mặt lạc quan.

Chị Tuyết phẫu thuật ở hạch vú rồi hóa trị, quá trình không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn ở tinh thần. Nhớ lại, chị kể: “Mình không dùng thuốc gây tê mà nằm cắn răng chịu cơn đau. Nhưng thật sự mình chẳng thấy đau vì đã quá đau, sự đau đớn khi rước vào mình cơn bệnh quái ác.

Nếu quá trình phẫu thuật khiến mình đau đến tận óc, thì những buổi hóa trị cũng đau thấu não không kém. Lúc nằm mê man trên giường hồi sức, nghĩ đến chồng và con, mình như được tiếp thêm động lực để cố gắng vượt qua những cơn đau và xem chúng nhỏ cỏn con như kiến cắn”.

Hôm đầu tiên sau ca mổ, chị Tuyết kể chị đã cố gắng hết sức để bước xuống giường và vận động đi lại, ai cũng ngăn cản nhưng chị vẫn “lì lợm” mà đi cho “đã cái chân”. “Đầu thì trọc tóc, cái này mình muốn tóc ra ngay cũng không được; nhưng cái chân mình hoàn toàn có thể khiến nó cử động thay vì chỉ nằm đơ một chỗ, mình muốn tự tạo động lực cho bản thân thay vì ủ rũ đợi cơn đau qua”, chị nói.

Một thời gian sau, dù sức khỏe đã dần bình phục nhưng mái tóc ngày xưa của chị vẫn chưa quay về. Không biết vì tinh thần sống ảo luôn dâng tràn hay vì nghị lực mạnh mẽ, mà chị bất chấp tất cả để selfie rồi đăng lên mạng xã hội. Chị cho biết: “Mình biết đăng ảnh một cái đầu trụi lủi lên như vậy thì không đẹp đẽ gì, nhưng mình đã khiến nó dễ coi hơn bằng cách nở một nụ cười, là nụ cười của sự hạnh phúc”.

Dù đẹp hay xấu, dù tóc ít hay tóc nhiều, chị Tuyết vẫn selfie với tinh thần yêu đời, tràn đầy sức sống nhất.

Sau tất cả những sự lạc quan và nỗ lực vượt qua nỗi sợ, chị Tuyết bây giờ không còn được gọi là một bệnh nhân nữa, mà là một nữ chiến binh dám đương đầu với tử thần, đem thứ vũ khí mạnh mẽ nhất ra chiến trường là nụ cười rạng rỡ trên gương mặt bầu bĩnh.

Vì ung thư vú không phải là một cơn đại dịch

Cũng có mặt tại buổi nói chuyện, bác sĩ chuyên khoa từ Bệnh viện Ung Bướu cũng có một bài chia sẻ kiến thức chuyên sâu giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của căn bệnh, cũng như các biện pháp phòng ngừa hay chữa trị.

Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các biện pháp mới trong chẩn đoán và điều trị, cơ hội chữa khỏi bệnh (sống trên 5 năm) của bệnh nhân ung thư vú cũng tăng lên. Tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư vú đã giảm gần 30% trong 20 năm qua, tỷ lệ sống sót trên 5 năm đạt hơn 90% khi ung thư được phát hiện sớm.

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách phòng chống, giúp phát hiện sớm và chữa trị để “vượt mặt” tử thần.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị cũng được điều chỉnh phù hợp cho từng loại ung thư vú. Phẫu thuật hiện giờ không phải xâm lấn quá nhiều hay thậm chí là không cần xâm lấn, chỉ cần cắt bỏ khối u ở đúng nơi và không phải cắt bỏ hẳn vú như trước đây.

Bác sĩ cho biết: “Đừng nên tự đặt dấu chấm hết cho mình, đừng nhận hồ sơ từ tay bác sĩ mà xem đó là bản án tử thần. Ung thư vú có thể phát hiện sớm và chữa trị thành công. Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong việc phòng chống mắc phải căn bệnh này”.

Bác sĩ đưa ra lời khuyên nên dành 30 phút tập luyện thể thao mỗi ngày để có thể ngăn ngừa được 7 loại ung thư. Nguy cơ mắc căn bệnh phổ biến này hơn 10% khi tập thể dục đều đặn. Do đó tập luyện chưa bao giờ là quá muộn và cực kỳ hữu ích, dù bạn chưa hay đã mắc bệnh.

Tập đoàn Estée Lauder (Việt Nam) cũng đồng hành cùng bệnh nhân ung thư vú qua các chương trình ý nghĩa trong suốt nhiều năm qua. Với biểu tượng chiếc nơ hồng được phát động bởi bà Evelyn H.Lauder từ năm 1992, đến nay đã có khoảng 150 triệu chiếc được phát nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ung thư vú.

Năm 2019, chiến dịch được phát đi với thông điệp “Niềm tin gắn kết mọi trái tim”, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn gây quỹ thông qua Tổ chức Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (Breast Cancer Network Vietnam). Vì ung thư không phải là một cơn đại dịch, hay cùng nhau chung tay chấm dứt căn bệnh quái ác này.

Vương Quốc Anh

Theo saostar

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *