Viêm tuyến vú là một trong những nỗi ám ảnh của mẹ sau sinh. Viêm vú là tình trạng mô vú của phụ nữ bị đau và viêm. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ cho con bú, thường trong vòng ba tháng đầu sau khi sinh.
Nếu không muốn bị viêm tuyến vú, mẹ sữa hãy tìm hiểu 3 nguyên nhân chính gây bệnh viêm tuyến vú để phòng ngừa sớm.
Cặn sữa
Cặn sữa lắng động bên trong tuyến vú là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tuyến vú ở mẹ sữa. Bé không bú cạn hết sữa trong bầu ngực dẫn đến cặn sữa lắng đọng, gây viêm tuyến vú. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho bé bú cạn một bầu vú rồi mới chuyển qua bên kia. Sau khi cho con bú, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để làm trống tuyến sữa, ngăn ngừa nguy cơ tắc tia sữa, viêm tuyến vú.
Núm vú bị nhiễm khuẩn
Ngực của các bà mẹ cho con bú rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Trong quá trình bú, các động tác mút, cắn của bé có thể làm tổn thương núm vú của mẹ. Núm vú bị tổn thương dễ nhiễm khuẩn và gây viêm vú. Vì vậy, mẹ nên vệ sinh núm vú, quầng vú một cách nhẹ nhàng trước và sau khi cho bé bú.
Núm vú bị thụt vào trong
Một số người mẹ có núm vú bị tụt vào trong. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm vú sau sinh. Núm vú tụt vào trong khiến bé không thể bú hết sữa của mẹ, gây lắng đọng sữa và viêm tuyến vú. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên cho bé bú nhiều hoặc vắt sữa nhiều hơn.
Viêm tuyến vú không chỉ gây giảm sữa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, các bà mẹ cho con bú cần biết cách tự chăm sóc bản thân để phòng ngừa bệnh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Mẹ bị tắc tia sữa chưa khỏi, có nên cho em bé bú?
Hỏi: Em đang cho con bú nhưng đột nhiên bị tắc tia sữa, ngực sưng lên, nóng đỏ và rất đau. Em đã chườm bằng lá, uống thuốc để đỡ sưng nhưng băn khoăn không biết có nên cho con bú tiếp không vì nghe nói bé có thể bị đi ngoài.
Nguyễn Thị Huệ (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Bác sĩ trả lời: Triệu chứng như vậy là bạn bị tắc tia sữa. Đây là tình trạng rất thường gặp ở sản phụ mới sinh và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Bạn có thể bị tắc tia sữa từ 1 lần đến vài lần trong quá trình này nếu không biết cách phòng ngừa.
Nguyên nhân của tắc tia sữa có thể do: Không cho bú thường xuyên; Giữ vệ sinh đầu vú và bàn tay kém dẫn đến nhiễm khuẩn từ ngoài qua đầu vú vào ống dẫn sữa; do bị nứt đầu vú nhưng xử lý không đúng; do sản phụ bị căng thẳng tâm lý, stress hoặc do chế độ dinh dưỡng cho sản phụ chưa hợp lý.
Tắc tia sữa không điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa.
Vì thế, bạn không nên áp dụng những cách chữa mẹo hay chữa theo kinh nghiệm truyền khẩu chưa được kiểm chứng mà nên đi khám để được chữa dứt điểm.
Bên cạnh việc điều trị, tiếp tục cho con bú cũng như chú ý vắt sữa đúng cách sẽ giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Trên thực tế, cho con bú chính là cách tốt nhất để mẹ có thể lấy hết sữa ra. Sữa này vẫn an toàn cho trẻ vì dịch tiêu hóa trong cơ thể trẻ có khả năng t.iêu d.iệt vi khuẩn.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống