Trẻ bị cong vẹo cột sống để lại những hậu quả khó lường hơn mẹ nghĩ.
1. Lý do bị cong vẹo cột sống ở trẻ
Bồng bế con suốt ngày
Khi trẻ chưa thể tự đi đứng, người lớn thường có thói quen bồng bế trẻ cả ngày. Một số bà mẹ thậm chí còn bế trẻ khi ngủ. Điều này dễ làm trẻ gặp nguy cơ bị cong vẹo cột sống do tư thế nằm sai, cột sống không được duỗi thẳng dọc theo chiều dài cơ thể mà cong theo dáng bế. Về lâu dài điều này khiến cột sống của trẻ bị biến dạng, ảnh hưởng đến tương lai.
Tư thế đứng sai
Trong giai đoạn trẻ tập đứng, nếu bố mẹ không tập cho trẻ đứng đúng tư thế cũng dễ làm ảnh hưởng đến cột sống của trẻ. Tư thế đứng đúng là đầu, cổ và cột sống nằm trên một đường dọc.
2. Cong vẹo cột sống ảnh hưởng thế nào đến trẻ
Ảnh hưởng đến chức năng tim phổi
Bởi vì sau khi vẹo cột sống, đ.ứa t.rẻ có thể bị đau ở lưng dưới. Sau đó các cơn đau có thể gây ra áp lực nhất định lên các dây thần kinh và tủy sống, ảnh hưởng đến chức năng tim và phổi.
Ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe tâm thần của bé
Cong vẹo cột sống có thể khiến trẻ bị gù lưng, khác biệt so với bạn bè. Từ đó hình thành tính cách tự ti ở trẻ. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị xa lánh, bị tự kỉ ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe tâm thần.
Ảnh hưởng đến sự phát triển hình dạng cơ thể của b.é g.ái
Nếu là con gái, vẹo cột sống sẽ khiến tuyến vú phát triển không đồng đều ở hai bên khiến bên cao bên thấp gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Moon
Theo Sohu/emdep
Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống
Trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cong vẹo cột sống (CVCS) gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống…
Tác hại của cong vẹo cột sống
CVCS mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, CVCS có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. CVCS là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau lưng; hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của t.rẻ e.m gái khi trưởng thành.
Một số nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy, CVCS có thể ảnh hưởng đến t.uổi thọ của người bệnh. Qua theo dõi 130 bệnh nhân bị CVCS không được điều trị từ năm 1930 đến năm 1968, người ta nhận thấy, tỷ lệ t.ử v.ong ở những bệnh nhân bị CVCS tăng 2 lần so với quần thể. Nếu chỉ tính riêng CVCS vùng ngực, tỷ lệ t.ử v.ong tăng cao gấp 4 lần, 37% bệnh nhân bị đau lưng, 14% bị các triệu chứng về tim phổi, 37% bị tàn tật với những biến dạng khác.
Hình ảnh cột sống bình thường và cột sống bị cong vẹo.
Nguyên nhân dẫn đến CVCS
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến CVCS, trong đó 90% trường hợp CVCS là không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học đã xác định được một số nguyên nhân gây CVCS là do bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương…
CVCS ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa t.uổi… Ngoài ra, CVCS còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.
Nhận biết có khó?
Khi bị CVCS, trẻ sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau: Gai đốt sống không thẳng hàng; dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao; phần xương bả vai nhô ra bất thường; khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau; tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp rộng không giống nhau; khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.
Điều trị như thế nào?
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống của trẻ, nên cho trẻ đến khám và tư vấn tại phòng khám chuyên khoa để có thể can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Điều trị tật CVCS rất phức tạp và phụ thuộc vào mức độ cong, sự phát triển của cột sống và khả năng phát triển của độ cong.
Để có thể quyết định phương pháp điều trị những trường hợp mắc CVCS, các chuyên gia y tế cần phải khám xác định rõ mức độ của bệnh nhân. Ngoài những quan sát thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp X quang. Dựa vào phim X quang, người ta sẽ xác định được độ lớn của góc CVCS (góc Coob). Tùy theo độ lớn của góc Coob và khả năng tiến triển của nó, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng hoặc cho mang áo nẹp. Nếu mức cong vẹo cột sống nặng và tiến triển nhanh, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình.
Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp được chỉ định rất hạn chế khi mức độ CVCS của bệnh nhân quá nặng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ t.uổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây shock thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh… Trên thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân CVCS có thể khôi phục được đường cong sinh lý của cột sống mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.
Phòng chống cong vẹo cột sống
Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học
Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây CVCS ở học sinh.
Để đảm bảo tư thế ngồi học đúng, nhà trường, gia đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể học sinh. Cần nhắc nhở để tạo thói quen ngồi đúng tư thế: Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6 cm, lưng có thể tựa vào lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.Việc khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp CVCS để có thể có cách điều trị kịp thời.
Cần tạo cho trẻ có thói quen ngồi học đúng tư thế. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra CVCS mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.
Nơi học tập ở trường phải đảm bảo ánh sáng từ 300lux trở lên. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.
Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
Duy trì chế độ học tập, sinh hoạt hợp lý
Học sinh không nên ngồi học, xem ti vi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can- xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.
Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa t.uổi. Học sinh từ 7-10 t.uổi cần ngủ 11 – 10 giờ; Từ 11-14 t.uổi thời gian ngủ là 10 – 9 giờ; Từ 15-17 t.uổi thời gian ngủ là 9 – 8 giờ.
Khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ
Việc khám CVCS định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp CVCS để có thể có cách điều trị kịp thời.
BS. Lỗ Văn Tùng
Theo khoe365