Chìa khóa đảo ngược gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh gan mãn tính. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.

Ở các nước phát triển, gan nhiễm mỡ ảnh hưởng 20-30% dân số trưởng thành. Gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan. Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra 62-69% người mắc tiểu đường type 2 và 50% bệnh nhân rối loạn lipid bị gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bệnh tim, béo phì và hội chứng chuyển hóa có liên hệ chặt chẽ với gan nhiễm mỡ không do rượu. Do đó có thể thấy 5 tình trạng sức khỏe thường liên quan gan nhiễm mỡ là tiểu đường type 2, béo phì, bệnh tim, rối loạn lipid m.áu và hội chứng chuyển hóa.

Do đó tập trung điều trị 5 tình trạng kể trên cũng chính là cách ngăn ngừa và đẩy lùi gan nhiễm mỡ. Điều này có nghĩa giải pháp tốt nhất đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và ngăn ngừa tổn thương gan là áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường, béo phì, kháng insulin và tăng lipid m.áu.

Khi nghiên cứu về phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu, các nhà khoa học nhận thấy giảm cân có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, và cách phổ biến nhất để thúc đẩy giảm cân chính là hạn chế calo hấp thu và tập thể dục.

Chế độ ăn ít calo, hạn chế carbohydrate, bổ sung chất xơ từ rau củ là chế độ ăn lý tưởng trong đẩy lùi tiểu đường, béo phì, bệnh tim và tăng lipid m.áu đồng thời làm giảm đáng kể lượng mỡ tích tụ trong gan.

Giữ ổn định trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp giúp giảm mỡ gan rõ rệt. Các hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy với insulin và đốt cháy mỡ, hỗ trợ và bảo vệ chức năng gan. Do vậy, kết hợp chế độ ăn kiêng ít calo và chương trình tập thể dục đều đặn chính là chìa khóa để đẩy lùi gan nhiễm mỡ.

7 số liệu giới hạn sức khỏe quyết định t.uổi thọ ngắn hay dài, hãy kiểm tra xem bạn có bị vượt ngưỡng an toàn hay không

Có rất nhiều dấu hiệu dễ bị chúng ta bỏ qua, nhưng thực tế đó lại chính là những yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe cũng như t.uổi thọ của bạn.

Cơ thể con người là một chuỗi các cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần một cơ quan nào đó trong cơ thể phát sinh bất ổn thì cả hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo. Mỗi người trong số chúng ta đều hi vọng bản thân khỏe mạnh trường thọ, nhưng làm thế nào để đoán biết được t.uổi thọ của chính mình?

Dưới đây là một số giới hạn cảnh báo cho sức khỏe, nếu bạn không vượt qua những giới hạn này thì chứng tỏ bạn đang rất khỏe mạnh và cũng nằm trong số những người may mắn có t.uổi thọ cao.

1. Chu vi vòng cổ: 35cm

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa Hoa Kỳ cho thấy, những người có chu vi vòng cổ càng dày thì càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu này còn đưa ra dự đoán rằng khoảng 10 năm tới, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch sẽ ngày càng cao.

Để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chu vi vòng cổ ở nữ giới không nên vượt quá 35cm.

Một nghiên cứu được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Tim mạch Châu Á – Thái Bình Dương (APSC) năm 2019 cũng chỉ ra rằng, chu vi vòng cổ đưa ra dự báo một nhóm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Theo đó, để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, chu vi vòng cổ ở nam giới không nên vượt quá 39cm, và nữ giới không nên vượt quá 35cm.

2. Vòng eo: 80cm

Nếu hỏi các bác sĩ rằng mỡ xuất hiện ở bộ phận nào nguy hiểm nhất? Chắc chắn họ sẽ không do dự mà cho bạn biết vị trí đó chính là phần eo và bụng. Bởi cứ tăng 2,54cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 8 lần. Ngoài ra, lượng mỡ thừa ở phần này có thể làm tổn thương tuyến tụy và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như huyết áp cao, rối loạn lipid m.áu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…

Cứ tăng 2,54cm vòng bụng thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 8 lần.

Vòng eo tự nhiên được đo từ khu vực giữa đỉnh xương hông và đáy khung xương sườn. Vòng eo có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào di truyền, kích thước khung và thói quen sống của mỗi người.

Chỉ số vòng eo tuyệt đối (đo vòng bụng ngang qua rốn hoặc ngang nơi to nhất) mà nam trên 90cm, nữ trên 80cm cũng là yếu tố nguy cơ cao của hội chứng chuyển hóa liên quan đến béo bụng và tăng huyết áp, rối loạn mỡ m.áu, tăng đường huyết…

Theo Viện Tim, Phổi và M.áu Hoa Kỳ, nam giới có vòng eo trên 40 inch (101,6 cm) hoặc phụ nữ có vòng eo hơn 35 inch (88,9 cm) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim.

3. Cholesterol toàn phần: 5,18

Để hiểu rõ hơn về sức khỏe mạch m.áu, bạn cần làm xét nghiệm lipid m.áu. Nếu con số cholesterol toàn phần vượt quá 5.18 mà giá trị cholesterol tỉ trọng thấp (LDL-C) lại hiển thị tăng thì có nghĩa rằng các mạch m.áu trong cơ thể bạn đang “bật đèn đỏ” với nguy cơ đột quỵ ngày càng cao.

Trong trường hợp này, mỗi ngày bạn có thể ăn 2 tép tỏi để làm sạch mạch m.áu, ăn nhiều trái cây, tập thể dục thường xuyên để giúp bảo vệ mạch m.áu tốt hơn.

4. Nhịp tim: 100 nhịp/phút

Khi con người trong trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim thường ở trong khoảng 60-90 nhịp/phút. Nhưng nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây ra một số trở ngại cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhịp tim tăng nhanh lâu ngày có thể xuất hiện hiện tượng kháng insulin, từ đó dẫn đến tăng huyết áp và đường trong m.áu. Nhịp tim tăng nhanh khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, áp lực lên các mạch m.áu lớn hơn và đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng xơ vữa động mạch trở nên trầm trọng hơn.

Nếu kiên trì tập thể dục trong khoảng 3 tháng trở lên, nhịp tim có thể giảm từ 4-5 nhịp/phút.

Để giảm nhịp tim, nên thường xuyên hoạt động thể chất bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu kiên trì tập thể dục trong khoảng 3 tháng trở lên, nhịp tim có thể giảm từ 4-5 nhịp/phút.

5. Nước uống mỗi ngày: không dưới 1,5 lít

Uống nước tưởng chừng như một chuyện vô cùng nhỏ nhưng nó đem lại lợi ích cực kỳ lớn cho cơ thể. Khi bạn cảm thấy khát nước có nghĩa rằng cơ thể bạn đã mất đi ít nhất 1% lượng nước. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thiếu nước lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, mạch m.áu não…

Nên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta nên chia nhỏ mỗi lần khoảng 200-300ml nước, không nên uống quá nhiều trong cùng một lần để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

6. Ngồi lâu: Không quá 60 phút

Một nghiên cứu của Úc cho thấy tác hại của việc ngồi một giờ đồng hồ tương đương với việc hút 2 điếu thuốc, có nghĩa là bạn đã mất đi 22 phút cuộc sống. Ngồi lâu, ít vận động sẽ làm m.áu lưu thông chậm, các hoạt động co bóp ở cơ tim yếu hơn. Tình trạng này lâu ngày có thể gây hiện tượng xơ cứng động mạch và bệnh mạch vành.

Do đó chúng ta nên đứng dậy tập thể dục khoảng 5 phút sau mỗi 30 phút ngồi yên một chỗ.

7. Thịt đỏ: Ăn không quá 0,5kg/tuần

Thịt đỏ là thịt có màu đỏ trước khi nấu, bao gồm thịt của các loài động vận có vú như lợn, bò, cừu, dê… Rất nhiều nghiên cứu từ các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.

Lượng thịt đỏ nạp vào cơ thể càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ t.ử v.ong đối với 8 nhóm bệnh bao gồm ung thư, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, đột quỵ, Alzheimer, bệnh thận, bệnh gan.

Nghiên cứu này cũng đưa ra khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh không nên ăn quá 0,5kg thịt mỗi tuần và tốt hơn hết nên kiểm soát con số này ở khoảng 0,3kg/tuần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *