Chia sẻ của bác sĩ về phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2

Hiện nay, nhiều địa phương đã hoàn tất tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho người đủ điều kiện và chuẩn bị đẩy nhanh việc tiêm mũi 2.

Tuy nhiên, có nhiều luồng thông tin chia sẻ về phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.

Nhiều người cảm thấy lo lắng trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2.

Các tác dụng phụ của vắc xin Covid-19

Cho đến hiện tại, tác dụng to lớn của việc tiêm vắc xin Covid-19 mang lại cho cuộc chiến chống đại dịch này là điều không thể chối cãi, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ bệnh tiến triển nặng, giảm tỉ lệ t.ử v.ong và khả năng lây lan của dịch bệnh. Một báo cáo được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ) cho thấy những người không được tiêm chủng có nguy cơ nhập viện vì Covid-19 cao hơn 29 lần so với những người đã được tiêm chủng bị n.hiễm t.rùng đột phát.

Tuy nhiên, trước những chia sẻ rằng của người đã được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2 rằng phản ứng sau tiêm rất nghiêm trọng, nhiều người cảm thấy lo lắng khi bản thân sắp tới thời điểm tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2.

Thực tế, bất kỳ loại thuốc hay vắc xin nào đưa vào cơ thể đều có thể gây ra những tác dụng phụ với nhiều mức độ khác nhau, vắc xin ngừa Covid-19 cũng không ngoại lệ. Bác sĩ Ngô Đức Hùng – Bệnh viện Bạch Mai, hiện là bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM chia sẻ, hầu hết phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19 đều xuất phát từ phản ứng viêm, viêm tại chỗ và viêm toàn thân: Sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi cơ… Các phản ứng ở mức độ nhẹ tới trung bình chỉ xuất hiện 1-2 ngày rồi hết mà không cần phải can thiệp y tế. Một vài trường hợp đặc biệt sẽ gặp phản ứng dị ứng hiếm gặp khác như nổi mẩn, vi huyết khối… Những trường hợp này cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Bất kỳ loại vắc xin nào đưa vào cơ thể đều có thể gây ra những tác dụng phụ với nhiều mức độ khác nhau.

Theo bác sĩ Hùng, mỗi cơ thể có phản ứng với các vật chất kích thích sinh kháng thể khác nhau. Có người phản ứng mạnh, có người phản ứng nhẹ nên khả năng sinh kháng thể bảo vệ mỗi người cũng khác nhau. Chính vì thế, ở người này tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1 không gặp phản ứng phụ đáng kể nhưng khi tiêm mũi 2 thì lại gặp nhiều phản ứng phụ gây mệt mỏi. Nhưng ngược lại có người sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 1 rất mệt mỏi nhưng tới mũi 2 thì lại khỏe mạnh bình thường.

Về phản ứng phụ sau tiêm mũi 2, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng tác dụng phụ sau mũi 2 ở một vài người có thể nhiều hơn so với các phản ứng đã gặp sau mũi 1. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo kháng thể và đã có đáp ứng miễn dịch.

Chọn “trợ thủ đắc lực” giúp đối phó với các phản ứng phụ sau tiêm

Trước câu hỏi có nên uống paracetamol trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để không bị sốt, bác sĩ Hùng lý giải: “Paracetamol có tác dụng ức chế các chất hóa học gọi là Prostaglandin, đây là chất kích thích gây tăng thân nhiệt và phản ứng đau nên có tác dụng hạ sốt và giảm đau ở mức độ vừa phải và an toàn, đó cũng là lý do nó thuộc nhóm không cần kê đơn. Sau khi vào cơ thể, thuốc sẽ vào m.áu và xử lý qua gan, thời gian có tác dụng thường chỉ trong 4-6h, do đó, việc uống paracetamol trước khi tiêm vắc xin để phòng đau và sốt không mang lại tác dụng. Nên phải uống thuốc hạ sốt đúng thời điểm và đúng hàm lượng.

Hapacol 650 giúp giảm đau hạ sốt sau tiêm an toàn, phù hợp thể trạng người Việt.

Bác sĩ Hùng cũng đưa ra lưu ý về liều lượng sử dụng paracatamol để giảm đau hạ sốt sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Trong đó liều lượng chuẩn là 10-15mg/kg cân nặng và mỗi lần uống cách nhau mỗi 4-6h. Hầu hết người Việt đều có cân nặng từ 50 – 70kg nên lượng Paracetamol thông thường sẽ rơi vào khoảng giữa 500-1000mg. Uống 500 thì hơi ít, mà 1000 thì lại hơi thừa nên mọi người có thể lựa chọn Hapacol 650mg, với liều một viên mỗi lần là hợp lý cho đa số.

Thuốc hạ sốt Hapacol 650 với liều lượng 650mg paracetamol của Dược Hậu Giang được nhiều bác sĩ khuyên dùng vì được phân loại liều lượng phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng, dễ sử dụng và có tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả, nhanh chóng. Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP (tiêu chuẩn Nhật Bản) nên đạt chất lượng quốc tế, chiếm được sự tin tưởng của nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Điều lưu ý quan trọng sau tiêm là khi cơ thể có một trong số những biểu hiện bất thường sau như tê môi, lưỡi, xuất huyết dưới da, nổi mẩn đỏ, tím tái; có cảm giác ngứa, cứng họng, khó nói; có triệu chứng đau đầu kéo dài, co giật; có dấu hiệu đau tức ngực, đ.ánh trống ngực liên tục, ngất xỉu; buồn nôn, nôn, tiêu chảy; khó thở, thở rít; sốt liên tục trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt… thì cần nhanh chóng liên hệ với đội ngũ y tế hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được can thiệp và xử lý kịp thời.

Nguy cơ tổn thương gan do tùy tiện dùng thuốc hạ sốt, giảm đau

Trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mạng xã hội xuất hiện nhiều hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa COVID-19 tại nhà.

Trong số đó có hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thuốc paracetamol để chữa trị triệu chứng ho, sốt, khó thở…

Tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau dễ gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc do lạm dụng thuốc hạ sốt paracetamol để chữa COVID-19.

“Người dân nên cẩn trọng trước các bài thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần xin ý kiến bác sĩ” – các bác sĩ cho biết.

Sử dụng quá liều paracetamol dễ suy gan, co giật…

Giữa tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân 27 tháng t.uổi, b.é t.rai được người nhà cho uống thuốc hạ sốt paracetamol 500mg với liều lượng 4 viên/ngày, đã uống 4 ngày và ngộ độc, hôn mê… trước khi nhập viện.

Bước đầu tìm hiểu từ người nhà cho thấy cháu bé có triệu chứng sốt cao từng cơn, ho khò khè từ 4 ngày trước. Tuy nhiên, thay vì đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, người nhà đã tự ý cho cháu uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol.

Điều nguy hiểm là gia đình đã cho cháu sử dụng thuốc quá liều, cho uống paracetamol hàm lượng 500mg với liều lượng 4 viên/ngày, và thực tế đã cho cháu uống 4 ngày liên tiếp trước khi đưa cháu vào viện.

Cũng theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, khi gia đình cho bé vào viện, bé đã trong tình trạng lơ mơ, mệt lả, sốt 38 độ, khó thở nhiều, ho khò khè, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém, gan to dưới bờ sườn 2cm.

Paracetamol là thuốc thuộc danh mục OTC, không phải kê theo đơn, người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về sử dụng khi đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện.

Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa hoạt chất chính là paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra, loại thuốc này có thể ở dạng viên đặt h.ậu m.ôn, gói bột hoặc sirô.

Dù thuốc sử dụng không theo đơn, nhưng khi dùng paracetamol yêu cầu đúng liều của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian giữa các lần uống thuốc.

Nếu dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol (trong trường hợp thấy bệnh không thuyên giảm hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh), dẫn tới tổng liều paracetamol hằng ngày vượt quá quy định sẽ dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết.

Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi.

Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân đã có tình trạng vàng da, chán ăn… tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, khi đó tỉ lệ t.ử v.ong tới 50% hoặc hơn.

Ngoài ra, khi lạm dụng paracetamol có thể dẫn tới co mạch, xuất hiện cơn tăng huyết áp, đau tim, gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim… Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp của thuốc này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.

Bảo vệ gan khi dùng hạ sốt, giảm đau

Ngoài COVID-19, paracetamol đang được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp đau răng, sốt, hạ sốt sau khi tiêm chủng vắc xin COVID-19… Thực tế đã có những trường hợp bị ngộ độc do sử dụng paracetamol quá liều.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, hàm lượng paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ là không quá 3 gram/24 giờ với người trưởng thành, và t.rẻ e.m 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần.

Bệnh nhân không sử dụng quá 6 lần/24 giờ. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ khi kê thuốc cho người bệnh trưởng thành chỉ kê 1-1,5 gram paracetamol cho mỗi 24 giờ (tương đương 2-3 viên loại hàm lượng 500mg). Tốt nhất là dùng liều thấp nhất có thể.

Để sử dụng paracetamol an toàn, với người trưởng thành, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 đến 3 viên paracetamol loại 500mg. Người bệnh cần biết rõ tên và thành phần các thuốc đang dùng và dùng đúng hướng dẫn.

Luôn chú ý đến các loại thuốc khác đang sử dụng tránh tương tác có hại (đặc biệt một số thuốc chữa bệnh lao hoặc động kinh làm tăng độc tính của paracetamol), hoặc thể trạng của người bệnh dễ bị ngộ độc paracetamol (như người lạm dụng rượu, gầy yếu, suy nhược, ăn kém, n.hiễm t.rùng nặng hoặc các bệnh gây suy mòn).

Theo các chuyên gia y tế, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều có xuất hiện triệu chứng như ho, sốt. Người dân không tự ý mua thuốc để dự trữ, tự điều trị tại nhà theo các bài thuốc không rõ nguồn gốc. Không chỉ là người từ vùng dịch về mà bất kỳ ai khi có triệu chứng ho, sốt… nên liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hướng dẫn kịp thời.

Tăng cường chức năng cho gan giúp bảo vệ lá gan của bạn

Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn.

Khi được sử dụng theo chỉ dẫn, thuốc an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều thuốc hạ sốt giảm đau cùng một lúc, hoặc dùng liều cao liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan.

Sau liệu trình dùng thuốc kéo dài, kể cả dùng đúng vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới gan, bởi mọi thứ nạp vào cơ thể đều được xử lý thải độc qua gan. Sau mỗi đợt dùng thuốc kéo dài, có thể sử dụng thuốc bổ gan. Các nghiên cứu cho thấy thành phần trong thuốc bổ gan mang lại lợi ích cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *