Chiến lược nào điều trị ca bệnh nặng và bảo vệ người dễ mắc Covid -19?

Bộ Y tế thực hiện hàng loạt chiến lược để điều trị những ca bệnh nặng, dễ biến chứng và đang diễn biến rất khó lường.

Theo Bộ Y tế, 80% bệnh nhân mắc Covid-19 có thể tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh này lại dễ gây biến chứng cho người cao t.uổi và những trường hợp mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn. Thực tế cũng cho thấy những ca bệnh nặng ở Việt Nam đều là trường hợp người già và có bệnh nền.

Trong khi đó, Covid-19 đang có những diễn biến khó lường, tiềm ẩn nguy cơ lây lan diện rộng khi nước ta đã ghi nhận ca bệnh dương tính sau hơn 10 ngày cách ly y tế với 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính. Vậy Bộ Y tế có chiến lược gì để điều trị những ca bệnh nặng? Làm thế nào để hạn chế tối đa virus gây bệnh lây lan sang những trường hợp nếu mắc, nguy cơ t.ử v.ong cao?

Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để điều trị những ca bệnh Covid-19 nặng.

Thông qua hệ thống camera, mỗi ngày, Bộ Y tế tiến hành hội chẩn trực tuyến ít nhất một lần đối với từng ca bệnh Covid-19 đang điều trị tại nhiều bệnh viện trong cả nước. Gần đây một số bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trở nặng nên việc hội chẩn từ xa giữa các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hồi sức tích cực và hô hấp với các y bác sĩ điều trị trực tiếp được thực hiện với tần suất cao hơn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19 cho biết, trong số 3 ca bệnh nặng tại Bệnh viện viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có bệnh nhân người Anh 69 t.uổi có diễn tiến của bệnh rất nặng.

“Có 3 ca nặng, có trường hợp diễn biến rất nặng. Một trong những chiến lược là ngay từ đầu phát hiện sớm, cách ly sớm, điều trị khỏi, giảm tối thiểu người bệnh nặng và t.ử v.ong”, ông Khuê cho hay.

Trước đó, khi có ca bệnh trở nặng phải thở máy, Tiểu ban điều trị của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh Covid-19 đã điều động nhóm bác sĩ giỏi do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, trưởng khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp sang hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết thêm:”Chúng tôi đã cử đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia giỏi về lọc thận, lọc m.áu đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tập trung cứu chữa 3 bệnh nhân này, cố gắng không để các trường hợp này nặng thêm hoặc t.ử v.ong”.

Theo các chuyên gia y tế công cộng, nếu không kiềm chế được dịch bệnh thì hàng trăm nghìn người mắc bệnh nền đang sống trong các gia đình ở nước ta đứng trước nguy cơ t.ử v.ong vì Covid-19. Từ thực tế xuất hiện những ca bệnh nặng, phải thở máy đã khiến nhiều người cao t.uổi, sức khỏe yếu cảm thấy lo lắng.

“Người già như chúng tôi đây rất lo lắng, không may mà mắc bệnh Covid-19 thì rất khổ. Chúng tôi không dám đến những nơi đông người, hạn chế đi ra ngoài, đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng thường xuyên”, người dân cho biết.

Nếu như việc lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các sân bay và tiến hành cách ly y tế đối với hành khách đến từ vùng dịch là bảo vệ “vòng ngoài” thì các bệnh viện hiện nay đều tổ chức bảo vệ “vòng trong”, hạn chế tối đa virus gây bệnh Covid-19 xâm nhập.

Giáo sư Lương Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E và Tiến sĩ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ: “Bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện là những người có sức khỏe giảm sút, nếu mắc Covid-19 nữa thì rất dễ trở nặng. Vì vậy việc dự phòng cho người bệnh là hết sức quan trọng. Chúng tôi khai thác t.iền sử của bệnh nhân ngay từ phòng khám để cách ly ngay, tránh lây lan. Phải đảm bảo sự an toàn cho những người bệnh, người nhà người bệnh không bị mắc Sars-nCoV-2, phát hiện kịp thời ca bệnh nghi ngờ để không lây truyền chéo, ngay tại cửa phòng khám chúng tôi đã tiến hành đo thân nhiệt. Nếu bị sốt sẽ chuyển tới 2 phòng khám cách ly”.

Trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, “các lớp bảo vệ” chống dịch bệnh này xâm nhập bệnh viện đã được Bộ Y tế triển khai ngay từ đầu mùa dịch.

“Ngay từ đầu mùa dịch, chúng tôi đã xây dựng tải liệu và tiến hành tập huấn cho tất cả các bệnh viện trên toàn quốc với 700 đầu cầu về phác đồ điều trị chuẩn, các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh, các quy trình từ người bảo vệ đến các khoa nội trú tim mạch, tiểu đường…”, ông Khuê nhấn mạnh.

Một trong những biện pháp của Bộ Y tế đang được đ.ánh giá cao, tránh được tình trạng “thất thủ” tại các bệnh viện, đó là điều trị Covid-19 ngay tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, hạn chế thấp nhất việc đưa trường hợp mắc bệnh này về những bệnh viện đa khoa lớn để tránh xảy ra lây nhiễm chéo, lây lan diện rộng, gây t.ử v.ong nhiều như đã xảy ra tại một số nước trên thế giới./.

Theo vov.vn

Người già, bệnh mãn tính càng cẩn trọng với Covid-19

Số người dương tính với Covid-19 tại nước ta đang tăng nhanh, nhưng hiện chưa ghi nhận trường hợp nào t.ử v.ong do căn bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, với những người cao t.uổi có các bệnh lý mãn tính kèm theo, nếu bị mắc Covid-19, bệnh thường diễn biến nặng và nhanh, nếu không được điều trị tích cực, kịp thời, nguy cơ t.ử v.ong là không hề nhỏ.

Kích hoạt toàn bộ hệ thống

Theo Bộ Y tế, trong số hơn 40 người mắc Covid-19 đang được điều trị tại nhiều bệnh viện trong cả nước, phần lớn đều ổn định sức khỏe. Chỉ có trường hợp bệnh nhân người Anh (69 t.uổi), với nhiều bệnh lý nền phải điều trị thở máy tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội).

Nữ bệnh nhân người Việt (64 t.uổi), có bệnh lý nền là rối loạn t.iền đình, biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch trong T, chuyển bệnh nhân tới khoa Hồi sức tích cực, lọc m.áu, theo dõi điều trị. Các bác sĩ cho biết, hiện hai bệnh nhân vẫn giữ được mạch, huyết áp, oxy m.áu ổn định và đang điều trị tích cực.

Trước ca bệnh của bệnh nhân cao t.uổi người Anh, với nhiều yếu tố nguy hiểm tới sức khỏe, sau khi các chuyên gia đầu ngành hội chẩn qua Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán và điều trị Covid-19, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Trưởng tiểu ban Điều trị đã đề nghị Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Đồng thời, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 điều động Bệnh viện Bạch Mai cử ngay 1 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch Covid-19 sang hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. PGS-TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân cao t.uổi người Anh này.

Cùng với đó, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị Covid-19, các giáo sư đầu ngành chuyên khoa hô hấp, truyền nhiễm, lọc m.áu tiếp tục hội chẩn chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Qua đó, các chuyên gia xác định bệnh nhân người Anh có các bệnh nền đi kèm như: tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mãn tính… cần tập trung bác sĩ giỏi nhất thuộc các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, lọc m.áu, dinh dưỡng để điều trị.

Người già có các bệnh lý nền, khi bị mắc Covid-19 thường nguy hiểm sức khỏe. Ảnh: HOÀNG HÙNG

TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết thêm, hiện nay, các bác sĩ đang nỗ lực cao nhất để điều trị tích cực cho bệnh nhân. Dù bệnh nhân vẫn đang phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc m.áu nhưng đã tỉnh táo và không còn sốt nhiều.

Yếu ớt trước tấn công của virus

Giải thích về vấn đề người cao t.uổi dễ bị bệnh nặng hơn khi bị mắc Covid-19, PGS-TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngoài việc phải uống nhiều loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể của người cao t.uổi cũng suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc thêm các bệnh khác.

Khi người cao t.uổi bị nhiễm virus, thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền, cũng như tương tác của nhiều loại thuốc; cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh mãn tính như: suy gan, suy thận, suy đa tạng khiến việc điều trị phức tạp và khó khăn hơn.

Trong khi đó, TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thống kê mới đây về dịch Covid-19 cho thấy, nhóm người cao t.uổi nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ t.ử v.ong cũng cao nhất. Người cao t.uổi bị Covid-19 sẽ làm cho các bệnh mãn tính có sẵn thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, nên rất dễ t.ử v.ong nếu không được tập trung điều trị tích cực, kịp thời.

Trước sự lây lan nhanh của dịch Covid-19, khi chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên bình tĩnh, chủ động thực hiện những biện pháp phòng bệnh như: tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang và vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên.

PGS-TS Hồ Thị Kim Thanh nhấn mạnh, người cao t.uổi thường ít uống nước, nhất là khi thời tiết lạnh nên trong mỗi gia đình nên chủ động đặt nước ấm, nước hoa quả, trà ấm tại các vị trí thuận lợi và thường xuyên nhắc người cao t.uổi uống nước định kỳ, ngay cả khi không khát để tăng sức đề kháng.

Người cao t.uổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính, tăng huyết áp và đái tháo đường dễ có nguy cơ cao mắc các biến chứng viêm nhiễm, nên ngoài việc duy trì điều trị, cần tránh xa các nguồn lây nhiễm, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; giữ đường mũi, họng sạch; giữ ấm, đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc ở chỗ đông người…

Theo sggp.org.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *