Chiến sỹ công an hiến m.áu trực tiếp cứu học sinh người dân tộc Mông

Một cháu bé nhập viện trong tình trạng mất m.áu, chẩn đoán “ vỡ dập gan” đã được chiến sỹ công an tình nguyện hiến m.áu (loại m.áu hiếm) để thực hiện phẫu thuật.

Thiếu uý Vi Văn Thắng bên cạnh Sung Văn Dế

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát (Thanh Hoá) tiếp nhận bệnh nhân Sung Văn Dế (13 t.uổi, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát) nhập viện trong tình trạng mất m.áu cấp, được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán “vỡ dập gan” cần được phẫu thuật hồi sức và truyền m.áu cấp cứu gấp.

Nhóm m.áu của em Sung Văn dế là nhóm m.áu hiếm và nguồn m.áu dự trữ tại huyện đã hết. Nhà em Dế lại có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bệnh viện đã huy động tất cả cán bộ nhân viên và người thân trong gia đình em Dế nhưng không ai có cùng nhóm m.áu với em.

Nhận được tin trên, thiếu úy Vi Văn Thắng, cán bộ Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Mường Lát, đang trên đường đi công tác đã khẩn trương có mặt tại bệnh viện tình nguyện hiến m.áu của mình để có đủ lượng m.áu giúp bệnh nhân Sung Văn Dế vượt qua cơn nguy kịch.

Được biết, thiếu úy Vi Văn Thắng vừa tốt nghiệp Học viện Cảnh s.át n.hân dân và được phân công công tác tại Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Mường Lát. Trong quá trình công tác, đồng chí luôn nỗ lực cùng đồng đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Truyền 2 lít m.áu cứu b.é t.rai nguy kịch do sốt xuất huyết

B.é t.rai nhập viện trong tình trạng sốc do sốt xuất huyết biến chứng suy đa cơ quan, tràn dịch màng phổi và mất nhiều m.áu.

Tối 9/9, BSCKII Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhi B.M.M. (13 t.uổi, ngụ tại Trà Vinh) bị sốt xuất huyết dengue nặng.

Trước đó, bệnh nhi có biểu hiện sốt cao, khó thở, mệt mỏi. Tuy nhiên, đến ngày thứ 4 sau khi phát bệnh, gia đình mới đưa trẻ đi cấp cứu.

Sau khi nhập viện, các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tích cực cho bệnh nhi bằng nhiều biện pháp như đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung ương, thở áp lực dương liên tục…

Sau một ngày hồi sức, tình trạng sức khỏe của bé diễn biến xấu. Các bác sĩ ghi nhận bé bị tràn dịch màng phổi, bụng, xuất huyết tiêu hóa và suy hô hấp nặng. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn kiểm soát áp lực.

B.é t.rai bị sốc do sốt xuất huyết biến chứng suy đa cơ quan. Ảnh: BVCC.

Để giải quyết tình trạng rối loạn đông m.áu, các bác sĩ đã truyền hơn 2 lít huyết tương tươi kết tủa lạnh và tiểu cầu đậm đặc cho trẻ. Ngoài ra, vấn đề xuất huyết tiêu hóa cũng được xử lý bằng cách chọc dò dịch ổ bụng, truyền dịch chống sốc.

Sau thời gian hồi sức tích cực, bệnh nhi qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bé cai được máy thở, chức năng gan hồi phục.

Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy nhận định đây là trường hợp sốt xuất huyết nặng. Nhờ được hỗ trợ hô hấp đúng thời điểm và dẫn lưu ổ bụng, bệnh nhi tránh được tình trạng sốc kéo dài dẫn đến suy đa cơ quan.

Bác sĩ Thy khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là sốt cao trên 2 ngày, khó chịu, đau bụng, ra m.áu cam, m.áu răng, nôn ra m.áu, tiêu phân đen… Nếu để sang ngày thứ 4, 5, bệnh nhi có thể rơi vào tình trạng sốc, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết trong 8 tháng đầu năm, tình hình dịch sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, ngành y tế đã ghi nhận trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết nhập viện trễ.

Cơ quan này khuyến cáo trong mùa dịch sốt xuất huyết, khi có dấu hiệu bệnh, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *