Chịu di chứng Covid-19 suốt 17 tháng

Khi mới mắc Covid-19 vào tháng 4/2020, Nora Boerner chưa từng nghĩ sẽ phải chịu đựng di chứng của căn bệnh suốt 17 tháng sau đó.

“Nó thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi”, Boerner chia sẻ.

Dù không có bệnh nền, người phụ nữ 41 t.uổi giờ đây vẫn bị tổn thương tim phổi. Theo phỏng đoán của bác sĩ, virus đã làm hỏng lớp niêm mạc ở tim, kết quả điểm tâm đồ của cô cũng bất thường. Boerner bị suy yếu miễn dịch và phải đeo miếng dán nitroglycerin để giảm đau thắt ngực.

Cô mệt mỏi, miệng có vị kim loại, bị rụng tóc, đau đầu và mắc chứng “sương mù não” (Brain Fog). Biểu hiện của hội chứng bao gồm mất trí nhớ, lú lẫn, khó tập trung, chóng mặt và chậm nắm bắt từ ngữ. Đây là tình trạng phổ biến của người mắc chứng “Covid-19 kéo dài” hoặc “hội chứng hậu Covid-19″. Các vấn đề sức khỏe vẫn dai dẳng nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi nhiễm virus.

Boerner mắc bệnh trong một chuyến đi bộ đường dài, khi cô không đeo khẩu trang. 5 ngày sau, cô cảm thấy cơ thể bất ổn, gọi đến đường dây nóng và được khuyến nghị cách ly ngay lập tức.

Vì sống cùng chồng và 4 con, Boerner phải dọn xuống tầng hầm. Cô chuyển nặng, các triệu chứng kéo dài suốt một tháng.

“Tôi thức dậy vì sốt, khó thở hoặc không thể cử động, chẳng biết đang là ngày hay đêm. Tôi bị mất phương hướng, đôi khi cảm thấy như c.hết đ.uối”, cô mô tả triệu chứng cho các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Iowa (UIHC) vài tháng sau đó.

UIHC là cơ sở duy nhất có dịch vụ chăm sóc hậu Covid-19 chuyên biệt trong toàn bang. Khoảng 400 bệnh nhân đã đến khám kể từ ngày mở cửa vào tháng 6 năm ngoái. Nhiều người lái xe và chờ đợi hàng giờ.

Theo tiến sĩ Alpana Garg của UIHC, chưa rõ các triệu chứng hậu Covid-19 tồn tại trong bao lâu. Song kể từ tháng 1 năm nay, bà đã gặp rất nhiều bệnh nhân có tình trạng tương tự Boerner. Có người mất khứu giác suốt 15 tháng.

“Họ rất giống nhau, đều mang một danh sách dài (các triệu chứng) đến phòng khám, mọi thứ được viết cặn kẽ, chi tiết”, bà nói. Họ thường đi cùng gia đình với tâm trạng mệt mỏi.

Nora Boerner, 41 t.uổi, ảnh chụp ngày 17/8. Ảnh: Iowa City Press Citizen

Theo tiến sĩ Garg, nhìn chung có hai dạng bệnh nhân Covid-19 kéo dài. Những người từng phải nằm viện và những người được điều trị ở nhà. Bệnh nhân trong ICU thường gặp vấn đề về đường thở, bị xơ phổi. Số khác có biểu hiện phổ biến là mệt mỏi.

Nghiên cứu do tổ chức Fair Health thực hiện trên gần hai triệu người từng nhiễm nCoV cho thấy 23% bệnh nhân có ít nhất một triệu chứng kéo dài hơn một tháng sau khi khỏi bệnh. Phổ biến hơn cả là đau đầu, khó thở, nồng độ chất béo hoặc lipid trong m.áu cao, mệt mỏi, cao huyết áp.

Trong số những người có di chứng Covid-19, 50% từng phải nhập viện trong giai đoạn mắc bệnh, 27,5% điều trị tại nhà.

Điều trị tại nhà trong thời gian đầu, Boerner đã phải nằm viện vì vấn đề tim mạch nhiều tháng sau đó. Một năm rưỡi trôi qua dài đằng đẵng, mệt mỏi khiến công việc của cô trở nên khó khăn.

Giờ đây, Boerner vẫn phải làm việc ở nhà. Gia đình cô bị ảnh hưởng đáng kể trong suốt thời gian bệnh tật.

Theo tiến sĩ Garg, bệnh nhân đến phòng khám sau khi mắc Covi-19 chủ yếu muốn tìm lại cuộc sống bình thường. Bà chỉ ra rằng đây còn là phạm trù tương đối mới, song bác sĩ vẫn có thể phân loại triệu chứng, điều trị các vấn đề nghiêm trọng và giúp bệnh nhân giảm lo lắng.

Bà khuyến nghị các bệnh nhân nên tập luyện dần dần, tránh làm nhiều việc cùng lúc. Nếu không thể đi vật lý trị liệu, người bệnh có thể đi bộ hàng ngày, tăng cường độ theo thời gian.

Tiến sĩ Garg nhận định việc chia sẻ thông tin về triệu chứng Covid-19 kéo dài rất quan trọng. Bà thăm khám tận tình với bệnh nhân dù họ có kết quả dương tính hay không.

“Dành thời gian để lắng nghe những gì họ đã trải qua, cho họ biết người khác cũng gặp vấn đề tương tự và họ không đơn độc”, bà nói.

Khoảng 300 người trong số các bệnh nhân Covid-19 kéo dài của UIHC đồng ý để bệnh viện sử dụng hồ sơ sức khỏe làm cơ sở nghiên cứu.

“Họ rất cởi mở. Tất cả đều muốn tìm câu trả lời. Họ làm bất cứ điều gì có thể và bảo: ‘Tôi đồng hành với các bạn, các bạn làm xét nghiệm nào cũng được”, tiến sĩ Garg kể lại.

Bác sĩ cho biết tình trạng của Boerner có thể thuyên giảm, hoặc cô sẽ phải sống chung với chúng như trạng thái “bình thường mới”. Cô chia sẻ trải nghiệm của mình với hy vọng nhân rộng thông điệp về ngăn ngừa Covid-19.

“Tôi không muốn hù dọa mọi người, dù tôi biết nó đáng sợ. Tôi thực sự mong mọi người hiểu rằng điều này (Covid-19) có thể phòng ngừa”, cô nói.

Xuất huyết não sau uống bia

Người phụ nữ 34 t.uổi, sau khi uống bia bị đau bụng, đi ngoài, đau đầu, nôn, vẫn tỉnh táo và vận động bình thường trừ một điều bất thường.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương ngày 11/9 thông tin, bệnh nhân vào viện gần như bình thường, trả lời đúng các câu hỏi của các bác sĩ, không liệt thần kinh, cấu véo đau, có phản xạ ánh sáng. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có một điều hơi bất thường đó là nói có câu không tròn tiếng kiểu đầy lưỡi, nhìn kỹ thấy giãn nhân trung có biểu hiện lệch nhẹ sang trái.

Bác sĩ Triệu Thị Minh, phòng Cấp cứu – chống độc, cho biết kíp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đột quỵ não, chỉ định chụp cắt lớp vi tính cấp cứu có tiêm thuốc cản quang và dựng hình mạch m.áu não. Kết quả bất ngờ thấy điểm vỡ túi phình đoạn tận động mạch cảnh hai bên, hình ảnh xuất huyết dưới nhện lan tỏa trên và dưới lều.

Xuất huyết dưới nhện là một dạng đột quỵ xuất huyết não, tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đây là tình trạng m.áu ở các động mạch, tĩnh mạch não bị vỡ, m.áu c.hảy vào mô não tạo thành ổ m.áu tụ; có thể vào khoang dưới nhện, não thất. Xuất huyết não chiếm 15-20% trong số người đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết não là tăng huyết áp, vỡ dị dạng bất thường mạch m.áu não, rối loạn chức năng đông m.áu, bệnh thoái hóa dạng tinh bột, ung thư và các nguyên nhân khác.

Bác sĩ nhận định: “Bệnh nhân đang tỉnh nhưng chúng tôi biết chắc chắn sắp hôn mê, tính mạng ví như nghìn cân treo sợi tóc”.

May mắn do phát hiện kịp thời, các bác sĩ cấp cứu thành công, người bệnh qua cơn nguy kịch.

Hình ảnh chụp não bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo các bác sĩ, đột quỵ não là bệnh xảy ra đột ngột, không thể dự báo trước. Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Người sử dụng rượu bia càng có nguy cơ c.hảy m.áu não cao hơn và khó cứu chữa do lượng m.áu c.hảy thường lớn, lại ở những vùng nguy hiểm trong não.

Các bác sĩ khuyến cáo nên thận trọng khi dùng rượu bia, chất kích thích, đặc biệt là người có bệnh lý liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu, béo phì… Người mắc bệnh nền cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nghiêm ngặt, tránh bỏ thuốc. Không ăn thừa quá nhiều calo, hạn chế mỡ động vật, bỏ thuốc, ăn nhiều rau củ, tập thể dục đúng cách.

Khi xuất hiện ít nhất một trong ba triệu chứng liệt mặt, liệt chi, nói khó cần nghĩ ngay đến đột quỵ và đưa người bệnh đến viện để cấp cứu trong 4,5 giờ đầu. Người dân gặp những tình huống tương tự trường hợp trên phải liên hệ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *