C.ô b.é được bố mẹ cho ngủ riêng từ 6 tháng t.uổi và tai nạn thương tâm đã xảy ra vào ngày 14/1 đầu năm nay, khi bé mới 7 tháng t.uổi.
Theo đài CNA, vụ việc này xảy ra vào tại Jurong, Singapore. Ngày 4/10 vừa qua, điều tra viên tiết lộ em bé Yuri Chua Le En (7 tháng t.uổi), đã bị ngạt thở khi cô bé lăn lộn và bị mắc kẹt trong khoảng trống 8cm giữa nệm và thanh chắn giường. Cha mẹ Yuri cho biết họ đã để cô bé ngủ riêng một mình trong phòng, trên chiếc giường lớn từ khi c.ô b.é được 6 tháng t.uổi nhằm mục đích để con học cách tự lập.
Người mẹ kể rằng do hôm đấy cả hai vợ chồng cô đều bị ốm, sợ lây bệnh cho con nên họ vẫn để Yuri ngủ một mình một phòng. Khoảng 9 giờ tối ngày 14/1, mẹ Yuri cho cô bé bú rồi cho con đi ngủ. Cô đã đặt Yuri lên một tấm chăn ở giữa nệm trên chiếc giường lớn trong phòng ngủ. Khoảng 11 giờ đêm, cha Yuri qua phòng con gái để chỉnh lại nhiệt độ của điều hòa. “Lúc đó, phòng tối và con bé nằm im“, anh nhớ lại.
Em bé đã t.ử v.ong vì ngạt sau khi mắc kẹt giữa đệm và thanh chắn giường (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, 7 giờ sáng hôm sau, khi bước vào phòng của con, điều đầu tiên đ.ập vào mắt người cha là cơ thể của Yuri gần như bị mắc kẹt hoàn toàn trong khoảng trống giữa tấm nệm và thanh chắn an toàn ở dưới chân giường. Mặt cô bé quay về phía thanh chắn và không phản ứng gì.
Dù cha mẹ đã gọi bác sĩ đến ngay lập tức nhưng vẫn không thể cứu được cô bé. Yuri đã ra đi vào lúc 8 giờ sáng tại dinh thự Jurong.
Bác sĩ Chan Shijia, chuyên gia tư vấn bệnh lý pháp y thuộc Phòng Pháp Y của Cơ quan Khoa học Y tế đã thực hiện khám nghiệm t.ử t.hi cho cô bé và xác nhận rằng Yuri đã c.hết ngạt do tắc nghẽn mũi và miệng. Bác sĩ Chan cũng nói thêm rằng một em bé 7 tháng thường có thể lăn tròn trên giường, nhưng sẽ không thể bò hoặc leo trèo được. Do đó, nếu em bé vô tình lăn vào một khe hở, bé sẽ khó có thể thoát ra khỏi đó.
Điều đáng trách rằng đây không phải là lần đầu tiên cô bé bị mắc kẹt trong khoảng trống giữa nệm và thanh chắn giường. Vài tuần trước khi bi kịch xảy ra, cha mẹ Yuri đã nghe thấy tiếng con khóc vào giữa đêm nên họ vội lao qua phòng và thấy cô bé cũng đang bị mắc kẹt giữa nệm và thanh chắn an toàn.
Tòa án phán quyết rằng không có bằng chứng nào về hành vi s.át h.ại trong cái c.hết của Yuri và Cảnh sát trưởng Kamala Ponnampalam nói rằng cái c.hết cô bé là một sự bất hạnh đáng tiếc.
Tuy nhiên, nhân câu chuyện này, cô cũng lưu ý các cha mẹ rằng các chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh nhấn mạnh có ba khuyến nghị về giấc ngủ an toàn của trẻ:
– Thứ nhất, trẻ sơ sinh không nên ngủ chung giường với người khác, mà chỉ nên chung phòng, khác giường. Các em bé có thể ngủ trong nôi hoặc trong cũi được kê sát bên giường cha mẹ của mình.
– Thứ hai, em bé nên được đặt ngửa khi ngủ vì nó được coi là tư thế ngủ an toàn nhất.
– Thứ ba, nệm của bé phải vừa khít với giường hoặc cũi, và ở đó không có gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông để tránh trẻ sơ sinh bị ngạt thở.
Theo Helino
Cậu bé 6 t.uổi t.ử v.ong sau khi ăn miếng bánh mì, bác sĩ chỉ phương pháp sơ cứu khi trẻ hóc dị vật ai cũng nên biết
Một cậu bé 6 t.uổi đã ăn một miếng bánh mì được bán từ một nhân viên bán hàng, không lâu sau cậu bé bị ngạt thở và cuối cùng t.ử v.ong.
Theo báo cáo, 8h tối ngày 14/ 8, tại một cửa hàng ở tầng 1 Wanda Plaza (Hàng Châu, Trung Quốc). Một người cô dẫn các cháu trong đó có Tiểu Mạch (6 t.uổi) đến đây để vui chơi, mua sắm. Lúc xảy ra sự việc, người cô của Tiểu Mạch đang chọn quần áo và Tiểu Mạch cùng 2 đ.ứa t.rẻ khác đang chơi trong cửa hàng.
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Tiểu Hoàng, một nhân viên bán hàng khác cho biết: “Bởi vì cậu bé nói muốn ăn bánh mì, đồng nghiệp của chúng tôi cũng tốt bụng, cho cậu bé một miếng. Miếng bánh mì khá to, nhưng cậu bé cho cả miếng bánh mì vào trong miệng và ăn”.
Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.
Sau khi đ.ứa t.rẻ ăn bánh mì, đột nhiên mặt biến sắc, giống như muốn nôn, tay của cậu bé khua múa, đại khái là rất khó chịu, không khiến mọi người động vào. Cô của đưa trẻ nói: “Chưa đầy một phút, Tiểu Mạch ngã xuống đất, đại tiểu tiện không tự chủ, đồng thời còn c.hảy m.áu mũi”.
Những người có mặt tại hiện trường đã hoảng sợ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Cô của đ.ứa t.rẻ cũng đang hồi sức tim phổi cho Tiểu Mạch theo lệnh từ xa của bác sĩ qua điện thoại nhưng không có tác dụng. Khoảng 20 phút sau, xe cấp cứu đến hiện trường, vừa sơ cứu vừa đưa đ.ứa t.rẻ đến bệnh viện, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được mạng sống của Tiểu Mạch.
Theo phía bệnh viện, khi đ.ứa t.rẻ được gửi đi, nhịp tim đã biến mất, bác sĩ đã đặt nội khí quản ngay lập tức. Trong quá trình đặt nội khí quản, thông qua một ống soi thanh quản thấy rằng có một miếng thức ăn bị kẹt bên trên khí quản. Chẩn đoán ban đầu có thể là thức ăn bị chặn lỗ khí quản gây nghẹt thở, và t.ử v.ong.
Nắm vững kỹ năng này có thể cứu những người xung quanh bạn
Thao bác sĩ Trần Kiếm Bình, Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương cho biết: Hiện nay có rất nhiều ca hóc dị vật, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Thời gian tốt nhất để cứu một người bị hóc dị vật là trong vòng 5 phút. Nếu cấp cứu không kịp thời, nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngạt thở và tử trong thời gian rất ngắn.
Cách hiệu quả nhất để lấy dị vật đường thở là phương pháp “Sơ cứu Heimich”. Đây cũng là phương pháp giải cứu thành công cao nhất.
Phương pháp sơ cứu Heimich?
Có 4 cách để thực hiện nghiệm pháp Heimlich, tùy thuộc vào t.uổi tác và nhu cầu cấp cứu của người bị nghẹt thở. Cơ chế cơ bản với mỗi cách tiếp cận là như nhau: sử dụng lực tại cơ hoành để buộc dị vật tống xuất ra khỏi cổ họng.
1. Trẻ sơ sinh dưới 1 t.uổi
– Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.
– Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.
– Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.
– Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đ.ánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.
2. Người lớn hoặc trẻ bị bất tỉnh không có ý thức
– Đặt người bị nghẹt thở trên một mặt phẳng cứng
– Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ
– Đặt tay này lên tay kia, và sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn và phía trên rốn.
– Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.
– Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.
3. Người lớn hoặc t.rẻ e.m có ý thức
– Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.
– Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.
– Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.
– Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.
4. Thực hiện biện pháp Heimlich lên chính bản thân bạn
Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:
– Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành – dưới xương sườn và phía trên rốn.
– Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.
– Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.
– Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.
Theo afamily