“Chồng tôi rất thích giác hơi, bữa nào đi làm về mệt là anh ấy gọi giác hơi dạo vô nhà làm. Thói quen đó có tốt cho sức khỏe?” – Hạnh Tiên (TP.HCM)
BS-CK2. Huỳnh Tấn Vũ (Giảng viên Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP.HCM): Giác hơi là một phương pháp điều trị của y học cổ truyền, không phải như mọi người lầm tưởng là bất cứ khi nào mệt thì đều có thể giác hơi. Mọi người nên đến cơ sở chuyên nghiệp khi muốn giác hơi, để được đo huyết áp, đ.ánh giá tình trạng bệnh.
Giác hơi chống chỉ định với người cao huyết áp, người có tâm lý không ổn định, người gầy ốm quá, người bị l.ở l.oét da, người đang bị chấn thương…
Một bệnh nhân t.ử v.ong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa
Bệnh nhân nhập viện do triệu chứng buồn nôn và đau đầu. Nhưng sau đó, bệnh nhân t.ử v.ong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Chị Tiến khóc nghẹn trước cái c.hết bất thường của chồng.
Theo chị Nguyễn Thị Tiến (ngụ đường Nguyễn Chích, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), tối 18/4, chồng chị là anh Lê Văn Dũng (SN 1974) có triệu chứng buồn nôn và đau đầu. Do vậy, khoảng hơn 20h cùng ngày, chị đưa anh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Trên đường đưa đến bệnh viện, anh Dũng vẫn nói chuyện và ý thức tốt.
“Khi đến phòng cấp cứu của bệnh viện, y bác sĩ đo huyết áp cho chồng tôi rồi cho đi siêu âm vùng bụng và vùng chậu. Khi tôi hỏi chồng tôi bị đau đầu, ù tai mà sao cho đi khám vùng bụng thì bác sĩ bảo ói nhiều nên phải khám vùng bụng”, chị Tiến kể.
Cũng theo lời chị Tiến, đến khoảng 22h cùng ngày, anh Dũng được cho lên tầng 6 Khoa Nội tổng hợp thần kinh nằm chờ trên một băng ca. Lúc này, không có bác sĩ chuyên môn, chỉ có bác sĩ thực tập đến đo mạch. Chị Tiến hỏi bác sĩ chồng mình bị sao thì được trả lời là do ngộ độc thuốc.
Sau đó, chị Tiến tiếp tục chờ gần 1 giờ đồng hồ sau thì có bác sĩ đến tiêm thuốc vào ven nhưng lấy ven 10 lần mới được, sau đó truyền nước. Thời điểm này, tầng 6 không có phòng nằm nên anh Dũng được chuyển xuống tầng 5 nhưng không có giường nằm, chỉ được nằm giường xếp.
“Khoảng 4h ngày 19/4, tôi sờ thì chân chồng tôi vẫn ấm bình thường nhưng trước đó bác sĩ có đưa 3 viên thuốc và 1 gói thuốc bảo khi nào thấy anh mệt thì cho uống nên tôi đã cho anh uống. Đến hơn 5h cùng ngày, tôi sơ thì chân chồng tôi lạnh và nước dãi chảy ra nên tôi gọi bác sĩ đến cấp cứu. Tuy nhiên, bác sĩ bảo chồng tôi đã đi rồi…”, chị Tiến khóc nghẹn.
Bác sĩ Nguyễn Hương Thảo – Trưởng khoa Nội tổng hợp thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Bệnh nhân Lê Văn Dũng nhập viện lúc 20h12 ngày 18/4 và chuyển lên Khoa Nội tổng hợp thần kinh lúc 21h30 cùng ngày. Bệnh nhân t.ử v.ong vào lúc 6h ngày 19/4. Theo chuẩn đoán, nguyên nhân bênh nhân t.ử v.ong là do sốc phản vệ do tân dược không rõ loại ngoại viện”.