Tôi 50 t.uổi thích chơi cầu lông, ngày nào cũng tham gia môn thể thao này.
Nghe nói viêm cơ tim cấp khiến cho nhiều người đột tử nhất là khi vận động cường độ cao khiến tôi cũng lo lắng.
Vậy xin bác sĩ cho biết, viêm cơ tim cấp có biểu hiện như thế nào, nếu siêu âm tim có phát hiện được không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Nhật Minh, Hà Nội).
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Tổng Thư ký Hội Tim mạch Việt Nam – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai trả lời:
Đa số các nguyên nhân gây đột tử trong độ t.uổi và hoàn cảnh như của bác đề cập đều là do những bệnh lý tim mạch thường gặp khác gây ra như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…, đặc biệt là khi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, uống thuốc đầy đủ. Do vậy tốt nhất bác cần nghĩ đến những vấn đề tim mạch thường gặp nói trên để có kế hoạch phòng ngừa, thăm khám, điều trị nếu có.
Các bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm nhưng lại hoàn toàn có thể phòng ngừa. Cần thực hiện chế độ ăn cân đối dinh dưỡng, giảm ăn nhiều đồ dầu mỡ, hạn chế đồ ăn nhanh, không uống rượu bia, hút t.huốc l.á và tăng cường vận động đều đặn.
Vận động đều đặn rất tốt cho sức khoẻ tim mạch. Ảnh: Hữu Nghị.
Vận động là một trong những biện pháp thể lực giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vì vận động giảm mỡ m.áu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim….Tuy nhiên, vận động thế nào cho đúng, để tốt cho tim mạch còn là vấn đề bàn cãi. Bởi vận động nhiều quá, quá sức lại là yếu tố gây hại cho tim mạch.
Nhưng những người tập gym, chạy bộ, erobic… quá sức, đổ mồ hôi nhiều đến mức đồ tập “vắt” ra nước sẽ gây hại cho tim mạch.
Tại hội nghị tim mạch lớn nhất ở châu Âu mới đây, các nhà khoa học cũng đưa ra bằng chứng cho rằng những người vận động quá mức, như chạy marathon, vận động viên có nguy cơ đột tử cao hơn những người vận động bình thường.
Vì thế, các chuyên gia tim mạch đưa ra thông điệp “Tập thể dục tim phổi” – dựa trên khả năng của mỗi người. Theo đó, tập thể dục để tốt nhất cho tim mạch là vận động ở cường độ vừa đến mạnh chứ không quá mạnh. Lúc này, cơ thể vừa đủ sức chịu đựng, hơi vã mồ hôi nhẹ là vận động tốt nhất cho tim phổi. Còn tập đến mức mồ hôi vã ra ròng ròng, đồ tập “vắt” ra nước lại vô tình tăng gánh nặng cho tim mạch.
Lựa chọn thể dục phải theo lứa t.uổi, theo bệnh. Với những môn thể thao gắng sức, người lớn t.uổi dễ xảy ra nhiều biến cố tim mạch bởi ngoài các cơ quan khác, quả tim đã yếu hơn, việc vận động gắng sức có thể gây hậu quả. Đã có những cầu thủ bóng đá c.hết trên sân vì rối loạn điện giải, tim mạch.
Vì thế, các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo thời gian vận động là nên vận động hàng ngày từ 30 – 60 phút. Phương pháp đi bộ nhanh, hoặc bơi, tập erobic (với cường độ vừa phải), hay tập yoga là những biện pháp được khuyến khích tốt nhất cho tim mạch.
Với bác, môn thể thao yêu thích là cầu lông, bác đã duy trì vận động đều đặn rất tốt cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, bệnh lý tim mạch có thể xảy ra ở bất cứ ai và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, ngoài duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách hạn chế hút thuốc, không ăn nhiều đồ mỡ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bác nên đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Đặc biệt hãy duy trì chế độ vận động mỗi ngày như khuyến cáo trên sẽ giúp phòng bệnh tim mạch một cách hữu hiệu.
Hồng Hải (ghi)
Theo Dân trí
Sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người: Bạn có tự tin rằng mình không cô đơn? Hãy làm bài test này
Bạn có tự tin khẳng định mình không hề cô đơn không? Hãy làm bài test nhanh của nhóm nghiên cứu tâm lý, được phát triển bởi Tiến sĩ John M.Grohol để biết được mình thực sự đang cô đơn đến mức nào.
Khi chúng ta lớn lên, chúng ta ngày càng quen với việc tự làm mọi thứ một mình. Cuộc sống hối hả khiến bạn tự cho rằng mình luôn bận rộn, không có thời gian để buồn phiền hay cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Tuy nhiên, có một khoảng thời gian nào đó bạn bỗng nhận ra cuộc sống của mình thật tẻ nhạt và trống rỗng.
Cô đơn không chỉ là một cảm xúc tiêu cực, nó có thể có những hậu quả vô cùng tồi tệ đối với sức khỏe.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) chỉ ra rằng sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người. Thậm chí cô đơn còn gây ra cái c.hết trẻ nhiều hơn cả bệnh béo phì mang lại.
Không những thế, một nghiên cứu lớn ở hàng trăm nghìn bệnh nhân đã chỉ ra rằng: Việc bị cô lập xã hội và cảm thấy cô đơn làm tăng tỉ lệ t.ử v.ong sớm hơn nhiều các chỉ số sức khỏe khác.
Bạn có tự tin khẳng định mình không hề cô đơn không? Hãy làm bài test nhanh của nhóm nghiên cứu tâm lý, được phát triển bởi Tiến sĩ John M.Grohol để biết được mình thực sự đang cô đơn đến mức nào.
Cách thực hiện: Hãy chuẩn bị giấy bút, chọn thành thật 1 đáp án đúng với mình nhất (mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với 1, 2, 3, 4 điểm). Thời gian cân nhắc trả lời tối đa 3 phút/câu.
1/ Bạn luôn thấy không vui vẻ khi phải làm mọi việc một mình?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
2/ Bạn có thường xuyên thấy rằng mình không có ai để trò chuyện, tâm sự?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
3/ Bạn cảm thấy mình không thể chịu đựng được sự đơn độc?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
4/ Bạn cảm thấy không có ai là thực sự hiểu mình ?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
5/ Bạn có thường xuyên mong chờ cuộc gọi hoặc tin nhắn từ người khác ?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
6/ Bạn thường xuyên cảm thấy mình rất lạc lõng, cô độc?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
7/ Bạn cảm thấy mình không thể tiếp xúc và giao tiếp với mọi người xung quanh?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
8/ Bạn cảm thấy bị đồng nghiệp xa lánh ?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
9/ Bạn cảm thấy rất khó để kết bạn mới?
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
10/ Bạn thường xuyên bị người khác cô lập, xa lánh trong các cuộc vui
1 điểm: Không bao giờ
2 điểm: Hiếm khi
3 điểm: Thỉnh thoảng
4 điểm: Thường xuyên
KẾT QUẢ
Giờ hãy tính tổng số điểm mình có và so sánh với kết quả dưới đây:
Từ 0 – 14 điểm: Mức độ cô đơn thấp hoặc gần như không có
Bạn ít khi cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống. Bạn biết cách kết nối với mọi người, tự tìm cho mình những niềm vui riêng. Nhờ điều này mà bạn luôn vui vẻ và suy nghĩ tích cực hơn hẳn người khác.
Từ 15 – 21 điểm: Mức độ cô đơn bình thường
Mức độ cô đơn mà bạn đang có cũng thuộc số đông những người trải nghiệm bài test này. Bạn không cần quá bận tâm điều này vì hầu hết mọi người đều cảm thấy một chút cô đơn theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cảm giác cô đơn ngày một gia tăng ngay cả khi ở bên cạnh người thân, bạn bè thì ban cần phải đi khám tâm lý càng sớm càng tốt.
Từ 22 – 29 điểm: Mức độ cô đơn vừa phải
Bạn đang phải chịu đựng sự cô đơn ở mức độ vừa phải. Cảm giác lạc lõng, buồn chán chính là dấu hiệu cho thấy cuộc sống của bạn bị thiếu cân bằng. Hãy tự tìm cho mình một người đủ thân thiết và tin tưởng để chia sẻ hết áp lực và nỗi buồn trong cuộc sống, đây là cách bạn giải tỏa cảm xúc cô đơn nhanh nhất.
Từ 30 điểm trở lên: Mức độ cô đơn cực cao
Bạn thực sự cô đơn đến mức cô độc, điều này khiến bạn có xu hướng suy nghĩ tiêu cực. Hãy đi khám tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt bởi bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể hành xử và suy nghĩ vô cùng cực đoan.
Ngoài ra, để tránh bị trầm cảm do sự cô đơn cao, bạn nên tự thay đổi một chút trong cuộc sống của mình:
– Suy nghĩ đơn giản và tích cực hơn trong mọi vấn đề
– Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
– Nuôi thú cưng
– Dành thời gian cho việc luyện tập thể thao
– Chủ động trò chuyện và kết thêm nhiều bạn mới.
(Tổng hợp)
Theo Helino