“Mọi người trong gia đình chỉ nhìn bụng tôi và nói có thể là em bé sẽ nặng cân nhưng không ai nghĩ là con to đến thế, đặc biệt khi con lại sinh non sớm hơn 2 tuần so với ngày dự sinh”, bà mẹ kể.
C.ô b.é “sumo” Lily Grace đến từ Sutton, Hull (Anh) đã được sinh ra tại Bệnh viện Bà mẹ và T.rẻ e.m Hull vào ngày 05/10 vừa qua trong sự ngỡ ngàng của người mẹ. Bởi dù chào đời sớm hơn 2 tuần so với ngày dự sinh, nhưng Lily đã nặng tới 4,8kg, và đ.ứa t.rẻ này được công nhận là em bé sơ sinh nặng cân nhất tại Bệnh viện Bà mẹ và T.rẻ e.m Hull trong tháng 10.
Song, còn một điều khiến người ta ngạc nhiên hơn nữa là mẹ của Lily, chị Jessica Drake (23 t.uổi), đã sinh con mà không cần bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
Dù sinh non trước 2 tuần nhưng khi chào đời, Lily đã nặng 4,8kg.
Theo như chia sẻ thì chị Jessica không hề suy nghĩ đến bất kỳ biện pháp giảm đau nào ngoài trừ kế hoạch sinh con dưới nước. Chị chuyển dạ tự nhiên tại Trung tâm Sinh sản Fatima Allam, nhưng đã được chuyển đến bệnh viện vì quá trình sinh nở không thuận lợi.
Chị kể: “Ban đầu, tôi chọn sinh con dưới nước, vì vậy tôi đã ở trong trung tâm sinh sản trong khoảng thời gian đầu của quá trình chuyển dạ. Nhưng rồi, em bé bị mắc kẹt, và tôi được đưa đến bệnh viện. Tại thời điểm đó, tôi không thể dùng thuốc giảm đau vì tôi ở quá xa bệnh viện. Vì vậy khi đến nơi, tôi được đẩy luôn vào phòng sinh, tôi chỉ có thể sinh con với sự hỗ trợ của các bác sĩ”.
Nhìn bụng bầu của chị Jessica, cả nhà ai cũng dự đoán là em bé sẽ to, nhưng không ai ngờ được là cô bé lại “sumo” đến thế.
Bà mẹ trẻ còn cho biết thêm rằng chị và chồng chị, anh Benjamin, không hề biết là con gái họ lớn đến mức nào cho đến khi bác sĩ thông báo cân nặng.
“Mãi đến khi các bác sĩ đặt con tôi lên bàn cân, chúng tôi mới biết cân nặng của con mình. Trước đó, trong khi đỡ đẻ, bác sĩ có nói qua với tôi rằng anh ấy nghĩ là em bé sẽ to đấy vì vai của bé bị mắc kẹt. Lúc đấy, thật sự rất đau nhưng tôi đã sớm quên nó khi được nhìn thấy con”, chị Jessica nhớ lại.
“Đó là một cú sốc lớn, tôi chỉ lấy được một món đồ trong túi đồ sơ sinh của bệnh viện đưa để mặc cho con, còn lại hầu như là quá nhỏ so với Lily. Mọi người trong gia đình tôi chỉ nhìn bụng tôi và nói có thể là em bé sẽ nặng cân nhưng không ai nghĩ là Lily lớn đến thế, đặc biệt khi con lại sinh non sớm hơn 2 tuần so với ngày dự sinh”.
Hiện tại, bé Lily đã được 6 tuần t.uổi nhưng lại mặc đồ dành cho trẻ từ 3-6 tháng.
Gia đình 3 người của chị Jessica.
Hiện tại, b.é g.ái Lily đã được sáu tuần t.uổi và chuẩn bị chuyển sang mặc quần áo dành cho trẻ từ 3 đến 6 tháng vì những món đồ sơ sinh của trẻ nhỏ hơn 3 tháng đang trở nên quá nhỏ đối với c.ô b.é “sumo” nhí này. Mẹ của Lily chia sẻ thêm là con mình rất thích bú sữa và mỗi lần bú là khoảng 200ml/lần. “Trông Lily to hơn cả những em bé 3 tháng t.uổi đang cân nặng tại phòng khám mỗi khi đi kiểm tra sức khỏe”, chị nói.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bà mẹ và T.rẻ e.m Hull, có tất cả 417 em bé được sinh ra tại bệnh viện trong tháng 10/2019. Và bé Lily đã chiếm giữ vị trí đứng đầu về cân nặng so với các bạn khác nên bé được công nhận là em bé sơ sinh lớn nhất trong tháng 10 tại bệnh viện. Còn mẹ của Lily được công nhận là bà mẹ sinh con to bằng phương pháp tự nhiên không cần dùng thuốc giảm đau.
Nguồn: Hull, Thesun/Helino
Lần trước sinh mổ, lần này sinh thường được không?
Bạn đọc T.T.Q.A (32 t.uổi, TP HCM) hỏi: “Lần trước tôi sinh mổ, gây mê, lại bị n.hiễm t.rùng vết mổ nên hơi ám ảnh. Tôi nghe nói người sinh mổ vẫn có thể sinh thường được nếu hội đủ một số điều kiện và vết thương trước đã lành tốt?”.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trả lời: Đúng là vẫn có một số trường hợp sinh mổ lần đầu nhưng lần sau lại có thể sinh thường, tùy vào nhận định của bác sĩ xem điều đó có an toàn không, những yếu tố khiến bạn phải sinh mổ còn tồn tại không. Những yếu tố khiến bạn phải sinh mổ lần 2 là:
– Khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần (mới 1-2 năm).
– Sẹo mổ lần trước không tốt (có n.hiễm t.rùng hậu phẫu, có vết rách, nứt trên tử cung…).
– Nguyên nhân dẫn đến chỉ định sinh mổ của lần trước vẫn còn tồn tại (khung chậu hẹp, lệch do dị tật bẩm sinh, các bệnh lý của người mẹ vẫn chưa điều trị khỏi…).
– Đã trải qua 2 lần sinh mổ trở lên.
– Thai kỳ lần này trong quá trình theo dõi có phát sinh những bất thường khác buộc phải sinh mổ.
Bạn cần đi khám thai thường xuyên ở các bệnh viện chuyên khoa vì thai kỳ có vết mổ cũ thuộc dạng có nguy cơ cao. Nếu sinh thường thì phải sinh ở các bệnh có chuyên khoa sản, có phòng mổ, để được theo dõi chặt chẽ khi chuyển dạ, kịp thời chuyển sang sinh mổ nếu có trục trặc. Trong quá trình khám thai, bạn nên trình bày ý muốn sinh thường lần này để bác sĩ có thể cùng bạn chuẩn bị cho ca sinh tốt nhất.
Thư Anh ghi
Theo nguoilaodong