HÀ NỘI – Đang chăm con trai 7 tháng t.uổi, bà Nhân bất ngờ nhận được điện thoại của Bệnh viện Bưu điện hỏi tình hình mang thai sau chuyển phôi.
Bà Nhân sống ở Bắc Ninh, kết hôn năm 1990. Hai vợ chồng có 4 con, lớn nhất đã 29 t.uổi, b.é t.rai nhỏ nhất mới sinh năm ngoái nhờ thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội.
Năm 2017, vợ chồng bà Nhân đã sàng lọc được hai phôi và chuyển một phôi vào tử cung vợ cuối tháng 12. Tháng 9/2018, bà sinh b.é t.rai. Phôi còn lại, hai vợ chồng quyết định gửi lại Trung tâm để cấp đông lưu trữ.
Tháng 4, bà Nhân bất ngờ nhận được cuộc gọi của Bệnh viện Bưu Điện hỏi về tình hình sức khỏe thai nhi. Bà Nhân nói mình vừa sinh xong, còn bệnh viện thì khẳng định bà vừa được chuyển phôi vào ngày 2/4, và chồng bà mới báo bệnh viện biết “vợ đã đậu thai”.
Nghi ngờ phôi bị đ.ánh cắp, bà Nhân làm việc với bệnh viện và tra hỏi chồng. Lúc này, ông chồng thừa nhận lấy phôi của vợ cho một người phụ nữ 45 t.uổi ở Bắc Giang mang thai.
Theo xác minh của bệnh viện, hồi tháng 2, chồng bà Nhân đưa một người phụ nữ đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện để làm thủ tục lấy phôi vợ đang lưu giữ tại đây.
Đại diện bệnh viện cho biết chồng bà Nhân trình giấy ủy quyền của vợ, lấy chứng minh thư và giấy tờ cần thiết tên bà Nhân. Khi nhân viên của bệnh viện rà soát thông tin trước khi chuyển phôi, người phụ nữ cung cấp toàn bộ dữ liệu, nhận mình là bà Nhân và trả lời đúng hết các câu hỏi của nhân viên y tế về ngày đăng ký kết hôn, tên các con…
Bà Nhân cho biết không hề làm các giấy tờ này, cũng không thực hiện chuyển phôi còn lại.
Ngày 11/10, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, cho biết khi nhận được phản ánh của bà Nhân, Trung tâm đã rà soát.
Quy trình làm thụ tinh ống nghiệm ở trung tâm rất chặt chẽ. Để làm thủ tục lọc trứng, chuyển phôi, gửi phôi đều phải có CMND, giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng bản gốc và có chữ ký của cả hai.
Mỗi ngày trung tâm chuyển phôi cho 10-20 trường hợp. Khi rà soát, chia thành 4 lớp, lớp đầu tiên rà soát giấy tờ, lớp thứ 2 rà soát khi thay quần áo, bước 3 là trước khi cắm chuyền và lần cuối là trước khi chuyển phôi.
“Chúng tôi có ngân hàng câu hỏi để kiểm tra như tên chồng, tên con, ngày đăng ký kết hôn, nơi đăng ký kết hôn. Nếu trả lời sai, bệnh viện sẽ yêu cầu phải check lại vân tay”, bà Nhã nói.
Trường hợp này, chồng bà Nhân và người phụ nữ kia có đủ hết giấy tờ bản gốc. Cô ta trả lời khớp tất cả các câu hỏi của nhân viên y tế, đặc biệt lại ngang tầm t.uổi bà Nhân nên bệnh viện không phát hiện ra sai sót nào.
“Ảnh trên CMND cách đây hàng chục năm lại mờ nhòe thì rất khó để phát hiện ra không phải cùng một người”, bà Nhã nói.
Bà Nhã thông tin thêm, chồng bà Nhân đã tính toán rất kỹ để có thêm được một cáp phôi. Cáp này ghi chi tiết tạo được bao nhiêu phôi, đã chuyển phôi ngày nào, còn lại bao nhiêu phôi. Phải có cáp này mới có thể làm thủ tục chuyển phôi.
Khi vợ ở nhà chăm con, ông chồng đã bảo vợ đưa t.iền đến bệnh viện đóng t.iền cáp lưu phôi. Vài ngày sau, người chồng quay lại bệnh viện báo bị mất cáp trên đường về và làm đơn xin cấp lại cáp mới nên bệnh viện đã đồng ý cấp lại.
Do toàn bộ hồ sơ chuyển phôi lần hai đều mang tên bà Nhân, số điện thoại của hai vợ chồng, nên theo quy định, sau 14 ngày chuyển phôi, bệnh viện gọi gia đình để hỏi xem đã mang thai chưa. Lần đầu gọi, bà Nhân không nghe máy, khi bệnh viện gọi cho ông chồng thì được thông báo vợ đã đậu thai. Lần thứ hai, bệnh viện gọi điện sau khi phôi đậu 21 ngày để hỏi tình hình tim thai, lần này bà Nhân nghe máy nên vụ việc mới vỡ lở.
Qua trường hợp này, bà Nhã cho biết bệnh viện đang lắp hệ thống nhận diện vân tay và mống mắt, mỗi trường hợp sẽ có mã số riêng. Trước khi chuyển phôi sẽ yêu cầu kiểm tra cả hai vợ chồng, chính xác mới được lấy phôi.
* Tên người vợ đã được thay đổi.
Lê Nga
Theo VNE
Con sinh ra không bị dị tật với kĩ thuật mới sàng lọc trước sinh không xâm lấn
Sàng lọc trước sinh là bước quan trọng giúp thai phụ biết tình trạng sức khỏe thai nhi có dị tật bẩm sinh hay không để có cách xử trí kịp thời. Kĩ thuật mới sàng lọc trước sinh không xâm lấn sẽ giúp thai nhi sinh ra được khỏe mạnh.
Các chuyên gia cho biết, t.rẻ e.m sinh ra mắc dị tật bẩm sinh thường rất khó điều trị. Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, sinh hoạt, t.uổi thọ và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, số t.rẻ e.m mắc dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng với tỉ lệ 1/33, có nghĩa là cứ 33 t.rẻ e.m sinh ra thì có 1 trẻ mắc dị tật bẩm sinh.
Để giảm thiểu con số này, thai phụ nên sàng lọc trước sinh ngay từ tuần thai thứ 10 trở đi, tức là tháng thứ 3 của thai kỳ. Tránh để thai đã lớn mới thực hiện các sàng lọc, nếu không may thai mắc dị tật bẩm sinh thì việc bỏ thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ.
Việc sàng lọc trước sinh là rất quan trọng để loại trừ các dị tật ở thai nhi. Ảnh minh họa
ThS.BS Nội trú Nguyễn Bá Sơn – Trưởng phòng Di truyền, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC cho biết, sàng lọc trước sinh có vai trò rất quan trọng, có rất nhiều dị tật cần được sàng lọc, đặc biệt những dị tật nên được sàng lọc phổ biến trong cộng đồng như: Hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Edwards (Trisomy 18), Hội chứng Patau (Trisomy 13) và Dị tật ống thần kinh.
Để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể dựa vào 3 yếu tố:
Dựa vào t.uổi mẹ: T.uổi mẹ càng cao nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Edward, Patau và sảy thai càng lớn.
Dựa vào một số chất hóa sinh trong m.áu mẹ: Bằng cách sử dụng Double test, Triple test sẽ phát hiện những bất thường ở thai nhi.
Dựa vào ADN tự do của thai trong m.áu mẹ (cfDNA): Thực hiện xét nghiệm NIPT giúp phát hiện nhiều nhất các bất thường ở các cấp độ từ gen, NST thường, NST giới tính.
Trong đó, dựa vào ADN tự do của thai nhi trong m.áu mẹ thông qua xét nghiệm NIPT là phương pháp tối ưu nhất cho các thai phụ.
BS Sơn chia sẻ tại Hội nghị tập huấn cập nhật các xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị. Ảnh TG
Tại Hội nghị “Tập huấn cập nhật các xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị”, được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức ngày 5/10 có sự tham gia của hàng trăm các bác sĩ, nhiều kĩ thuật trong việc sàng lọc trước sinh đã được đề cập.
Các bác sĩ cũng đã nhấn mạnh về kĩ thuật mới xét nghiệm NIPT với hiệu quả vượt trội. Đây là xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn được thực hiện thông qua việc lấy m.áu mẹ để giải trình tự toàn bộ ADN tự do của thai.
Với một lần thực hiện xét nghiệm này có thể phát hiện được nhiều dị tật bẩm sinh như: Hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edward (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13); Lệch bội của tất cả NST thường; Lệch bội NST giới tính: XO, XXY, XXX, XYY… ; Phát hiện tới 84 hội chứng vi mất đoạn (Microdeletion).
Bằng những ưu điểm vượt trội này, xét nghiệm NIPT giúp khắc phục những hạn chế của các phương pháp sàng lọc cổ điển: siêu âm, double test, triple test,… Hơn nữa, phương pháp này chỉ cần lấy mẫu m.áu tĩnh mạch của mẹ, thai nhi từ tuần thứ 10 có thể phát hiện dị tật bẩm sinh và chỉ từ 7 – 10 ngày là có kết quả.
Tại sự kiện, các bác sĩ còn cung cấp thêm kiến thức về sản khoa, xét nghiệm chẩn đoán trước sinh và các xét nghiệm hỗ trợ sinh sản. Để sinh ra những trẻ khỏe mạnh, thông minh, trước hết mẹ bầu cần có sức khỏe tốt, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khám thai định kỳ.
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm NIPT:
– Tất cả các thai phụ đều có thể làm xét nghiệm NIPT;
– Thai phụ siêu âm: theo dõi dị tật bẩm sinh, khoảng sáng sau gáy tăng;
– Thai phụ xét nghiệm Sinh hóa (Double test , Triple test) nguy cơ cao sinh con dị tật;
– Thai quý, thai hiếm;
– Thai hỗ trợ sinh sản: IVF, PGS/PGD;
– Hạn chế chọc ối: nhiễm HIV, nhau t.iền đạo, bất đồng nhóm m.áu;
– T.uổi mẹ lớn (từ 35).
P.Thuận
Theo Gia đình&Xã hội