Người vợ mắc ung thư cổ tử cung, người chồng mắc ung thư miệng đều cùng 1 loại virus. Hóa ra nguyên nhân đến từ kiểu “yêu” mà họ đã thực hiện suốt 10 năm qua.
Bác sĩ sản phụ khoa người Trung Quốc tên Tài Bằng Bá mới đây đã chia sẻ về trường hợp 1 cặp vợ chồng đều mắc bệnh ung thư. Họ đã kết hôn được hơn 20 năm, người vợ đã phải cắt bỏ tử cung vì căn bệnh ung thư cổ tử cung. 2 năm sau, người chồng tiếp tục bị phát hiện mắc ung thư miệng.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ phát hiện ra rằng virus trong tế bào ung thư của 2 vợ chồng đều cùng 1 loại – đó là HPV. Sau cùng, cặp vợ chồng thừa nhận với bác sĩ rằng họ có sở thích quan hệ t.ình d.ục qua đường miệng và đã thực hiện 10 năm qua. Bác sĩ cho rằng rất có thể người chồng đã bị nhiễm virus từ vợ qua kiểu quan hệ này.
Theo bác sĩ Tài Bằng Bá, quan hệ t.ình d.ục bằng đường miệng là sở thích chung của nhiều cặp vợ chồng, tuy nhiên kiểu quan hệ này lại là nguyên nhân lây nhiễm virus HPV. Virus HPV là một loại vi gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Cũng theo bác sĩ, hiện đã tìm ra hơn 100 loại virus HPV khác nhau, có hơn 40 chủng virus HPV có thể gây bệnh tại bộ phận s.inh d.ục và h.ậu m.ôn. Trong đó có 15 chủng HPV có nguy cơ cao (chủng 16 và chủng 18), có thể gây bệnh ung thư từ ung thư cổ tử cung đến h.ậu m.ôn và các bộ phận s.inh d.ục khác.
Để phòng tránh HPV, cách tốt nhất là tiêm vaccine phòng bệnh cho phụ nữ từ 11-26 t.uổi, 11-21 t.uổi đối với nam giới. Ngoài ra, mọi người nên thực hiện quan hệ t.ình d.ục an toàn, dùng b.ao c.ao s.u đúng cách…
Những căn bệnh có thể lây truyền qua đường t.ình d.ục bằng miệng
Không chỉ HPV, khi quan hệ t.ình d.ục bằng miệng bạn cũng có thể đối mặt với những căn bệnh sau:
– Nhiễm virus viêm gan B: Để phòng bệnh, cách tốt nhất đó là tiêm phòng viêm gan B. Nếu chưa tiêm phòng, bạn hãy quan sát đối tác nếu thấy có những dấu hiệu của bệnh thì không nên quan hệ.
– Bệnh giang mai: Theo thống kê của các nhà khoa học Hoa Kỳ, có đến 15% số bạn trẻ nước này mắc phải bệnh giang mai qua quan hệ t.ình d.ục bằng miệng. Bệnh này thường phát triển không có dấu hiệu rõ ràng nên khả năng phát hiện sớm rất khó. Tuy nhiên, nếu bạn thấy triệu chứng đau cổ họng sau khi quan hệ miệng, nên đi khám bác sĩ.
– Nhiễm bệnh mụn rộp: Quan hệ đường â.m đ.ạo và đường miệng đều có khả năng lây nhiễm hai loại virus mụn rộp cơ bản là HSV1 và HSV2. Tuy nhiên, quan hệ đường miệng có nguy cơ lây lan virus mụn rộp nhanh và rộng hơn, kể cả trong giai đoạn ủ bệnh.
Lưu ý khi quan hệ t.ình d.ục bằng miệng:
Theo các bác sĩ, để quan hệ đường miệng an toàn bạn cần tránh quan hệ với bạn tình khi có dấu hiệu bất thường ở bộ phận s.inh d.ục như rạn da, mụn nhọt, l.ở l.oét… hoặc trong miệng có vết thương hở. Hãy rửa tay và bộ phận s.inh d.ục thật sạch trước và sau khi quan hệ.
Sau khi quan hệ đường miệng, không nên đ.ánh răng ngay bởi khi nướu hoặc lợi bị tổn thương, virus sẽ dễ dàng xâm nhập. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng người mà bạn quan hệ đường miệng phải thật đáng tin, không nhiễm bệnh.
Theo Ettoday/Helino
Mỹ: Có thể ngăn ngừa 92% ca ung thư do HPV nếu tiêm phòng vắcxin
Theo CDC, virus HPV là nguyên nhân gây ra trung bình 34.800 ca ung thư mỗi năm và có thể tránh được 32.100 trường hợp ung thư do HPV mỗi năm nếu tiêm phòng vắcxin đầy đủ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: her.ie)
Ngày 22/8, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 92% số ca ung thư do HPV gây ra có thể ngăn ngừa được nhờ tiêm phòng vắcxin đồng thời nhấn mạnh việc tăng tỷ lệ tiêm phòng bệnh này là một ưu tiên quan trọng.
Báo cáo nghiên cứu mới do CDC công bố cho thấy virus HPV là nguyên nhân gây ra trung bình 34.800 ca ung thư mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2012-2016. Theo CDC, có thể tránh được 32.100 trường hợp ung thư do HPV mỗi năm nếu tiêm phòng vắcxin đầy đủ.
CDC hối thúc các chính phủ và người dân cần hành động khẩn trương để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Theo đó, cơ quan này đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tiêm phòng HPV lên 80%. CDC khuyến cáo t.rẻ e.m nên tiêm phòng HPV ở độ t.uổi 11 hoặc 12 t.uổi để tránh bị lây nhiễm virus này.
Tuy nhiên, số liệu mới thu thập cho thấy tỷ lệ tiêm chủng trong số thanh thiếu niên từ 13-17 t.uổi tăng chậm. Chỉ có 51% số thanh thiếu niên tiêm vắcxin đầy đủ, tăng 2% so với năm 2017.
Báo cáo của CDC cũng cho biết dù vắcxin ngừa HPV thường không được khuyến nghị sử dụng cho những người ở độ t.uổi từ 26 trở lên, song có thể hữu ích đối với một số người từ 27-45 t.uổi chưa từng tiêm vắcxin này nếu họ thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm HPV.
Ngoài tiêm phòng HPV, cơ quan y tế của Mỹ cũng khuyến cáo phụ nữ ở độ t.uổi từ 21-29 t.uổi nên xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) cùng với xét nghiệm HPV 3 năm/lần.
Virus HPV lây qua đường t.ình d.ục và có thể dẫn đến ung thư cả ở nam giới và nữ giới, trong đó có các bệnh ung thư cổ tử cung, h.ậu m.ôn, họng.
Tháng Hai vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo cho thấy trong năm 2018 cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc ung thư cổ tử cung, theo đó bệnh ung thư này vào nhóm bốn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ sau ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư phổi.
Mỗi năm, ung thư cổ tử cung cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 phụ nữ, phần lớn ở các quốc gia có thu nhập thấp./.
Nguyễn Hằng
Theo TTXVN/Vietnamplus