Chóng mặt, xây xẩm mặt mày… cảnh báo ‘cái c.hết bất thình lình’

Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, nhức đầu… nhiều người thường coi đó là thiếu m.áu não thông thường nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến mạch m.áu não trong tương lai.

Các bác sĩ BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây đã cấp cứu cho một bệnh nhân 70 t.uổi bị đột quỵ. Điều đáng nói, người bệnh này đã có triệu chứng chóng mặt báo hiệu cơn thiếu m.áu não thoáng qua từ 2 tuần trước nhưng bệnh nhân chỉ ở nhà mua thuốc điều trị.

Đến khi cơn đột quỵ xảy ra người bệnh mới được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi vào viện, bệnh nhân tỉnh, chóng mặt bồng bềnh, buồn nôn, nôn nhiều, đi lại mất thăng bằng.

Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có nhồi m.áu não tiểu não hai bên, tín hiệu động mạch thân nền kém. Bệnh nhân được điều trị nội khoa phác đồ nhồi m.áu não.

Hay như trường hợp người đàn ông 65 t.uổi, được người nhà đưa vào BV Tim mạch, Đột quỵ Cần Thơ khám khi bệnh nhân đột ngột ngã quỵ. Sau đó bệnh nhân tự đứng lên nhưng cảm giác tay chân phải yếu.

Người nhà vội đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay, trong vòng 1 giờ sau khi ngã. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ và được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Bệnh nhân phải tiếp tục với các bài trị liệu phục hồi chức năng mới mong trở lại cuộc sống bình thường.

Theo TS BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM, ông gặp rất nhiều bệnh nhân vào viện cấp cứu vì đột quỵ và trước đó họ đã có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhưng không ai quan tâm, chủ quan. Người dân thường coi đó là các triệu chứng thiếu m.áu não thoáng qua.

Từ trước tới nay, thiếu m.áu não thoáng qua người dân vẫn chủ quan nhưng thực chất cơn thiếu m.áu não thoáng qua là dấu hiệu bắt đầu nâng mức cảnh báo đây chính là cơn đột quỵ nhẹ.


TS BS Trần Chí Cường khám cho bệnh nhân.

Theo TS Cường, người bệnh thường có các triệu chứng như: xây xẩm mặt mày, chóng mặt có thể đang ngồi cũng thấy chóng mặt, đang nằm cũng thấy chóng mặt, có cảm giác tê yếu chân tay, 1 nửa cơ thể, đang nói bạn lại khó nói hơn, không kiểm soát được giọng nói của mình.

Có nhiều bệnh nhân đang phát biểu trong cuộc họp tự nhiên lại phát âm sai, gọi tên bạn bè, đồng nghiệp sai. Hay bệnh nhân mất ý thức thoáng qua, có thể té ngã thoáng qua trong vài giây sau đó phục hồi trở lại.

Có những người, họ không yếu tay chân nhưng họ nói đang ăn cơm thì rơi đũa, rới bát. Họ không kiểm soát được tay của mình. Bệnh nhân cảm nhận mình đang kiểm soát hành động đó nhưng tay không tự chủ được. Đây là các điển hình của cơn thiếu m.áu thoáng qua.

Điển hình hơn nữa, người bệnh tự nhiên tối sầm mắt và từ từ lại sáng lên lại – dấu hiệu điển hình cơn thiếu m.áu thoáng qua.

Nếu bạn có 3 – 4 trong các dấu hiệu trên, TS Cường nhấn mạnh, là dấu hiệu cảnh báo t.iền đột quỵ. Các triệu chứng này không hoàn toàn lành tính mà 80% bạn có triệu chứng này thì trong 6 tháng tới bạn sẽ bị đột quỵ. Có trường hợp ngày hôm qua có dấu hiệu thoáng và đến nay đã đột quỵ nặng, hôn mê sâu.

Nếu bạn chỉ đơn thuần chóng mặt như do uống bia, rượu, say tàu xe, mất ngủ quá nhiều thì đây là chóng mặt đơn thuần, bạn không giữ được thăng bằng nên nằm nghỉ là hết.

Còn bạn chóng mặt kèm theo nôn ói, nhắm mắt thì đỡ, mở mắt thì chóng mặt, nhà cửa đổ thì đây là chóng mặt do rối loạn t.iền đình.

Chóng mặt, nôn ói, tê yếu tay chân, mặt méo, nói đớ thì đây là dấu hiệu đột quỵ bạn cần đến bệnh viện ngay.

Với bệnh nhân như vậy, đến khám bác sĩ nắm tay thấy rõ tay họ yếu hơn nhưng bạn vẫn nhận ra được họ đang đứng trước cơn đột quỵ sắp xảy ra. Trong cộng đồng, TS Cường cho biết cách bạn test thử người đó có đột quỵ hay không đó là giơ tay lên và cho ngón cái, ngón trỏ tạo thành hình tròn, nếu bạn không làm được thì đó là cảnh báo cơn đột quỵ nhẹ, trong tương lai gần có thể đột quỵ nặng.

Vì vậy, khi bạn có triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế ngay không nên chờ có cơn đột quỵ mới tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường… bạn cần xem bệnh nhân có sử dụng thuốc không.

Một người khoẻ mạnh bình thường nhưng có các triệu chứng cảnh báo trên thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện chụp CT và thực hiện cận lâm sàng cao cấp để chẩn đoán và cứu chữa sớm nhất cho người bệnh.

TS Cường khẳng định mọi trì hoãn chỉ làm hại người bệnh thêm. Hiện nay với những thiết bị công nghệ mới có thể phát hiện những bất thường tại các mạch m.áu não.

Khi phát hiện sớm một động mạch thân nền bị hẹp, việc điều trị sẽ hiệu quả, an toàn hơn so với khi phát hiện động mạch thân nền đã bị tắc.

Đột quỵ bào mòn tâm lý người bệnh

Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh đột quỵ còn sống phải trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm đầu sau khởi bệnh, 25% bị rối loạn lo âu trong 5 năm đầu.

Bác sĩ CKII Phạm Thị Ngọc Quyên (Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TP.HCM) cho biết: Sau đột quỵ, người bệnh không chỉ đối mặt với những vấn đề về thể chất mà còn có những thay đổi về sức khỏe tinh thần. Sự thay đổi này có thể dẫn đến những hành vi ứng xử tiêu cực, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ.

Mới đây, BV ĐHYD TP.HCM đã tiếp nhận người bệnh N.T.L (68 t.uổi, ngụ tại quận 6). Bà L. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nhịp tim không đều. Qua chẩn đoán, bác sĩ xác định bà L. bị ngộ độc do uống t.huốc n.gủ quá liều.

Sau khi được rửa dạ dày, đồng thời truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và ổn định các chức năng, bà L. đã may mắn thoát khỏi cửa tử.

Theo chia sẻ từ người nhà, bà L. đang trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Việc uống t.huốc n.gủ quá liều có thể là kết quả từ những tổn thương tâm lý sau đột quỵ.

Theo các bác sĩ, việc quan tâm đến sức khỏe tâm thần giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh đột quỵ phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra.

4 nhóm tổn thương tâm lý người bệnh đột quỵ phải trải qua

Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên cho biết sự thay đổi cảm xúc ở người bệnh sau đột quỵ được chia thành 4 nhóm:

Rối loạn lo âu/Rối loạn hoảng loạn : Có khoảng 25% người bệnh đột quỵ và thiếu m.áu não thoáng qua bị rối loạn lo âu trong 5 năm đầu sau khi bệnh khởi phát. Ban đầu, những cơn lo lắng chỉ xuất hiện với tần suất vừa phải. Nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp có thể tiến triển thành những cơn rối loạn hoảng loạn kịch phát từng đợt kèm với những triệu chứng toàn thân như co quắp tay chân, thở nhanh nông,..

Rối loạn cảm xúc giả hành : Tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc giả hành tăng cao ở những người bệnh tái phát đột quỵ nhiều lần. Đặc trưng của tình trạng này là sự bộc phát cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn, người bệnh có thể cười trước sự việc buồn hoặc ngược lại, có thể khóc trước điều gì đó vui nhộn.

Trầm cảm và có ý định t.ự s.át: Đây là rối loạn khí sắc thường gặp nhất, làm hạn chế khả năng phục hồi chức năng cũng như làm tăng nguy cơ t.ử v.ong gấp 10 lần ở người bệnh. Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh đột quỵ còn sống phải trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm đầu sau khởi bệnh và hơn 50% trong số này không được chẩn đoán hay điều trị.

Các thay đổi cảm xúc khác: Sau đột quỵ, người bệnh có thể có những sự thay đổi về tính tình như dễ bực bội hơn, thiếu kiên nhẫn, tự ti, mặc cảm và sống nội tâm hơn. Nỗi lo sợ dựa dẫm, làm phiền người thân do mất đi khả năng hoạt động độc lập có thể là căn nguyên cho những thay đổi cảm xúc này.

Nếu không được cải thiện kịp thời và đúng cách, những tổn thương tâm lý này có thể khiến người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, mất chức năng nặng hơn những khiếm khuyết vốn có, thậm chí là tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Từ đó cản trở quá trình hội nhập cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.

Bác sĩ CKII Phạm Thị Ngọc Quyên thăm khám, động viên tâm lý người bệnh. Ảnh BVCC

Cần làm gì để phục hồi tổn thương tâm lý cho người bệnh đột quỵ, thiếu m.áu não thoáng qua?

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Quyên, để quá trình phục hồi tổn thương tâm lý ở người bệnh đột quỵ và thiếu m.áu não thoáng qua đạt được hiệu quả, đầu tiên cần sự cố gắng từ bản thân người bệnh, sau đó là sự hỗ trợ từ người nhà và người thân xung quanh.

Trải qua cơn đột quỵ, đối diện với những di chứng về vận động khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí đảo ngược hoàn toàn các thói quen cùng vai trò trong gia đình và xã hội. Vì vậy, cần xây dựng và duy trì một đời sống năng động, tạo điều kiện để người bệnh tham gia các hội nhóm, gặp gỡ với những người xung quanh là một cách giúp người bệnh lấy lại niềm vui và động lực sống.

Ngoài ra, tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân ở người bệnh đột quỵ là rất lớ n, dẫn đến sự nóng nảy, cáu gắt. Người thân nên đồng hành cùng người bệnh, chia sẻ, đồng cảm và khen ngợi, động viên khi người bệnh có sự cải thiện. Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm xúc cấp tính với biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị kết hợp với liệu pháp tâm lý trị liệu.

Tại BV ĐHYD TPHCM, sự phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị sau đột quỵ cho người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi, chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *