Chủ động phòng, chống cúm A/H9 và cúm gia cầm lây nhiễm sang người

Sau khi phát hiện ca mắc cúm A/H9 trên địa bàn, ngành Y tế T.iền Giang đã có những giải pháp nhằm chủ động phòng, chống cúm A/H9 và cúm gia cầm lây nhiễm sang người.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh T.iền Giang cho biết:

Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương cho biết con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.

Đây là trường hợp mắc cúm A/H9 đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin, từ năm 2015 đến nay, khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 ca mắc cúm A(H9N2), trong đó có 2 ca t.ử v.ong, cả 2 trường hợp t.ử v.ong này đều là các bệnh nhân có bệnh nền. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H9N2) lây từ người sang người.

Theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây nước ta có phát hiện vi rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là vi rút cúm gia cầm độc lực thấp, thường gây triệu chứng nhẹ và không gây c.hết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.

Các chuyên gia y tế cho biết, thời điểm hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường chính là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng vi rút cúm, cùng nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú. Vì vậy, thời gian tới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm sang người. Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh.

* Phóng viên (PV): Tiến sĩ có khuyến cáo gì trong việc phòng cúm gia cầm trên người?

* Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương: Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không g.iết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, g.iết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết tuyệt đối không được g.iết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và g.iết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.

5. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

6. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

* PV: Sau khi ghi nhận ca nhiễm cúm A/H9 đầu tiên trên địa bàn, ngành Y tế tỉnh T.iền Giang đã làm gì để chủ động phòng cúm A/H9 nói riêng và phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, thưa Tiến sĩ?

* Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương: Đối với ngành Y tế tỉnh T.iền Giang, để chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nhiều hoạt động.

Chúng tôi chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập tập trung theo dõi, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh theo hướng dẫn giám sát viêm phổi nặng do vi rút được ban hành kèm theo Quyết định 5372/QĐ-BYT ngày 24-12-2020 của Bộ Y tế. Đặc biệt chú ý các trường hợp bệnh nhân là người g.iết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có t.iền sử dịch tễ đi/đến/ở từ vùng có dịch bệnh cúm trên gia cầm hay dịch bệnh cúm gia cầm trên người.

Khi phát hiện trường hợp viêm phổi nặng do vi rút thì thông báo trường hợp bệnh ngay cho đơn vị y tế dự phòng cùng cấp. Sau đó diều tra, lấy mẫu bệnh phẩm rồi bảo quản, đóng gói, vận chuyển mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh ngay sau khi thu thập xong mẫu bệnh phẩm

Phun khử khuẩn sau khi vào vùng có dịch cúm gia cầm.

Chúng tôi cũng đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và Trung tâm Y tế tuyến huyện chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để thu dung, cách ly, điều trị khi có ca bệnh viêm phổi nặng do vi rút; thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện hội chẩn với các bệnh viện tuyến trên khi có trường hợp bệnh nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong.

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục theo dõi, giám sát trường hợp nhiễm cúm A/H9 và các trường hợp tiếp xúc gần, báo cáo về Sở Y tế khi có thông tin mới và khi kết thúc ổ dịch. Hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc điều tra các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút, lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo quy định và kịp thời gửi mẫu đến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp với Trung tâm Y tế tuyến huyện trong việc điều tra dịch tễ ca bệnh viêm phổi nặng do vi rút, theo dõi những người tiếp xúc gần, thực hiện báo cáo theo quy định.

Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người; nắm bắt thông tin về các ổ dịch cúm trên đàn gia cầm, thông tin về những khu vực có tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cao trên địa bàn tỉnh, từ đó xác định vùng nguy cơ để định hướng và tổ chức các hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ, truyền thông giáo dục sức khỏe nhắm đúng vào các đối tượng đích, giúp công tác tuyên truyền phòng ngừa dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người đạt hiệu quả cao hơn.

Đồng thời, phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức tập huấn về giám sát và đáp ứng trong công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người; tham mưu Sở Y tế tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người tại các cơ sở y tế.

Sở Y tế cũng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm trong cộng đồng các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm, viêm đường hô hấp trên người chưa rõ nguyên nhân và các trường hợp gia cầm c.hết hàng loạt không rõ nguyên nhân để có thể triển khai xử lý dịch bệnh kịp thời, hạn chế lây lan trên diện rộng. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người. Đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và g.iết mổ gia cầm. Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

Song song đó, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch cúm gia cầm trên người, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp với tuyến y tế cơ sở trong việc xử lý ổ dịch cúm gia cầm trên người và thực hiện báo cáo theo quy định. Trung tâm Y tế huyện Châu Thành tiếp tục theo dõi, giám sát trường hợp nhiễm cúm A/H9 và các trường hợp tiếp xúc gần, báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế khi có thông tin mới và khi kết thúc ổ dịch.

* PV: Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Ngày 24/10, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5995/BYT-DP đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.

Đến nay, sức khỏe của bệnh nhi 5 t.uổi ở Phú Thọ mắc cúm A/H5 đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Nhi Trung ương đã “rất may mắn phục hồi”. Hiện bé đã được rút nội khí quản, hoàn toàn tỉnh táo và tiếp tục theo dõi chức năng thận.

Công văn của Bộ Y tế nêu rõ, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, ngày 17/10/2022 ghi nhận bệnh nhi nữ 5 t.uổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A/H5. Đây là ca bệnh cúm A/H5 trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.

Theo thông tin từ Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, vì vậy tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Bộ Y tế khẩn đề nghị các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm

Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm, cụ thể:

Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút; điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời

Cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch.

Đồng thời tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, c.hết và những vùng có nguy cơ cao. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng, điện thoại: 04.38456255, fax: 0437366241, email: baocaobtn@gmail.com.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *