Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (63 t.uổi trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn) với chẩn đoán sỏi thận, suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo.
Trước đó, bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít trong thời gian dài nhưng không đi khám. Đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi, người nhà mới đưa đến bệnh viện.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị ứ nước thận 2 bên do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn. Bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp hai bên, đặt dẫn lưu.
Tuy nhiên, do 2 thận bị ứ nước trong thời gian dài nên chức năng thận đã suy giảm, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo, lọc m.áu suốt đời.
Theo bác sĩ Phan Chí Dũng, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiết niệu; n.hiễm t.rùng tiết niệu; uống ít nước; chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, canxi; yếu tố di truyền…
Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hóa; suy thận…
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng hoặc hai bên hông, đôi khi có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra m.áu, tiểu buốt, sốt, mệt mỏi…
Khi có những dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên tự điều trị, không tự uống thuốc nam, mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị phù hợp. Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ và nên khám cả chuyên khoa thận – tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng của bệnh.
Để phòng bệnh sỏi thận và tránh bệnh tái phát, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng; nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi; nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Cần hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành); xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm…
Bài thuốc đông y và cách xoa bóp chữa đau lưng
Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Theo Sức khỏe đời sống, BS. Lê Thị Hương cho biết, đau lưng bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ quá sức sinh ra bệnh. Đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho t.uổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống ( di truyền), vẹo cột sống…
Biểu hiện đau nhức một bên hoặc cả hai bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Đau hơn khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi, nghỉ ngơi thì giảm đau. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới.
Theo y học cổ truyền, bệnh chủ yếu do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng gây đau lưng cấp, khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống… gây đau lưng mạn; Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí; Do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ…
Bên cạnh việc dùng thuốc, dưới đây xin giới thiệu một số động tác xoa bóp hỗ trợ điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bước 1: Đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Bước 2: Xoa vùng lưng, dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Bước 3: Xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Day: Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở hai bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
Bước 4: Hai bàn tay đặt ở hai bên thắt lưng, ngón cái ở bên, 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Bước 5: Nắm cả hai tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dùng mu tay lần lượt đ.ấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đ.ấm mỗi bên khoảng 10 -15 lần.
Bước 6: Cả hai tay trên hông, ngón tay cái đặt ở hai bên thăn lưng, bấm các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bước 7: Hai bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.
Các biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng
Duy trì, quản lý trọng lượng cơ thể. Ngồi đúng tư thế. Không nên ngồi ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, thực hiện những động tác vươn vai giữa giờ là phương pháp thư giãn, luyện tập có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau thắt lưng.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ.
Hạn chế tối đa cúi gập lưng để nâng hoặc nhấc, đỡ vật nặng.
Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp để có cơ bụng và cơ lưng khỏe mạnh. Bạn cần lưu ý trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao là làm động tác khởi động nhẹ nhàng.
Rượu dâm dương hoắc rất tốt cho người bị phong thấp, nam giới liệt dương di tinh.
Rượu thuốc chữa đau lưng, tăng cường sinh lực
Theo TS. Nguyễn Đức Quang, đau lưng theo Đông y là do thận kém, là một chứng bệnh thường gặp ở nam giới t.uổi trung và cao niên. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khoe và sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là 7 bài rượu thuốc bổ thận, hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối; di tinh, nhằm tăng cường sinh lực cho nam giới, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Rượu đỗ trọng: đỗ trọng 30 – 60 g, rượu (300-350) 500 ml, ngâm 7- 10 ngày. ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml. Bài này dùng tốt cho người bị đau lưng, đau nhức xương khớp, tăng huyết áp.
Rượu bổ thận tráng dương: cẩu tích 18 g, đỗ trọng 15 g, tục đoạn 15 g, uy linh tiên 15 g, ngưu tất 15 g, ngũ gia bì 15 g, rượu (300 – 350) 1.000 ml. Ngâm 7 – 10 ngày. Ngày 2 lần (sáng tối), mỗi lần uống 20ml. Dùng thích hợp cho người bị chứng phong thấp, đau mỏi lưng gối.
Rượu ba kích ngưu tất: ba kích 30g, ngưu tất 30g, rượu (300 – 350) 500ml. Ba kích bỏ lõi, thái mỏng, ngưu tất thái lát. Ngâm 7 – 10 ngày, bỏ bã, uống với nước nóng, mỗi lần 30 – 50ml. Dùng tốt cho người bị liệt dương; đau lưng mỏi gối, chân yếu run chân.
Rượu đỗ trọng: đỗ trọng 12g, đan sâm 12g, xuyên khung 6g, quế tâm 4g, tế tân 6g, rượu (300 – 350) 2.000ml. Ngâm 7-10 ngày. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml. Trị thận hư, đau lưng.
Rượu dương hoắc, huyết đằng, ba kích: dâm dương hoắc, kê huyết đằng, ba kích, mỗi thứ đều nhau 40 – 60 g, đường phèn 30 g, rượu (300 – 350) 750 ml. Ngâm 7 – 10 ngày. Dùng mỗi lần 20 – 30 ml, ngày 2 lần. Thích hợp cho người thận hư, phong thấp có các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối.
Rượu dâm dương hoắc (dương hoắc tửu): dâm dương hoắc 100 g, rượu (300 – 350) 500 ml, ngâm 7 – 10 ngày, hàng ngày lắc đều. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 20-30ml (khi uống hâm nóng). Bài này tốt cho người bị phong thấp (đau nhức xương khớp, bại liệt nửa người, tay chân tê bì); liệt dương, di tinh.
Hoặc: Dâm dương hoắc 500 g (tán vụn, dùng túi vải xô thưa bọc lại), rượu (300 – 350) 3.000 ml. Cho trong bình cùng túi vải có thuốc, đậy kín, để uống quanh năm, mỗi đợt 3 – 5 ngày (khi uống hâm nóng), tránh uống say. Dùng thích hợp cho người bại liệt nửa người, tay chân tê bì, đái vặt, không nhịn được.
3 cách chữa bệnh đau lưng bằng gừng
Trước khi đi khám thì bạn cần biết cách chữa đau lưng bằng gừng cũng rất hiệu quả, sau đây là 3 cách thực hiện đơn giản và nhanh nhất giúp bệnh nhân đạt hiệu quả tối đa trong quá trình thực hiện điều trị. Bạn cần đắp trực tiếp lên vị trí đau.
S ử d ụ ng g ừ ng và hành khô ch ữ a đau l ư ng:
Nguyên liệu: Gừng tươi (20 g), hành củ (15 g), bột mỳ (30 g), một băng vải sạch.
Cách làm: em gừng và hành (đã rửa sạch) giã nát rồi trộn với bột mì. Sau đó đem hỗn hợp xào nóng lên, đem hỗn hợp còn nóng đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay băng 1 lần.Thực hiện như vậy trong vòng 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cách chữa đau lưng bằng gừng ngâm rượu
Nguyên liệu: Gừng tươi (1 kg), rượu trắng (2 l)
Cách làm: Gừng rửa sạch đ.ập dập rồi cho vào lọ ngâm với rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày sau đó lấy ra xoa bóp những vùng bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, có thể để ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng 3 tuần). Cách chữa này cần phải chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp bớt đau và ngủ ngon hơn.
Chữa đau lưng bằng gừng nóng và mật ong
Nguyên liệu: Gừng tươi hoặc khô, mật ong, muối, dấm chua và một mảnh khăn.
Cách làm: Cho gừng vào đun nóng với muối và dấm. Sau đó dùng mảnh khăn thấm hỗn hợp gừng nóng và mật ong bôi xoa bóp lên chỗ bị đau nhiều lần. Cách chữa này cũng có tác dụng lưu thông m.áu, cơ bắp thoải mái và giảm đau hiệu quả.