Chú ý khi chế biến món lươn để tránh bị ngộ độc

Lươn là món ăn rất bổ dưỡng nhưng cần được lựa chọn kỹ, chế biến sạch sẽ để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Lươn là thực phẩm bổ dưỡng, nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Trong 100g thịt lươn có chứa 12,7g chất đạm; 25,6g chất béo cùng các vitamin như: vitamin A và betacaroten (2000IU), vitamin B1 (0,15mg), Niacin (2,2 mg), Riboflavin (0,31 mg), Biotin (5 mcg), vitamin B6 (0,28 mg), khoáng chất: Sắt (0,7mg), Natri (78 mg), Kali (247 mg), Calci (18 mg), Magie (18 mg), Photpho (160 mg).

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, thịt lươn rất ngon và bổ, là vị thuốc tốt với người thể trạng ốm yếu. Tuy nhiên, khi chế biến lươn cần phải chú ý những điều sau để khỏi bị ngộ độc thực phẩm từ món ăn này.

Lươn là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần làm sạch sẽ và nấu chín kỹ

Không ăn lươn c.hết

Trong thịt lươn tươi có chứa hàm lượng axit histidine cao. Đây là chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi lươn c.hết, chất này sẽ biến đổi thành chất histamine – một chất độc có hại cho sức khỏe. Nếu những người ốm yếu, sức đề kháng kém ăn món lươn c.hết hoặc lươn ươn sẽ rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, chúng ta hãy lựa chọn những con lươn còn sống để món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng.

Làm lươn thật sạch và nấu chín

Lươn là loài vật ăn tạp, sinh sống ở tầng đáy của sông, hồ, đầm, mương nên rất dễ bị nhiễm độc. Trong cơ thể lươn thường có ấu trùng Gnathostoma spingerum. Khi đi vào cơ thể, ấu trùng này thường ký sinh ở da, hạch, mắt, thậm chí là ở não bộ. Đặc biệt, loài ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao. Nếu không rửa, moi ruột chúng sạch sẽ, nấu chín kỹ, thì khi ăn, chúng ta rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng từ lươn.

Sau khi ăn lươn không ăn các thực phẩm tính hàn

Sau khi ăn lươn không nên ăn các thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm, cua biển vì nếu ăn những thực phẩm này sau khi ăn lươn rất dễ bị ngộ độc.

Không nên ăn lươn khi bị bệnh gút

Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong m.áu. Lươn lại là thực phẩm giàu chất đạm nên những người bị bệnh gút cần tránh ăn nhiều thịt lươn.

Cách chọn lươn ngon:

Nên chọn lươn to, dài vừa phải, lưng đen, bụng vàng. Loại này là lươn đồng, thịt chắc, thơm, ngon.

Cách sơ chế lươn:

Nếu có thời gian thì sau khi mua lươn về, bạn hãy cho chúng vào xô nước vo gạo khoảng vài tiếng đồng hồ để sạch ruột lươn. Nếu không có thời gian, bạn có thể sơ chế lươn ngay. Dưới đây là 5 cách sơ chế lươn:

Cách 1: Dùng hỗn hợp chanh, muối: Tay trái nắm đầu lươn, tay phải kẹp chặt lươn và tuốt trong hỗn hợp nước cốt chanh, muối. Tuốt đi tuốt lại nhiều lần cho tới khi lươn hết nhớt, rửa lại bằng nước sạch. Chờ một lúc cho m.áu lươn đông lại thì mổ.

Cách 2: Dùng muối: Cho lươn vào túi nilon, thêm chút muối, buộc kín rồi lắc mạnh, bóp và chà muối lên thân lươn khoảng 2 phút để lươn ra hết nhớt. Sau đó, rửa sạch lươn một lần nữa bằng nước ấm thường rồi lau khô.

Cách 3: Dùng nước vo gạo: Để làm lươn hết bị nhớt, hôi tanh mà vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng của thịt lươn, có thể tuốt lươn với nước vo gạo.

Cách 4: Dùng ngăn đá tủ lạnh: Cho lươn vào 1 túi nilong, buộc kín và để vào ngăn đá của tủ lạnh trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó lấy lươn ra ngâm chúng vào nước rồi dùng giẻ rửa chén bát vuốt nhẹ vào mình lươn, chất nhờn sẽ trôi đi một cách dễ dàng.

Cách 5: Ngâm lươn vào rượu khoảng 30 – 45 độ, khi nào không nghe tiếng lươn kêu chít chít nữa thì bỏ ra thịt và chế biến.

An Nhiên

Theo PLXH

Ăn thịt bò cần biết những cấm kỵ này kẻo ‘hối không kịp’

Thịt bò là món ăn ngon giàu chất dinh dưỡng, nhưng nếu kết hợp thịt bò với những thực phẩm không phù hợp thì không những làm giảm đi chất dinh dưỡng mà còn dễ rước họa vào thân.

Ảnh minh họa: Internet

Các thực phẩm tuyệt đối không kết hợp chung với thịt bò

Thịt lợn

Thịt bò và thịt heo thường kỵ với nhau, nhưng nhiều người rất thích ăn món bún bò giò heo khiến cho việc kết hợp thịt heo với thịt bò cùng lúc là không tốt.

Bởi thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí. Nó thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, nó không có tác dụng sinh nhiệt, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón. Bởi vậy khi kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau và không đạt hết tác dụng hiệu quả.

Hải sản

Hải sản cũng làm một thực phẩm kỵ với thịt bò. Trong thành phần dinh dưỡng trong hải sản và thịt bò có thể phản ứng với nhau không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong thịt bò có chứa photpho, còn hải sản lại giàu magie và canxi, những chất này phản ứng với nhau sẽ tạo thành kết tủa dạng muối điều này làm cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng món ăn kém thơm ngon.

Lươn

Thịt lươn là “khắc tinh” số một của thịt bò, đặc biệt là khi nấu cho trẻ nhỏ. Ăn thịt bò chung với lươn bạn sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, đầy bụng. Sử dụng lâu dài có thể làm cho cơ thể bị nhiễm độc.

Hải sản cũng làm một thực phẩm kỵ với thịt bò. Trong thành phần dinh dưỡng trong hải sản và thịt bò có thể phản ứng với nhau không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong thịt bò có chứa photpho, còn hải sản lại giàu magie và canxi, những chất này phản ứng với nhau sẽ tạo thành kết tủa dạng muối điều này làm cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng món ăn kém thơm ngon. Ảnh minh họa: Internet

Đậu nành

Trong thành phần của đậu nành có chứa nhiều purin là nguyên nhân gây ra sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến bệnh gút.

Khi kết hợp giữa thịt bò cũng có tính chất tương tự. Nhiều bà nội trợ thường kết hợp cả hai loại thực phẩm này cùng lúc sẽ làm tăng lượng axit uric có trong cơ thể gây đau khớp và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Đậu đen

Thịt bò rất giàu chất sắt, tốt cho m.áu. Nhưng đậu đen lại có chất xơ thô, to sẽ ngăn cản cơ thể bạn hấp thu lượng chất sắt có trong thịt bò. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ để chúng không thể “hạn chế” công dụng của nhau.
Hạt dẻ

Thịt bò có nhiều đạm, còn hạt dẻ lại giàu vitamin C. Nhưng chính lượng vitamin C này sẽ làm cho đạm bị biến chất, không còn nguyên giá trị dinh dưỡng như ban đầu nữa.

Người bị u xơ tử cung không nên ăn thịt bò vì loại thịt này làm kích thích tốbaogồm cả estrogen, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u. Ảnh minh họa: Internet

Nước trà

Nhiều người thường thích uống trà để tráng miệng sau mỗi bữa ăn, không cần biết hôm đó mình ăn thực phẩm gì kể cả thịt bò.

Nước trà và thịt bò vô cùng kỵ nhau bởi lượng axit tanic trong nước trà khi tác dụng với protein trong thịt bò sẽ gây viêm cho niêm mạc ruột, tích tụ chất độc cho nhu động ruột dễ gây táo bón. Vì vậy, bạn đừng bao giờ uống trà sau khi ăn xong thịt bò.

Ăn thịt bò (và các loại thịt đỏ) xong cũng không nên uống trà đặc. Nếu muốn thì chỉ nên uống sau ít nhất 2 giờ.

Những người không nên ăn thịt bò

Người bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu, người bệnh không nên ăn các loạithực phẩmtanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò.

Người bị viêm khớp

Thịt bò là thực phẩm giàu protein. Khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt bò đã ăn, nó sẽ sản xuất ra rất nhiều axit. Những axit này cần các khoáng chất như canxi để trung hòa và nếu cơ thể bạn không được bổ sung lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ của mình.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương. Bạn có thể mắc bệnh loãng xương bên cạnh những nguy hiểm của bệnh viêm khớp vốn có.

Thịt lươn là “khắc tinh” số một của thịt bò, đặc biệt là khi nấu cho trẻ nhỏ. Ăn thịt bò chung với lươn bạn sẽ cảm thấy khó tiêu hóa, đầy bụng. Sử dụng lâu dài có thể làm cho cơ thể bị nhiễm độc. Ảnh minh họa: Internet

Người bị u xơ cổ tử cung

Người bị u xơ tử cung không nên ăn thịt bò vì loại thịt này làm kích thích tốbaogồm cả estrogen, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.

Người bị sỏi thận

Người bị sỏi thận nên hạn chế các loại thịt bò, thịt gia cầm và cá. Đây là những thực phẩm rất giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

Thịt bò chứa một lượng protein cực khủng, mà chất này có nguy cơ gây ra viêm khớp gấp 3 lần so với những người không tiêu thụ protein từ động vật. Ngoài ra lượng collagen và chất phụ gia dùng để nướng thịt bò có hàm lượng rất cao cũng góp phần gây hại cho xương khớp của chúng ta. Ảnh minh họa: Internet

Người bị rối loạn uric

Theo TS Từ Ngữ – Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, thịt bò nằm trong nhóm thịt đỏ (thường là thịt của các loại động vật 4 chân: chó, trâu, bò..), tuy nhiên, trong một số loại gia cầm vẫn có thịt đỏ (đó là phần đùi).

Người bị bệnh mỡ m.áu

Người bị bệnh mỡ m.áu không nên ăn nhiều đạm, trong khi thịt bò lại là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác.

Người cao huyết áp

Thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *