Chữa áp xe gan mãi không khỏi mới biết trẻ bị tiểu đường: Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh nhi 13 t.uổi đến khám và điều trị áp xe gan. Trước khi đến BV Bạch Mai, bệnh nhi đã điều trị áp xe gan tại cơ sở y tế khác nhưng không thuyên giảm, khi xét nghiệm đường huyết mới thấy chỉ số đường huyết quá cao.

Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhi 13 t.uổi đến khám và điều trị áp xe gan. Trước khi đến Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhi đã điều trị áp xe gan tại cơ sở y tế khác nhưng không thuyên giảm, khi xét nghiệm đường huyết mới thấy chỉ số đường huyết quá cao nên được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhi này được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2. Qua khai thác t.iền sử gia đình cho thấy bà, mẹ và nhiều người thân khác trong gia đình bệnh nhi cũng bị đái tháo đường.

“Cháu bé không được phát hiện đái đường cho đến khi nhập viện điều trị áp xe gan thì mới được chẩn đoán bệnh. Vì khi bị đái tháo đường sức đề kháng của cơ thể giản sút, tăng nguy cơ bị n.hiễm t.rùng, mà bệnh nhi này là một trường hợp”- TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết- Đái tháo đường kể.

Theo TS Bảy, đái tháo đường tuýp 2 liên quan đến lối sống có thể dự phòng được nhưng đang tăng lên ở người trẻ.

“Nếu các năm trước, đái tháo đường tuýp 2 được coi là nguy cơ từ sau t.uổi 35 và ít gặp ở lứa t.uổi trước 40 thì hiện nay đã gặp ở những người trẻ trước 35 t.uổi, và cả ở t.rẻ e.m ( bệnh nhân dưới 18 t.uổi)”- TS Nguyễn Quang Bảy nói.

Tại Bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết-đái tháo đường và chuyên khoa Nhi cùng tham gia điều trị cho các bệnh nhi mắc đái tháo đường.

Các chuyên gia cho hay, tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản, chất độc sẽ dẫn tới đái tháo đường type 2 với biểu hiện điển hình là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.

Ngoài ra, một số trẻ nhỏ mắc bệnh do có lối sống sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học khi hàng ngày dành quá nhiều thời gian ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính…

Các chuyên gia cho hay, tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress, thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản, chất độc sẽ dẫn tới đái tháo đường type 2 với biểu hiện điển hình là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận. Ảnh minh họa: Internet

TS Nguyễn Quang Bảy cũng lưu ý, đối với những t.rẻ e.m trong độ t.uổi 14,15 t.uổi đang thừa cân béo phì, có đặc điểm cần lưu ý như trẻ béo mà có kèm theo tình trạng gai đen vùng da gáy hoăc có thể ở nách thì cần theo dõi đái tháo đường.

“Những đám da đen sần sần là dấu hiệu cảnh báo trẻ đề kháng insulin, gặp cũng nhiều hơn. Dấu hiệu gai đen vùng da gáy cũng có liên quan đến kháng insulin và đái tháo đường, đó là biểu hiện của đề kháng insulin”- TS Bảy cho biết

Đề kháng insulin là khi insulin bị giảm tác dụng trong điều chỉnh đường huyết. Vì giảm tác dụng nên cơ thể phải bù trừ tăng tiết insulin để bù đắp cho hoạt động, lấy số lượng thay cho chất lượng. Và do nồng độ insulin quá cao thì có ảnh hưởng đến sắc tố da.

THÁI HÀ

Theo T.iền phong

Các nguy cơ mắc bệnh của từng loại đái tháo đường

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bạn hãy lưu ý từng mục trong danh sách này nhằm bổ sung thêm kiến thức về căn bệnh, để từ đó phòng ngừa cũng như điều trị dễ dàng hơn.

Đái tháo đường tuýp 1

Các nghiên cứu hiện nay chưa đưa ra nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường tuýp 1, nhưng các yếu tố có thể báo hiệu gia tăng nguy cơ bao gồm:

Ảnh minh họa

T.iền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu cha, mẹ hoặc anh chị em của bạn bị đái tháo đường tuýp 1;

Yếu tố môi trường;

Sự hiện diện của các tế bào miễn dịch không hoàn thiện – được gọi là các kháng thể, tuy nhiên, không phải tất cả những người có các kháng thể này đều bị đái tháo đường;

Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống: chẳng hạn như tiếp xúc sớm với sữa bò hoặc sữa bột, lượng vitamin D thấp hay tiếp xúc với ngũ cốc trước 4 tháng t.uổi. Tuy nhiên, không yếu tố nào trong số những yếu tố này được chứng minh là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1;

T.iền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 rõ rệt, bao gồm:

Thừa cân;

Lối sống thụ động: Bạn càng ít vận động, nguy cơ mắc tiểu đường càng cao. Hoạt động thể chất là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường, hấp thụ glucose như năng lượng và làm cho tế bào nhạy cảm hơn với insulin;

T.iền sử gia đình: Nguy cơ tiểu đường tăng lên nếu cha, mẹ hoặc anh chị em của bạn đã mắc bệnh này;

Sắc tộc: Những người thuộc các chủng tộc nhất định như người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ và người Mỹ gốc Á sẽ có nguy cơ cao hơn, mặc dù lý do đưa ra vẫn còn chưa rõ ràng;

T.uổi tác: T.uổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Mặt khác, bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng gia tăng đáng kể ở t.rẻ e.m, thanh thiếu niên và người lớn t.uổi;

Đái tháo đường thai kỳ: Thời kỳ mang thai với sự thay đổi của nhiều yếu tố trên cơ thể người phụ nữ làm tăng nguy cơ mắc t.iền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2;

Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ;

Tăng huyết áp: Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2;

Mức cholesterol và triglyceride bất thường.

Đái tháo đường thai kỳ

Bất kỳ người phụ nữ mang thai nào cũng có thể bị tiểu đường thai kỳ, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ có thể bao gồm:

T.uổi tác: Phụ nữ trên 25 t.uổi có nguy cơ cao hơn;

Cân nặng: Thừa cân trước khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh;

T.iền sử gia đình hoặc bản thân: Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh nếu một trong các thành viên trong gia đình bị đái tháo đường tuýp 2. Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu đã bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước hoặc nếu bạn sinh con với cân nặng lớn;

Nếu có bất kỳ bất thường nào liên quan đến những yếu tố trên, bạn hãy trao đổi với chuyên gia y tế về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm xét nghiệm để kiểm tra.

Theo congthuong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *