Thời gian gần đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận nhiều trẻ từ hơn 1 tháng đến 6 tháng t.uổi bị ngộ độc chì nặng; có trẻ tiên lượng nặng nề, đe dọa đến chức năng sống…
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các gia đình dùng thuốc ‘đẹn’ để trẻ bớt quấy khóc, tăng cân, mau lớn.
Cháu N.T.D.L (4 tháng t.uổi, ở huyện Hưng Nguyên) bị ho, khò khè, chơi ít. Nghe lời người khác mách bảo, người nhà cháu đã mua thuốc “đẹn” gần nhà dạng viên nén và cho cháu dùng trong vòng 7 ngày.
Sau dùng thuốc, tình trạng của cháu N.T.D.L không những không cải thiện mà còn nặng nề hơn. Cháu bỏ bú, da xanh tái, nôn. Cháu được đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khi tình trạng đã nặng, co giật toàn thân nhiều lần, hôn mê.
Trẻ bị ngộ độc chì nặng do sử dụng thuốc “đẹn” đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: Hoàng Yến
Để cứu trị cho cháu, các bác sĩ đã phải đặt ống nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực, định lượng chì trong m.áu tăng cao 216 g/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 5 g/dL)… Hiện tại, sau gần 1 tuần điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, tình trạng sức khỏe của cháu vẫn rất nặng nề.
Tương tự là trường hợp cháu P.N.K.Đ (3 tháng t.uổi ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), nhập viện ngày 11/2. Gia đình thấy cháu quấy khóc nhiều, ít chơi nên đã mua thuốc “đẹn” về pha loãng cho uống.
Sau khi dùng thuốc, cháu P.N.K.Đ xuất hiện nhiều triệu chứng lạ: bỏ bú, da xanh tái, co giật toàn thân… Cháu được nhập viện và điều trị tại Khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc.
Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ thiếu m.áu nặng, men gan tăng cao, định lượng chì trong m.áu cho kết quả cháu bị nhiễm độc chì nặng 217,2 g/dL. Hiện tại, cháu vẫn đang được tiếp tục chăm sóc và điều trị tích cực.
Hình ảnh thuốc “đẹn” mà các gia đình mua cho trẻ uống gây ngộ độc chì. Ảnh: Hoàng Yến
Các bác sĩ khuyến cáo: Chì là chất rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, m.áu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch,…Khi vào cơ thể, chì có thể tích lũy lâu trong nội tạng, đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.
Các bậc phụ huynh hãy thật tỉnh táo và tin tưởng vào các phương pháp điều trị khoa học, có phác đồ chuẩn đã được y học chứng minh.
Phụ huynh tuyệt đối không nên nghe, làm theo những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tự ý dùng các loại thuốc – nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành để bảo vệ sức khỏe con trẻ./.
Người đàn ông ngất xỉu khi đang chạy vì sai lầm thường gặp
Đang tham gia giải chạy Maraton phong trào, người đàn ông 37 t.uổi bỗng ngất xỉu, khi đưa vào viện cấp cứu thì phát hiện bị suy thận cấp, cần lọc m.áu.
Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng kích thích, vật vã, mất nước khi đang tham gia một giải chạy phong trào.
Theo đó, bệnh nhân N.M.H (37 t.uổi, trú tại Hà Nội) đang chạy thì thấy chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu, được sơ cứu tại bệnh viện gần điểm chạy sau đó chuyển tới Bệnh viện E.
Tại đây, bệnh nhân H. có biểu hiện kích thích vật vã, được đ.ánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ anh bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức, theo dõi tình trạng tiêu cơ vân.
Xét nghiệm m.áu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp, tăng CK m.áu (một loại enzyme xúc tác phản ứng sinh hóa của cơ thể). Bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định điều trị tích cực, lọc m.áu. Hai tuần sau, tình trạng bệnh nhân cải thiện, có nước tiểu.
Bệnh nhân được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E. Ảnh BVCC
Bệnh nhân H. có t.iền sử khỏe mạnh, bản thân anh cũng thường xuyên luyện tập. Tuy nhiên, trước giải chạy ba ngày, bệnh nhân có bị sốt. Hết sốt, anh H. nghĩ mình đã khỏe nên tham gia giải chạy.
Các bác sĩ cho rằng đây là sai lầm của bệnh nhân và rất nhiều người đang mắc phải đã vô tình gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Phong, mỗi năm khoa Hồi sức tích cực và Chống độc đều tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Trường hợp như anh H. cũng không phải hiếm gặp.
“Bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong”, bác sĩ Phong chia sẻ.
Bác sĩ Phong cũng cho biết, thời gian gần đây có nhiều giải chạy phong trào với sự tham gia đông đảo, thậm chí hàng chục nghìn người.
Bác sĩ Phong cảnh báo chạy thể dục, thể thao tốt cho sức khỏe nhưng việc chạy cần phù hợp với sức khỏe của mình, không cố chạy gắng sức để đặt mục tiêu của bản thân mà quên đi thể lực hiện tại. Trước mỗi cuộc chạy, bạn cần chuẩn bị tập luyện thật kỹ càng, nâng dần dần độ khó.
“Khi tập thể lực, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu như khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ, người dân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ can thiệp”, bác sĩ Phong khuyến cáo.