Chữa buồn nôn khi say rượu

Không ít người sau khi uống rượu thường bị nôn ói, tuy nhiên nôn ói sau khi uống đồ uống có cồn có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, uống rượu là một trong những yếu tố có thể dẫn đến kích hoạt trung tâm kiểm soát buồn nôn, phản ứng buồn nôn sau khi say rượu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như:

Ngộ độc rượu: Ngộ độc rượu mức độ nhẹ có các biểu hiện như chậm đáp ứng, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường. Nặng hơn có thể gây mất định hướng hoặc bạo lực, thậm chí dẫn đến hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm…), giảm thân nhiệt, tụt huyết áp, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, hôn mê…

Dạ dày chậm tiêu hóa: Liệt dạ dày là một chứng bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Uống rượu sẽ làm giảm tốc độ của hoạt động tiêu hóa trong dạ dày. Quá trình tiêu hóa chậm, các protein lưu lại trong dạ dày sẽ lưu lại lâu trong cơ thể, gây ra các chất độc hại cho sức khỏe và có thể gây ra phản ứng nôn ói.

Xử trí buồn nôn khi uống rượu

Để tự chăm sóc hoặc chăm sóc người uống rượu, cần lưu ý những điều sau:

– Uống trà gừng để giúp giảm buồn nôn.

– Vì rượu làm cạn kiệt các dự trữ khoáng chất thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là kali và canxi nên người uống rượu cần bổ sung sự thiếu hụt các chất đó bằng cách ăn các thực phẩm giàu kali, canxi (chuối, khoai tây, rau xanh…)

– Uống nước ấm trước và sau khi nôn để làm dịu dạ dày, góp phần giải độc rượu trong cơ thể và đồng thời cũng giúp rượu được đào thải nhanh hơn qua đường tiểu…

– Nếu người uống rượu giữ chất lỏng trong dạ dày vài giờ mà không nôn ra và có cảm giác thèm ăn, hãy ăn một lượng nhỏ và ăn từ từ các thức ăn đơn giản, đồ ăn mềm như chuối, cháo hoặc bánh mì… Tránh xa các thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn có dầu mỡ và đồ ăn cay trong ít nhất một vài ngày sau đó.

– Khi các dấu hiệu buồn nôn không giảm và có xu hướng tăng nặng, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để tránh những nguy hiểm từ việc uống rượu như ngộ độc rượu, mất kiểm soát và hôn mê…

Tránh buồn nôn khi say rượu bằng cách nào?

Tránh uống rượu hoàn toàn là biện pháp phòng ngừa nôn khi say rượu tốt nhất và đồng thời cũng là biện pháp tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày vẫn có những lúc phải uống rượu bia, khi này để tránh buồn nôn khi say bạn có thể lưu ý một số điều sau:

Ăn nhẹ trước khi uống rượu: Tiêu thụ một số thực phẩm và đồ uống không cồn trước khi uống rượu sẽ giúp ích rất nhiều vì nó giúp làm giảm tác dụng của rượu bằng cách pha loãng nó.

Trong khi uống rượu: Nên uống ít nhất có thể và không nên pha trộn các loại đồ uống có cồn khác nhau hay uống đồ uống có cồn kèm với đồ uống có gas vì uống như vậy sẽ làm cho rượu dễ thẩm thấu vào m.áu và dễ dẫn đến nôn mửa.

Khi uống rượu, bia nên uống xen kẽ với việc uống nước lọc và ăn kèm những thức ăn khác để làm giảm tác hại của rượu bia khi đi vào cơ thể.

Sau khi uống: Dù có say tới mức nào, nên nhớ nằm nghỉ ngơi ở những nơi kín gió để tránh bị nhiễm lạnh và đừng quên uống nước để hạn chế tác hại của rượu.

Top 5 lời khuyên giúp bạn giữ gìn sức khỏe trong ngày Tết

Ngày Tết thường ăn uống và sinh hoạt thất thường. Do đó, trang bị một vài mẹo nhỏ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình trong những ngày Tết.

Không bỏ bữa

Việc thức khuya, dậy muộn và mải chơi trong ngày Tết là nguyên nhân khiến bạn bỏ những bữa ăn quan trọng trong ngày hoặc ăn dồn bữa, dẫn đến tình trạng cơ thể lúc quá no, lúc quá đói. Trong khi đó, việc nạp năng lượng đúng giờ cho cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa cũng như nguồn năng lượng dự trữ cho hoạt động của một ngày dài.

Cân bằng dinh trong bữa ăn

Nên bổ sung nhiều hoa quả, rau củ trong mâm cơm ngày Tết. Đồ họa: Hồng Nhật

Trong dịp Tết, các mâm cỗ thường được chuẩn bị các món ăn giàu đạm, tinh bột cũng như chất béo. Tuy nhiên, đây lại là những tác nhân dẫn đến tăng cân và cholesterol trong m.áu, đồng thời chúng còn có thể gây nên các bệnh lý về tim mạch. Do đó, bạn nên xây dựng thực đơn cân bằng giữa lượng rau và thịt để dễ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng nóng trong người và táo bón.

Trong bữa ăn, nên kiểm soát lượng thức ăn được đưa vào cơ thể. Bạn có thể thực hiện các mẹo như uống nước trước bữa ăn, nhai kỹ thức ăn, không ăn một món quá nhiều, tránh việc gắng ăn quá no,….

Hạn chế uống rượu bia và đồ uống có gas

Uống quá nhiều bia rượu cùng với các thực phẩm giàu đạm và chất béo trong các bữa ăn có thể dẫn đến không ít nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, gây hại cho hàng loạt cơ quan như não, dạ dày, gan, tim mạch… Bạn có thể uống rượu vang để khai vị nhằm kích thích tiêu hóa.

Nên uống nhiều nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc các chất cặn bã trong cơ thể. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, dễ gây kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống để tránh cảm giác cồn cào ruột. Đặc biệt, nên hạn chế uống rượu vào buổi tối.

Ngoài ra, nên hạn chế việc uống quá nhiều nước ngọt và đồ uống có gas. Bởi những đồ uống này vừa chứa các chất không có lợi cho sức khỏe vừa khiến bạn phải nạp một lượng đường lớn vào cơ thể.

Ăn nhẹ vào những ngày trước Tết

Trong những ngày Tết không thể tránh khỏi việc ăn quá nhiều. Do đó, bạn có thể giữ cho dạ dày của mình được nghỉ ngơi trong những ngày trước Tết bằng cách ăn uống điều độ, bổ sung nhiều rau xanh, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đạm. Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc, rèn luyện thân thể, chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đón Tết được trọn vẹn.

Tập thể dục hằng ngày

Tập thể dục hàng ngày giúp giữ gìn sức khỏe và tránh việc tăng cân trong ngày Tết. Đồ họa: Hồng Nhật

Lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong ngày Tết thường gấp nhiều lần so với ngày thường, do đó cơ thể rất cần thời gian để tiêu hao nguồn năng lượng này.

Nếu không thể duy trì việc tập thể dục đều đặn, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng trong những ngày Tết như đi bộ một vài phút buổi sáng, tập một số động tác Yoga giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *