Chữa đầy bụng chỉ trong ‘một nốt nhạc’ với những nguyên liệu này

Đầy bụng không những khiến bạn khó chịu mà nếu kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có dưới đây sẽ giúp bạn ‘đ.ánh bay’ đầy bụng trong giây lát.

Trị đầy bụng bằng gừng tươi

Theo đông y, gừng là một loại vị thuốc có tính nóng, có khả năng giữ ấm cơ thể, giải độc; từ lâu đã được sử dụng là bài thuốc trị các triệu chứng nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Sử dụng gừng để chữa đầy bụng là một phương pháp mang lại hiệu quả rất tích cực.

Sử dụng gừng để chữa đầy bụng là một phương pháp mang lại hiệu quả rất tích cực

Cách chữa đầy bụng bằng gừng tươi:

– Pha trà gừng với nước nóng: sử dụng 1 củ gừng tươi, gọt vỏ rồi thái sợi nhỏ. Pha với nước nóng như pha trà, có thể thêm mật ong để dễ sử dụng.

– Ăn sống: bạn có thể sử dụng luôn vài lát gừng tươi để nhai, ngậm nuốt dần đến khi giảm triệu chứng đầy bụng.

Trị đầy bụng bằng tỏi

Chắc hẳn có nhiều người trong chúng ta đã biết đến phương pháp này, nó được sử dụng khá phổ biến trong dân gian. Không chỉ là một loại gia vị nấu ăn hàng ngày, tỏi còn có tác dụng tốt để sử dụng chữa đầy bụng.

Trị đầy bụng bằng tỏi

Cách dùng tỏi để chữa đầy bụng như sau:

– Nướng một củ tỏi, bọc nó vào miếng băng gạc mỏng rồi đặt lên rốn. Sau vài phút bạn có thể xì hơi được, giúp giảm cảm giác đầy bụng do sự tiêu hóa thức ăn.

– Uống nước tỏi. Ngoài việc dùng tỏi nướng, bạn có thể giã nát tỏi sau đó cho thêm đường phèn, thêm 1 ít nước và khuấy đều. Nước tỏi đường phèn là một trong những loại thuốc dân gian trị đầy bụng rất tốt.

– Một ly rượu hoặc giấm ngâm tỏi, mật ong ngâm tỏi cũng là một sự lựa chọn cho bạn.

Trị đầy bụng bằng đu đủ

Trị đầy bụng bằng đu đủ

Đu đủ có chứa papain – là một enzym có công dụng phá vỡ, tiêu hóa protein. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa một cách nhanh chóng hơn, giảm cảm giác đầy bụng khó tiêu. Trong đu đủ xanh có hàm lượng papain nhiều hơn so với đu đủ chín. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hay các bệnh liên quan đến dạ dày thì không nên ăn đu đủ.

Trị đầy bụng bằng tía tô

Trị đầy bụng bằng tía tô

Tía tô cũng là một trong những cách trị đầy bụng dân gian vô cùng hiệu quả, cũng là một bài thuốc chữa đầy bụng trong đông y. Vì tía tô có vị cay, tính ấm, hậu mát; những đặc tính đó có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, từ đó giảm đầy bụng nhanh chóng.

Cách sử dụng:

– Uống nước tái tô xay: tía tô rửa sạch rồi xay nhuyễn, chắt lấy phần nước để uống, có thể thêm chút muối trắng hoặc chưng cách thủy để dễ uống hơn.

– Pha trà: bạn cũng có thể sử dụng lá và thân mềm của tía tô để hãm như trà để sử dụng, không chỉ có thể giảm đầy bụng mà còn tốt cho da.

– Ăn sống: rửa sạch một nắm lá tía tô, ăn kèm với cơm như rau cũng là một phương pháp dễ thực hiện nhất, mang lại hiệu quả.

Trị đầy bụng bằng nước chanh – mật ong

Trị đầy bụng bằng nước chanh – mật ong

Chanh mật ong là loại đồ uống có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Nước chanh mật ong giúp thanh lọc cơ thể, giảm độc tố, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Các dưỡng chất được hấp thụ nhiều hơn, chất thải được đào thải nhanh hơn, cảm giác đầy bụng khó tiêu sẽ giảm.

Ngoài công dụng trị đầy bụng, chanh mật ong còn được coi như thần dược trị nhiều bệnh khác, làm đẹp da, giúp da tươi trẻ.

Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại “diệt trừ” bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Tuy nhiên, mía là thức uống có vị ngọt cao nên khó phù hợp với tất cả mọi người.

Nhắc đến mùa hè là người ta nhắc đến nước mía, thứ nước uống ngọt ngào, thanh mát lại có tác dụng giải nhiệt ngay tức thì, lấy lại sự cân bằng cho cơ thể trong những ngày trời nắng oi bức.

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung mía vào thực đơn hàng tuần vì nhiều lý do:

– Mía nhiều chất xơ: Theo Boldsky, một cốc nước mía chứa khoảng 13g chất xơ, tương đương 52% lượng chất xơ hằng ngày mà cơ thể cần.

– Chống viêm: Nước mía có chứa các đặc tính kháng viêm, chính vì thế nó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm hiệu quả.

Nước mía có chứa các đặc tính kháng viêm.

– Tăng cường trao đổi chất: Nước mía có chứa các đặc tính giải độc có thể làm sạch các chất độc trong cơ thể và tăng cường sự trao đổi chất, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.

– Tăng cường năng lượng: Trong nước mía có chứa nhiều lượng đường tự nhiên, có tác dụng tăng cường năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là khi làm việc.

– Giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi ốm: Khi bị sốt, cơ thể bạn sẽ bị mất rất nhiều protein. Nước mía là lựa chọn tuyệt vời để bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt.

Nước mía rất tốt nhưng có 5 đối tượng sau đây không nên dùng

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Chủ trị: Tả lỵ, ăn uống kém, chữa ho lâu không khỏi.

Tuy nhiên, mía là thức uống có vị ngọt cao nên khó phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là một số nhóm người dưới đây:

1. Bệnh nhân tiểu đường

Theo lương y Sáng, nước mía là thức uống siêu ngọt, chứa khoảng 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

2. Khi đang sử dụng một số loại thuốc

Trong mía có chứa chất policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, chống đông m.áu thì không nên uống nước mía kẻo cản trở tác dụng của policosanol, khiến việc sử dụng nước mía không còn nhiều ý nghĩa.

3. Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía nhiều

Trong Đông y, nước mía có tính mát, hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.

4. Không uống khi muốn giảm cân

Trong nước mía có chứa tới 70% là đường, còn lại là chất béo, đạm… vì thế nếu bạn trong quá trình giảm cân thì cần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn kẻo mọi nỗ lực ăn kiêng, luyện tập không có ý nghĩa.

5. Bà bầu không nên dùng quá nhiều

Dù nước mía có thể làm giảm cảm giác ốm nghén ở phụ nữ mang thai nhưng lương y Sáng khuyến cáo bà bầu không nên uống quá nhiều vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy uống nước mía như thế nào là đúng?

Theo các chuyên gia, người khỏe mạnh cũng không nên uống nước mía quá nhiều vì dễ tăng cân, béo phì. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và tốt nhất nên sử dụng vào buổi chiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *