Rối loạn t.iền đình là một hội chứng gặp ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người trưởng thành.
Đặc biệt, rối loạn t.iền đình đang ngày càng trẻ hóa do những tác động của môi trường và lối sống.
Nguyên nhân gây rối loạn t.iền đình
Rối loạn t.iền đình là một hội chứng xuất phát từ sự tổn thương của một số bộ phận nằm ở phía sau ốc tai và bên trong não bộ, khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cơ thể không giữ được thăng bằng gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt,…
Bất kỳ nguyên nhân nào làm tổn thương đến hệ thống t.iền đình đều có thể gây ra tình trạng rối loạn t.iền đình, bao gồm:
Viêm dây thần kinh t.iền đình: Virus zona, quai bị có thể gây liệt dây thần kinh t.iền đình, dẫn đến chóng mặt đột ngột.
Hội chứng Meniere: Là chứng rối loạn thính lực do sự gia tăng lượng dịch và mất cân bằng ion nội mô gây ra tình trạng ù tai kéo dài, chóng mặt và nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Dị dạng tai trong và chấn thương vùng trong tai.
Bệnh rối loạn tuần hoàn não, thiếu m.áu.
U dây thần kinh số 8.
Một số bệnh lý khác như: Nhồi m.áu tiểu não, xơ cứng rải rác, nhức đầu Migraine, bệnh parkinson…
Các dạng rối loạn t.iền đình và triệu chứng
Rối loạn t.iền đình được chia thành 2 dạng với những biểu hiện đặc trưng khác nhau:
Rối loạn t.iền đình ngoại biên
Đây là dạng phổ biến chiếm 90 – 95%, thường do tổn thương hệ thống t.iền đình ở vùng tai trong. Dấu hiệu đặc trưng là: Đau đầu, chóng mặt thoáng qua khi xoay lắc đầu, thay đồi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng. Một số ít trường hợp chóng mặt kéo dài không thể đứng vững hoặc di chuyển.
Rối loạn t.iền đình trung ương
Dạng bệnh này ít gặp hơn, nguyên nhân là do tổn thương nhân t.iền đình ở thân não và tiểu não liên quan đến tình trạng tai biến, viêm, u não,…
Triệu chứng thường rất rầm rộ, người bệnh đi đứng khó khăn, có thể xuất hiện nôn ói. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn t.iền đình thường kèm theo một số triệu chứng khác như:
Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi, nhạy cảm quá mức với ánh sáng;
Ù tai, xuất hiện tiếng ồn lạ trong tai, dễ bị chấn động bởi tiếng ồn quá mức;
Rối loạn nhận thức, tâm lý: Tập trung kém, hay quên, lẫn lộn.
Rối loạn t.iền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa.
Hệ lụy khi mắc rối loạn loạn t.iền đình
Triệu chứng rối loạn t.iền đình lặp lại trong thời gian dài gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Gia tăng nguy cơ trầm cảm: Tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt kéo dài gây suy giảm sức khỏe, lâu ngày nảy sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi, lạc lõng.
Té ngã, chấn thương: Những cơn đau đầu, choáng váng đột ngột xảy ra khi mới ngủ dậy, đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm cho cả bản thân người bệnh và những người xung quanh.
Nguy cơ tai biến, đột quỵ: Rối loạn t.iền đình có liên quan đến tuần hoàn m.áu kém thì nguy cơ đột quỵ gây đe dọa tính mạng thường cao hơn.
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh rối loạn t.iền đình. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị té ngã chấn thương nguy hiểm, thậm chí nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn t.iền đình càng sớm càng tốt.
Cần làm gì khi bị rối loạn t.iền đình?
Bệnh rối loạn t.iền đình có thể chữa khỏi nhưng lại dễ tái phát nên cần kết hợp nhiều phương pháp. Tùy vào từng loại bệnh, mức độ triệu chứng mà thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng và thường áp dụng những phương pháp sau:
Hiện nay, điều trị chủ yếu là điều trị bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc). Trong trường hợp nội khoa không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật t.iền đình (điều trị bằng ngoại khoa) trong trường hợp cần thiết.
Các thuốc có thể dùng là thuốc cải thiện tuần hoàn não, thuốc kháng histamin, thuốc ức chế t.iền đình, thuốc chống nôn giúp giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn…
Thuốc giảm đau nếu đau kéo dài. T.huốc a.n t.hần khi căng thẳng quá mức, rối loạn cảm xúc. Thuốc chống viêm, kháng sinh khi có n.hiễm t.rùng ốc tai… Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Một số phương pháp như: Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn t.iền đình.
Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu folate, vitamin D, vitamin B6 từ ngũ cốc, các loại đậu (đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen), đậu bắp, măng tây, đậu phộng, hướng dương, hạnh nhân, cá, trứng, sữa…
Ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua, dâu tây, bông cải xanh, cải xoăn… Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày.
Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á. Cắt giảm lượng chất béo từ mỡ động vật và những đồ ăn chế biến sẵn. Mát xa nhẹ nhàng vùng sau gáy, đỉnh đầu, trán hốc mắt trước khi đi ngủ 10 phút.
Hàng ngày có thể ngâm chân bằng nước gừng ấm 20 – 30 phút giúp cải thiện lưu thông m.áu. Tránh thay đổi tư thế đột ngột và không ngồi quá lâu một tư thế. Kê gối cao vừa phải phải khi ngủ. Tập thể thao đều đặn tối thiểu 15 – 20 phút/ngày như yoga, đi bộ, chạy bộ.
Việc áp dụng các bài tập điều trị và phục hồi chức năng t.iền đình, bài tập tăng cường sự phối hợp của mắt, đầu và toàn thân để cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
Tóm lại: Rối loạn chức năng t.iền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều trị giời leo (zona thần kinh)
Đau đớn và nóng rát là những triệu chứng chính của bệnh giời leo (zona thần kinh). Vậy bệnh giời leo điều trị như thế nào?
Giời leo (Zona thần kinh) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus varicella zoster (VZV) tiềm ẩn trong cơ thể tái phát. Người có sức đề kháng kém bị nhiễm VZV lần đầu, biểu hiện lâm sàng là thủy đậu. Sau đó, virus ẩn nấp trong các tế bào thần kinh của hạch rễ lưng tủy sống, dưới sự kích thích của nhiều tác nhân khác nhau, sẽ được kích hoạt trở lại, gây phát ban và viêm dây thần kinh.
Triệu chứng chính của bệnh là các đám mụn nước, phân bố thành từng đám dọc theo một bên của dây thần kinh ngoại biên. Ngoài tổn thương da, bệnh nhân thường kèm theo đau dây thần kinh. Một số bệnh nhân có thể thấy ngứa ran, rát và các bất thường về cảm giác và thậm chí đau dữ dội.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh bao gồm: T.uổi cao, suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống, điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch lâu dài… Làm việc quá sức, căng thẳng tinh thần cao cũng là những nguyên nhân phổ biến.
Zona thần kinh gây tổn thương da và đau dữ dội.
1. Nguyên tắc điều trị zona thần kinh
– Nguyên tắc điều trị chung là nghỉ ngơi, bảo vệ tổn thương da, tránh ma sát và kích thích bên ngoài, tránh tiếp xúc với t.rẻ e.m và phụ nữ mang thai có sức đề kháng thấp.
– Nguyên tắc điều trị toàn thân: Sử dụng thuốc kháng virus, giảm đau, chống viêm, rút ngắn thời gian diễn biến của bệnh, bảo vệ tại chỗ và ngăn ngừa n.hiễm t.rùng thứ cấp.
2. Các thuốc điều trị bệnh zona thần kinh
Khi được chẩn đoán mắc bệnh, người bệnh cần áp dụng điều trị bằng thuốc sớm và hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng, thuyên giảm tình trạng, hạn chế xảy ra biến chứng.
2.1 Điều trị nguyên nhân: Thuốc kháng virus
Các thuốc kháng virus phổ biến là acyclovir, valacyclovir và famciclovir…
– Tác dụng: Thuốc kháng virus đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương da và làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian của bệnh. Bệnh nhân nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus trong vòng 72 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng để có thể tối đa hóa tác dụng của thuốc. Quá trình điều trị sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc cho đến khi vết thương đóng vảy.
– Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi… Trường hợp nặng có thể bao gồm Lú lẫn, co giật, hôn mê, ảo giác, đau cơ…
– Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người bệnh thận hoặc t.iền sử bệnh thận, cần thông báo với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
2.2 Điều trị triệu chứng: Thuốc giảm đau
Do là tình trạng viêm cấp tính của rễ thần kinh ngoại biên do virus gây ra nên đau dây thần kinh là một trong những triệu chứng lâm sàng chính của bệnh. Cơn đau có thể xuất hiện trước hoặc cùng với phát ban, càng lớn t.uổi thì cơn đau càng dữ dội.
Để đối phó với triệu chứng đau, nên dùng thuốc giảm đau và giảm tổn thương dây thần kinh. Trường hợp mức độ đau nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen. Trong trường hợp đau nặng có thể dùng thuốc giảm đau tác dụng mạnh opioid như oxycodone, hydrocodone.
Lưu ý, các thuốc giảm đau opioid có thể gây nghiện, nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn.
– Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau là rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ợ chua thậm chí là loét tiêu hóa; tổn thương gan, thận; buồn ngủ, gây nghiện…
– Chống chỉ định: Người đang bị loét dạ dày tiến triển, suy gan, suy thận, người dị ứng với một trong các thành phần của thuốc thì không được dùng. Phụ nữ mang thai cần thông báo với bác sĩ.
Thuốc giảm đau nên được sử dụng sớm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ khi bùng phát có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc biến chứng đau thần kinh sau zona (là một trong những di chứng chính của bệnh, nhưng đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh).
Nguyên tắc điều trị toàn thân là sử dụng thuốc kháng virus, giảm đau, chống viêm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
2.3 Các thuốc khác
Đối với chứng đau thần kinh sau zona, có thể cần kết hợp thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline) hoặc thuốc chống co giật (như gabapentin, pregabalin). Nếu mụn nước của bệnh nhân loét và gây n.hiễm t.rùng, sẽ sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.
3. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị zona thần kinh
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị zona thần kinh, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cần lưu ý:
– Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng và liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào.
– Liều lượng: Sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc dừng sử dụng thuốc trừ khi được khuyến nghị của bác sĩ.
– Thời gian sử dụng: Uống thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày và trong thời gian đã được chỉ định. Đừng bỏ sót bất kỳ liều nào.
– Tác dụng phụ: Theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc và báo cáo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện nào không bình thường.
– Tương tác thuốc: Thảo luận với bác sĩ về bất kỳ tương tác nào giữa thuốc điều trị bệnh và các loại thuốc hoặc thực phẩm khác đang sử dụng.
– Thực hiện các biện pháp bổ trợ: Ngoài việc sử dụng thuốc, cũng nên tuân thủ các biện pháp bổ trợ như tăng cường chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, duy trì vệ sinh cá nhân và vùng da bị tổn thương sạch sẽ, khô ráo. Thực hiện tiêm phòng vaccine để phòng ngừa bệnh.