Chữa uốn ván, người đàn ông được phát hiện bệnh khó nói

Nam bệnh nhân gặp vấn đề khó nói liên quan tiểu tiện, tình trạng kéo dài song ông ngại không đi khám và điều trị.

Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nam 89 t.uổi, trú tại Hà Nam.

Bác sĩ Trần Duy Hiến, khoa Ngoại Sản, cho biết bệnh nhân được chuyển tới từ bệnh viện tuyến dưới ngày 28/11 để điều trị bệnh uốn ván. Lúc này, ông đã được đặt sonde tiểu nhằm lưu thông nước tiểu từ bàng quang ra ngoài và tiện theo dõi chức năng thận.

Trong hơn một tháng điều trị uốn ván, bác sĩ phát hiện bệnh nhân thường xuyên bị bí tiểu. Người này bị bí đái hoàn toàn mỗi lần rút sonde tiểu nên được chuyển tới khoa Ngoại sản tìm nguyên nhân.

Bệnh nhân được phát hiện phì đại tuyến t.iền liệt sau khi điều trị uốn ván. Ảnh: Văn Phong.

Ban đầu, các bác sĩ nghĩ việc phải đặt sonde tiểu kéo dài khi điều trị uốn ván gây phù nề đường tiểu, tạo điều kiện nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về t.iền sử, các bác sĩ được người nhà cho biết bệnh nhân đã có biểu hiện rối loạn tiểu tiện trước đó như tiểu khó, tiểu dắt, thường xuyên tiểu đêm.

Ngoài ra, ông thường xuyên có cảm giác tiểu không hết, không thoải mái kéo dài nhiều năm nhưng ngại đi khám. Do đó, các bác sĩ chẩn đoán vấn đề nằm ở tuyến t.iền liệt và chỉ định phẫu thuật nội soi.

Bác sĩ Hiến cho biết: “Người bệnh cần phẫu thuật ngay do tình trạng tiểu khó, tiểu không hết đã kéo dài nhiều năm khiến chức năng của bàng quang bị suy giảm nặng, gây viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và khiến bệnh nhân bí tiểu hoàn toàn”.

Trong phẫu thuật, bác sĩ phát hiện tuyến t.iền liệt của người bệnh phì đại nhiều trong đường tiểu, bàng quang nhiều cầu cơ, cột cơ. Đây là nguyên nhân chính gây ra vấn đề của bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, tiểu tiện tốt. Hôm nay (15/1), ông sẽ được ra viện.

Theo bác sĩ Hiến, người bệnh điều trị muộn chủ yếu do tâm lý ngại đi khám và chưa đủ hiểu biết về bệnh. Dù tình trạng bí tiểu được cải thiện, bàng quang của người bệnh sẽ không thể hồi phục như trước.

Vì vậy, bác sĩ này khuyến cáo mọi người nâng cao kiến thức về vấn đề t.iền liệt tuyến cũng như các bệnh tiết niệu. Khi có rối loạn liên quan tiểu tiện, bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa sớm để được điều trị kịp thời.

Hành hoa làm thuốc

Hành hoa là gia vị không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Củ hành muối là món ăn đặc sản trong những ngày Tết. Tuy nhiên ít người biết, hành hoa còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và là vị thuốc dân gian trị nhiều bệnh.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân hành – Herba Allii fisculosii hay Bulbus Allii fisculosii. Thân hành có tinh dầu, chủ yếu là alilicin và các hợp chất diallyldisulfit khác; chất nhầy; saponin, acid béo, đường và vitamin B 1 , B 2 , C…

Theo Đông y, thông bạch có vị cay, tính ôn; vào kinh phế và vị. Tác dụng phát tán giải biểu, khu phong tán hàn, ôn trung hồi dương cứu nghịch, điều vị giải độc. Trị cảm mạo phong hàn, sợ gió sợ rét không có mồ hôi; các chứng lý hàn ngoại nhiệt, tay chân lạnh cứng, trụy mạch, tiêu chảy; đau quặn bụng do giun sán, bí tiểu cấp; giải độc do ăn cua cá. Ngày dùng 5-40g cho vào thực phẩm; dùng tươi.

Bài thuốc có hành

Tán hàn, giải biểu: thông bạch 12g, đậu xị 12g. Sắc uống. Trị cảm mạo phong hàn mới mắc và nhẹ.

Hoạt huyết, thông dương: thông bạch 40g, can khương 12g, phụ tử 12g. Sắc uống. Trị đi tả cấp tính, chân tay lạnh, mạch nhỏ.

Trị giun, giảm đau: thông bạch 40g, dầu lạc hay dầu gai hoặc ôliu 40g. Thông bạch nghiền và ép lấy nước, trộn đều với dầu để uống. Hoặc uống thông bạch trước uống dầu sau, hoặc ngược lại đều được. Trị giun đũa làm tắc đường mật hoặc ruột bị tắc cứng do giun.

Củ hành muối tác dụng tiêu thực, ôn trung, giải uất.

Món ăn thuốc có hành hoa

Món ăn cho bệnh nhân ngoại cảm phong hàn, đau bụng nôn ói…: Cháo hành giải cảm: hành sống 1-3 củ; gừng tươi 3 lát. Giã nát cho vào bát tô, đổ cháo trắng đang sôi vào, khuấy đều, thêm đường, muối tùy ý. Ăn nóng.

Món ăn cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong: Thông tiêu ẩm: hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g. Giã nát, hãm nước sôi, uống.

Món ăn cho người bị cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực không có mồ hôi, sợ gió sợ lạnh kèm theo đau bụng buồn nôn, tiêu chảy: Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g, rượu nhạt (hoàng tửu) 30ml. Hành đem rửa sạch thái lát, gừng đ.ập giập. Cả 3 vị thuốc cho vào nồi, thêm 500ml nước, đun sôi, cho tiếp rượu vào, khuấy đều, gạn lấy nước thuốc. Uống nóng làm vã mồ hôi.

Món ăn cho người suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể sau chữa bệnh lâu ngày, mất ngủ, đau nhức gân xương: Thông táo thang: đại táo 20 quả, củ hành có rễ và lá 7 củ. Đại táo rửa sạch ngâm mềm, cho thêm 1 bát nước đun nhỏ lửa 20 phút, cho tiếp hành đã rửa sạch thái lát, tiếp tục đun 10 phút, để nguội. Ăn táo và uống nước.

Món ăn cho người bị kinh động do sấm chớp, đụng tàu xe, đổ đất đá, tuy không gây chấn thương nhưng gây đau tức vùng ngực lưng: Canh mướp hành củ cải: cải củ 150g, mướp 100g, hành 10g. Cải củ và mướp gọt vỏ thái miếng, nấu với nước lượng thích hợp, trước khi bắc ra cho hành thái lát và gia vị mắm muối.

Hành muối: có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc. Tác dụng phát tán giải cảm, ôn trung, thông dương, hoạt huyết, giải được chứng uất do bên ngoài gây nên. Khi lên men làm mất vị cay, loại bỏ tính phát tán mà giữ lại tính tiêu thực, ôn trung, giải uất, rất hợp khi ăn với thịt mỡ hay thịt quay trong mùa lạnh.

Kiêng kỵ: Người biểu hư đa hãn (ra mồ hôi nhiều), âm hư nội nhiệt, viêm kết mạc kiêng dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *