Chữa xẹp đốt sống chỉ mất 45 phút, không đau, ít biến chứng

Nếu trước kia, các bệnh nhân bị xẹp, vỡ đốt sống phải trải qua một ca phẫu thuật lớn, chi phí đắt đỏ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thì bây giờ, với phương pháp bơm xi măng sinh học, toàn bộ thủ thuật chỉ diễn ra trong khoảng 45 phút, ít xâm lấn, hiệu quả hơn.

Kết thúc thủ thuật 30 phút, bệnh nhân có thể ngồi dậy

Trước khi phẫu thuật, cụ ông Lê H.Đ. không thể đi lại được, các bác sĩ và người nhà phải khiêng ông tới bàn phẫu thuật.

Ông Lê H.Đ. (89 t.uổi, Hà Nội) vừa được các bác sĩ của Bệnh viện Hữu Nghị sử dụng phương pháp bơm xi măng sinh học để điều trị xẹp và vỡ lún đốt sống D12.

Sau thủ thuật chừng 30 phút, ông thử ngồi dậy dưới sự giúp đỡ của các con trai và bác sĩ có mặt tại phòng can thiệp. Dù vẫn còn tâm lý sợ đau, song ông Đ. đã có thể ngồi thẳng lưng.

Bác sĩ Trịnh Tú Tâm – Trưởng Đơn vị Điện quang can thiệp và Điều trị đau, Bệnh viện Hữu Nghị, chia sẻ: “Ông Đ. có thể ngồi vững vàng mà gương mặt không nhăn nhó, không cảm thấy khó chịu, như vậy chúng tôi đã thành công”.

Ông Đ. là một trong khoảng 500 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp bơm xi măng sinh học tại Bệnh viện Hữu Nghị, đạt được kết quả điều trị tốt.

Bác sĩ Trịnh Tú Tâm và người thân của ông Đ. kiểm tra tình trạng sức khỏe của ông sau khi phẫu thuật bơm xi măng sinh học.

Song, với ông Đ., phương pháp điều trị còn có ý nghĩa rất đặc biệt: Ông không còn phải nằm bất động trên giường bệnh; không còn phải phụ thuộc vào người nhà mới có thể vận động, sinh hoạt; giảm các biến chứng do phải nằm lâu như viêm phổi, tắc tĩnh mạch sâu, loét vùng tì đè…; tránh được một ca phẫu thuật lớn có khả năng vượt quá sức chịu đựng của người ở vào độ t.uổi “gần đất, xa trời”.

Không đau, rất ít biến chứng

Bơm xi măng sinh học để điều trị xẹp đốt sống không phải là phương pháp mới, mà đã được áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị 5 năm nay.

Theo bác sĩ Trịnh Tú Tâm, các bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này với thời gian tiến hành thủ thuật khoảng 45 phút, sau đó có thể ngồi dậy và đi lại bình thường chỉ sau vài giờ, được xuất viện sau thủ thuật từ 1 đến 2 ngày.

Bác sĩ Trịnh Tú Tâm thực hiện bơm xi măng sinh học cho bệnh nhân Đ.

Không chỉ có thời gian làm thủ thuật và nằm viện ngắn, phương pháp này còn giúp đảm bảo an toàn người bệnh vì đây là phương pháp can thiệp tối thiểu với vết chọc kim nhỏ hơn 5mm trên da, bệnh nhân không đau, giúp làm bền vững thân đốt sống, không cần gây mê, mà chỉ cần gây tê tại chỗ, không mất m.áu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh được nguy cơ gù, trượt đốt sống sau khi điều trị.

“Bên cạnh đó, việc bơm xi măng sinh học vào thân đốt sống vừa có tác dụng gắn lại các chỗ gãy xương siêu nhỏ, vừa làm cho thân đốt sống trở nên ổn định, vững chắc, làm giảm sức nén cơ học và tăng sức chịu đựng cho thân đốt sống, giúp cho bệnh nhân giảm đau và phục hồi ổn định cột sống” – Bác sĩ Trịnh Tú Tâm chia sẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Trịnh Tú Tâm đ.ánh giá, phương pháp bơm xi măng sinh học rất tiên tiến, đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp mổ mở điều trị xẹp đốt sống từng được áp dụng.

Ảnh chụp cắt lớp vi tính đốt sống được bơm xi măng sinh học.

“Phương pháp cũ phải sử dụng tới nẹp vít, thời gian phẫu thuật lâu, gây xâm lấn nhiều, mất nhiều thời gian, dễ gây tai biến và chỉ điều trị cho những trường hợp bị xẹp đốt sống. Đối với các bệnh nhân bị loãng xương, họ sẽ phải sống chung với đau đớn suốt phần đời còn lại. Nếu bệnh nhân vừa xẹp đốt sống do chấn thương, vừa bị loãng xương, xương bệnh nhân giòn, dễ vỡ thì không có cách phẫu thuật nào hiệu quả” – Bác sĩ Trịnh Tú Tâm cho biết.

Được bảo hiểm y tế thanh toán

Theo bác sĩ Trịnh Tú Tâm, phương pháp điều trị tiên tiến này được chỉ định cho những bệnh nhân bị vỡ lún thân sống do loãng xương gây đau nhiều; vỡ lún thân sống do chấn thương nhưng không có chỉ định phẫu thuật làm vững cột sống; và một số ít trường hợp hủy thân sống do u di căn, u m.áu tiến triển.

Sau khi phẫu thuật 30 phút, cụ ông Lê H.Đ đã có thể ngồi thẳng lưng.

Chi phí để bơm xi măng sinh học có nhiều mức khác nhau, phụ thuộc vào các loại xi măng và nhà sản xuất.

“Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, chúng tôi dùng loại xi măng giá thành khoảng hơn 20 triệu đồng, với chất lượng đảm bảo và quan trọng là có thể giúp đa số người bệnh phục hồi rất tốt sau thủ thuật” – Bác sĩ Trịnh Tú Tâm nói.

Mặc dù chi phí để bơm xi măng sinh học điều trị xẹp cột sống không rẻ, song, các bệnh nhân có chỉ định điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán khi chuyển tuyến hợp lệ, giúp các bệnh nhân năng lực tài chính có hạn tiếp cận được phương pháp chữa bệnh tiên tiến, hiệu quả mà không phải tốn kém.

Theo viettimes

Trải nghiệm dịu êm, bất ngờ của sản phụ sinh con tại BV Từ Dũ

Nghe những bản nhạc hòa tấu, sản phụ sẽ được thư giãn, không còn chịu áp lực bởi tiếng loảng xoảng của dụng cụ phẫu thuật hay tiếng tít tít từ máy móc

Từ 3 ngày nay, sản phụ sinh con tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) có những trải nghiệm mới: Nghe nhạc trong lúc gây tê mổ lấy thai.

BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ – cho biết khi nghe những bản nhạc hòa tấu, sản phụ sẽ được thư giãn, không còn chịu áp lực bởi tiếng loảng xoảng của dụng cụ phẫu thuật hay tiếng tít tít từ máy móc. Chính điều này cũng khiến các sản phụ rất bất ngờ.

Không ít sản phụ khi bước vào cuộc mổ rất lo sợ, dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp, tăng nhịp tim… các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ đã cho sản phụ được thư giãn bằng các bản nhạc hoà tấu.

Được nghe nhạc khi sinh mổ là trải nghiệm bất ngờ với nhiều sản phụ ở Bệnh viện Từ Dũ.

Ngay khi mổ bắt con ra khỏi bụng mẹ, lúc này các bác sĩ sẽ tháo tai nghe ra để mẹ nghe tiếng con khóc chào đời, biết con khỏe mạnh. Sau đó, khi sản phụ được ôm con trong tâm thế da kề da, những bản nhạc hòa tấu tiếp tục được ngân nga để mẹ an tâm qua hết cuộc mổ.

Bệnh viện Từ Dũ cho biết mô hình này bắt đầu từ 4/11, vừa triển khai vừa thăm dò cảm xúc, đ.ánh giá của sản phụ khi vừa được mổ, vừa nghe nhạc. Thời gian tới đây, “nghe nhạc trong khi được mổ” sẽ được áp dụng rộng rãi hơn.

Các bác sĩ lắp tai nghe cho sản phụ khi đang mổ

Hiện nay đã có 5 phòng mổ được trang bị tai nghe cho sản phụ khi phẫu thuật. Dự kiến sẽ có 15 tai nghe được trang bị. Sản phụ được tư vấn về việc sử dụng tai nghe nhạc khi mổ gây tê với các ích lợi của nó.

Việc cho bệnh nhân được nghe nhạc, thậm chí hát vang trong những ca mổ quan trọng từng được Bệnh viện Việt Đức áp dụng năm 2019, trong phương pháp “mổ thức tỉnh”.

Tháng 3/2019, bệnh nhân tên Cao Quang Cảnh bị u thân não phải mổ ở Bệnh viện này là một trong những người đầu tiên có thể “hát vang” khi đang được bác sĩ mổ. Ông hát bài “Quảng Bình quê ta ơi” – bài hát quen thuộc của quê ông.

“Tôi cảm nhận hoàn toàn bác sĩ đang mổ trên vùng đầu, trong bối cảnh như thế, tôi nghe rõ giọng hát của mình, tôi biết các chức năng não được bảo tồn, không bị ảnh hưởng vào dây thần kinh ngôn ngữ, vận động”, ông Cảnh chia sẻ.

Tại Việt Nam, “Mang âm nhạc đến bệnh viện” là chương trình nổi tiếng đối với các bệnh nhân ở các bệnh viện lớn. Họ chia sẻ, âm nhạc giúp họ thoải mái hơn, yêu đời hơn và có thêm sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật.

Một nghiên cứu tại trường Đại học Drexel ở Philadelphia cho thấy, các liệu pháp chữa trị bằng âm nhạc có tác dụng tốt hơn các biện pháp thông thường với các bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, các nghiên khác cũng chứng minh rằng, âm nhạc như một liều thuốc giảm đau với các bệnh nhân hồi sức cấp cứu và bệnh nhân lớn t.uổi.

Còn một công trình nghiên cứu được tạp chí y khoa The Lancet của Anh đăng ngày 12/8/2015 cho biết: Nghe nhạc trước, trong và sau khi giải phẫu có tác động rất tốt lên bệnh nhân, giảm bớt nỗi lo âu và cơn đau, đồng thời giúp họ chóng bình phục.

Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu Anh tổng hợp 72 kết quả/7.000 người bệnh.

Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng các bệnh nhân nghe nhạc khi được giải phẫu bớt lo âu hơn, ít bị đau hơn sau khi mổ và dùng ít thuốc giảm đau hơn là những bệnh nhân không được nghe nhạc. Các bệnh nhân được nghe nhạc cũng tỏ vẻ hài lòng hơn về kết quả giải phẫu.

Các nhà khoa học cho biết những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật được gợi ý có thể lựa chọn thể loại âm nhạc họ muốn nghe trong quá trình điều trị. Và khi bệnh nhân được lựa chọn âm nhạc của riêng mình, họ cũng cảm thấy sự đau đớn được giảm nhẹ chút ít.

Quỳnh An

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *